Bấm huyệt bàn chân – lợi ích không ngờ giúp chữa trị nhiều bệnh lý

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Bấm huyệt bàn chân có tác dụng và ý nghĩa đối với sức khỏe. Liệu pháp này không chỉ giúp thư giãn sau một ngày mệt mỏi mà còn tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể, đả thông kinh lạc, huyệt vị, chữa trị đau vai gáy, xương khớp và một số bệnh lý nội khác. Vậy cách thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo thêm qua bài viết sau.

Sơ đồ huyệt đạo trên bàn chân

Trước khi thực hiện bấm huyệt lòng bàn chân, bạn nên tìm hiểu các vị trí huyệt đạo ở bàn chân con người. Mỗi vị trí có tác dụng giúp duy trì các cử động khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nắm rõ và ghi nhớ các vùng ấn huyệt bàn chân và phương pháp bấm huyệt sẽ phỏng đoán và cải thiện tình trạng bệnh lý bạn đang mắc phải.

Bấm huyệt bàn chân tốt cho sức khỏe, nhất là người cao tuổi
Bấm huyệt ở bàn chân tốt cho sức khỏe, nhất là người cao tuổi

Sơ đồ huyệt đạo bàn chân trái – phải có tương ứng với các bộ phận như: mắt, dạ dày, ruột, gan, tim và nội tạng. Dựa vào từng vùng phản xạ lòng bàn chân mà người ta xây dựng liệu pháp massage bấm huyệt lòng bàn chân phù hợp. Sau đây là 6 vùng huyệt vị quan trọng vùng bàn chân, bao gồm:

  • Huyệt dũng tuyền: Xoa bóp bàn chân ở huyệt dũng tuyền có chức năng giải độc thận, điều hòa cơ thể. Vị trí của huyệt ở điểm trũng gan bàn chân ⅓ phía trước.
  • Huyệt nội đình: Ấn huyệt bàn chân huyệt nội đình điều trị đau răng dưới, đầy bụng, khó tiêu hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, sốt cao và chảy máu cam. Huyệt nối thân với đầu sau xương đốt thứ hai của ngón chân cái, giữa kẽ ngón chân.
  • Huyệt bát phong: Huyệt bát phong gồm 8 huyệt ở kẽ đốt ngón chân. Xoa bóp huyệt bát phong giúp điều trị các bệnh lý xương khớp, cước chân và viêm đốt ngón chân.
  • Huyệt thái xung: Huyệt bàn chân thái xung là biện pháp giúp điều hòa cơ thể, phòng và trị chứng hạ huyết áp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, hen suyễn, viêm phế quản hoặc tiểu bí. Vị trí huyệt đạo nằm ở mu bàn chân chiếu xuống từ khe ngón chân cái và ngón áp cái đến hai thốn.
  • Huyệt thương khâu: Huyệt thương khâu nằm gần hõm mắt cá chân và có mối liên hệ đến hệ tiêu hóa. Day ấn huyệt bàn chân thương khâu giúp giảm ngay triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón. 
  • Huyệt giải khê: Massage bấm huyệt lòng bàn chân ở vị trí huyệt giải khê là cách trị hiệu quả đối với các bệnh lý đau nhức xương khớp, tê liệt chân tay hoặc thần kinh tọa. Huyệt vị ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và gân cơ duỗi ngón cái.
Vi trí huyệt dũng tuyền
Vi trí huyệt dũng tuyền

Tổ hợp các huyệt vị trên đây có thể phối hợp cùng với nhau để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự phối huyệt này cần đến sự hướng dẫn hoặc trực tiếp thực hiện mới đảm bảo an toàn và có hiệu quả.

Hướng dẫn bấm huyệt bàn chân chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt chân chữa bệnh là giải pháp không còn xa lạ. Thao tác bấm huyệt sẽ giúp giảm đau tại chỗ, kích thích lưu thông khí huyết, điều hòa tạng phủ để tăng cường sức đề kháng, điều trị căn nguyên một số bệnh. Ngày càng có nhiều người áp dụng cách chữa vì tác dụng hiệu quả, có thể trị bách bệnh, lại an toàn, không tác dụng phụ và giúp nâng cao sức khỏe cho con người.

Sau đây là một số cách bấm huyệt ở chân trị bệnh thường được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bấm huyệt ở bàn chân chữa ho

Bấm huyệt dũng tuyền là cách trị ho đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. 

Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Co bàn chân lại, phần lõm ⅓ trước gan bàn chân là huyệt dũng tuyền. 
  • Bạn dùng lực ngón tay và bàn tay để ấn, day, xoa bóp làm nóng huyệt vị trong 15 phút. 
  • Làm tương tự với bàn chân còn lại.

Lưu ý: Chỉ nên thực hiện bấm huyệt gan bàn chân trị ho 3 lần/ngày, không nên lạm dụng. Đối với bệnh nhân bị ho mãn tính có thể áp dụng 1 lần buổi trưa và 1 lần buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì bấm huyệt ở bàn chân sẽ giảm triệu chứng ho trong vòng 5-7 ngày.

Bấm huyệt tại bàn chân chữa nóng trong

Nóng trong gây ra mụn bọc, bốc hỏa, cáu gắt và xảy ra ở nhiều độ tuổi. Đừng lo lắng, cách xoa bóp bấm huyệt tại bàn chân sẽ giúp bạn “tạm biệt” với nốt mụn xấu xí do nóng trong người gây ra. 

Cách thực hiện như sau:

  • Tại vị trí mu bàn chân cách 2 đốt ngón tay từ khe ngón chân cái và ngón chân thứ 2, đó là vị trí huyệt thái xung điều trị bốc hỏa trong. 
  • Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, bạn sử dụng ngón tay cái day ấn với lực nhẹ lên huyệt vị này trong 3-4 phút đến khi thấy vùng huyệt nóng và hơi đau thì dừng lại. 

Bấm huyệt nơi bàn chân còn giúp bạn thải độc tố từ gan và thận, trị huyết áp cao, cải thiện chứng mất ngủ, đột quỵ. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo tác dụng của massage bàn chân đến não bộ để có thêm kiến thức về các liệu pháp chăm sóc sức khỏe.

Phương pháp bấm huyệt bàn chân trị được nhiều bệnh lý
Phương pháp bấm huyệt ở bàn chân trị được nhiều bệnh lý

Hướng dẫn massage thư giãn bàn chân

Massage bấm huyệt ở bàn chân có ý nghĩa quan trọng giúp điều tiết sức khỏe. Vì vậy, hãy chú ý và thường xuyên chăm sóc bàn chân mình nhé. Việc massage bàn chân đều đặn sẽ giúp các khớp được thả lỏng, thư giãn, các huyệt đạo được nâng niu chăm sóc chuyên sâu, giảm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Có 3 bước để bạn massage lòng bàn chân, bao gồm:

  • Xoa tinh dầu quanh bàn chân rồi giữ chặt bàn chân từ phía dưới, từ từ miết bàn tay từ cổ chân hướng đến các ngón chân.
  • Kéo tay từ cổ chân xuống gót chân và dùng ngón tay cái di chuyển vòng tròn, ấn nhẹ quanh vùng mắt cá chân.
  • Bấm huyệt lòng bàn chân bằng ngón tay cái theo hướng về ngón chân hoặc vòng tròn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành từ 3-5 phút massage bàn tay vì đôi bàn tay cũng có nhiều huyệt đạo quan trọng, giúp điều phối tốt sức khỏe.

Thực hiện bấm huyệt bàn chân ở cơ sở Y học cổ truyền uy tín
Thực hiện bấm huyệt tại bàn chân ở cơ sở Y học cổ truyền uy tín

Trong quá trình day ấn, bấm huyệt bàn chân để chữa bệnh, nếu không biết rõ vị trí các huyệt thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tự thực hiện. Ngoài ra, nếu muốn có hiệu quả cao hơn, