Bà Bầu Đau Đầu Có Được Dán Cao Không? Ý Kiến Của Chuyên Gia

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
4.5/5 - (2 bình chọn)

Thời kỳ mang thai là giai đoạn phụ nữ thường gặp rất nhiều các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong đó, đau đầu là một trong những tình trạng phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Do vậy, nhiều chị em thắc mắc “bà bầu đau đầu có được dán cao không?”. Cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia thông qua bài viết sau đây.

Lý giải: Bà bầu có được dùng cao dán đau đầu không?

Đau đầu là một biểu hiện sinh lý thường gặp. Phụ nữ có thai cũng nằm trong số này và đôi khi còn mắc phải chứng đau đầu nặng nề hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, trong thai kỳ, chị em cần thận trọng nhiều trong việc dùng thuốc và các biện pháp điều trị.

Thông thường, thai phụ sẽ không được chỉ định sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau hay điều trị bệnh đau đầu. Bởi các lo ngại các thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chính vì vậy mà nhiều chị em chọn cách sử dụng cao dán.

Từ đây, vấn đề bà bầu có được dùng cao dán đau đầu không cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, trưởng khoa Khám bệnh – BV Phụ sản Hùng Vương TP.HCM: “Các loại cao dán như Salonpas có tác dụng giảm đau tại chỗ, đau đâu dán đó, không ảnh hưởng gì đến em bé”. Vì thế, mẹ bầu có thể dán cao nếu muốn cải thiện tình trạng đau đầu, nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng.

Trong thời kỳ mang thai, muốn sử dụng bất kỳ biện pháp giảm đau chị em cũng nên thận trọng
Trong thời kỳ mang thai, muốn sử dụng bất kỳ biện pháp giảm đau chị em cũng nên thận trọng

Thành phần của các miếng dán giảm đau thường được chiết xuất từ bạc hà, khuynh diệp, có công dụng gây tê tại chỗ và còn có thể làm nóng vùng da tiếp xúc. Vì vậy, việc sử dụng miếng dán giảm đau khi đang mang thai chỉ an toàn khi sử dụng ở một phần nhỏ trên cơ thể.

Bằng cách này, miếng dán có thể giúp chị em giảm đau đầu mà không làm tăng nhiệt độ cơ thể, bởi vậy không ảnh hưởng vì nếu cơ thể tăng nhiệt độ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Gợi ý thêm các biện pháp giảm đau đầu không dùng thuốc cho bà bầu

Đau đầu thai kỳ thường kéo dài trong nhiều giờ hoặc tái phát nhiều lần. Do vậy, bên cạnh việc sử các miếng dán giảm đau, chị em có thể trị bằng mẹo dân gian. Đây là cách chữa đơn giản, hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu và rất an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Trường hợp bà bầu bị đau đầu do những vấn đề về xoang thì có thể áp dụng cách chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh khi đó sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức đầu và các triệu chứng xoang.

Cách thực hiện như sau:

  • Gói vài viên đá trong một chiếc khăn mỏng rồi đặt lên đầu khoảng 10 – 15 phút.
  • Chú ý không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên vùng da đầu vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để giảm đau nhức đầu. Hơi nóng sẽ giúp giãn các cơ bắp, khi bị đau đầu do căng thẳng thì phương pháp này rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Lấy túi chườm nóng đặt sau gáy khoảng 15 phút thì triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách giảm đau đầu thai kỳ bằng túi gạo ấm

Để cải thiện tình trạng đau đầu, chị em cũng có thể áp dụng cách dùng túi gạo ấm để chườm và massage.

Sử dụng cách dùng túi gạo ấm để chườm là biện pháp giảm đau an toàn
Sử dụng cách dùng túi gạo ấm để chườm là biện pháp giảm đau an toàn

Cách thực hiện như sau:

Với phác đồ kết hợp bài bản, chuyên sâu từ xoa bóp, bấm huyệt - châm cứu - cứu ngải, đội ngũ bác sĩ giỏi tại Đông Phương Y Pháp đã chữa khỏi liệt dây thần kinh số 7 cho bn chỉ sau 20 ngày
  • Lấy một túi vải đựng gạo, cho vào trong lò vi sóng đến khi ấm lên. Hoặc có thể rang nóng gạo trên chảo và cho vào túi chườm.
  • Sau đó sử dụng túi gạo để massage vùng cổ sẽ làm giãn các cơ bắp và giúp gia tăng lượng máu lưu thông lên não.

Mỗi ngày chị em nên thực hiện cách chườm túi gạo này từ 1 – 2 lần, nhất là trước khi ngủ để giảm thiểu tình trạng đau đầu và cải thiện giấc ngủ để có thể ngủ ngon hơn.

Uống trà gừng

Các thành phần hoạt chất có trong củ gừng có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm các cơn đau nhức đầu hiệu quả cao. Do vậy, khi sử dụng trà gừng giúp mạch máu được giãn đều, giảm tình trạng đau đầu thai kỳ.

Bên cạnh đó, khi sử dụng trà gừng thường xuyên còn giúp bà bầu phòng tránh mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ,…

Cách thực hiện như sau:

  • Thái vài lát gừng, cho vào ấm đun cùng nước và thêm 2 thìa cà phê đường nâu, nấu trong khoảng 5 phút.
  • Lọc lấy nước trà và uống khi còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, chị em không nên uống nhiều gừng vì có thể gây ợ nóng, kích ứng trong miệng và tiêu chảy.

Bà bầu đau đầu có dán được cao dán không? Giải pháp xông hơi thay thế

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại dược liệu để xông hơi có tác dụng giảm đau đầu khá hiệu quả. Các loại tinh dầu trong thảo dược giúp cơ thể thai phụ thư giãn, từ đó giảm đau nhức đầu hiệu quả.

Xông hơi giúp khắc phục tình trạng đau đầu do cảm cúm, <a class=
viêm xoang, thay đổi thời tiết,…” width=”768″ height=”511″ /> Xông hơi giúp khắc phục tình trạng đau đầu do cảm cúm, viêm xoang, thay đổi thời tiết,…

Cách chữa đau đầu dân gian bằng cách xông hơi thảo dược được thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm các loại lá như lá bưởi, sả, chanh, hương nhu,…
  • Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước lá mới đun để xông hơi bằng cách dùng chăn trùm kín người.

Chị em nên thực hiện xông khoảng 20 – 30 phút đến khi nước nguội. Mỗi tuần thực hiện xông hơi 1 – 2 lần sẽ giúp cơ thể sẽ khỏe mạnh, khoan khoái hơn.

Day ấn, bấm huyệt giảm đau đầu cho bà bầu

Ngoài cách sử dụng các loại thảo dược trong tự nhiên, khi bị đau đầu, bà bầu cũng có thể day ấn huyệt để giảm triệu chứng bệnh. Chị em có thể tác động huyệt theo cách sau:

  • Xác định vị trí các huyệt Ấn đường, Nội quan và Thái dương.
  • Sau đó dùng tay lần lượt day ấn nhẹ nhàng vào các huyệt đạo trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 1 – 2 lần để có hiệu quả giảm đau, thư giãn tốt nhất.

Một số lưu ý cần nhớ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc dùng ngoài da có công dụng giảm đau, chống viêm với các dạng bào chế khác nhau như cao dán, kem, dạng xịt, dạng dung dịch.

Cao dán có tác dụng làm nóng như: Salonpas, Deep heat, Perkindon, Sungaz… thường được sử dụng trong các sang chấn như va đập phần mềm hay đau đầu, đau cơ, đau lưng, đau mỏi mình mẩy.

Bà bầu bị đau đầu cần lưu ý khi sử dụng cao dánBà bầu bị đau đầu cần lưu ý khi sử dụng cao dán
Bà bầu bị đau đầu cần lưu ý khi sử dụng cao dán

Như đã trình bày ở trên, bà bầu bị đau đầu vẫn có thể sử dụng cao dán nhưng bắt buộc phải lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Miếng dán cũ phải được lấy ra trước khi dùng miếng dán mới, đồng thời trước khi dán phải vệ sinh vùng da sạch sẽ và khô ráo.
  • Không nên dán cao vào những vùng da bị kích ứng hay trầy xước và tránh xa vùng mắt để đảm bảo không gây kích ứng.
  • Miếng dán phải còn nguyên miếng, nếu tự ý cắt đôi ra để dán nhiều lần sẽ làm hàm lượng hoạt chất thay đổi và có thể phản tác dụng.
  • Miếng dán giảm đau đầu có thể tìm thấy phổ biến ở nhiều hiệu thuốc. Bà bầu nên tìm mua sản phẩm có tem nhãn ghi rõ nơi sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng.

Thông thường, bà bầu chỉ cần dán cao trên trán hoặc vùng thái dương và bóc ra sau 6 – 8 giờ để giảm đau mà không làm tăng nhiệt độ cơ thể. Không nên dán quá lâu.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu đau đầu có được dán cao không và gợi ý một số biện pháp giảm đau không dùng thuốc hiệu quả. Nếu tình trạng đau đầu ngày càng tiến triển nghiêm trọng, tốt nhất, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

Tham khảo thêm

Tin xem thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh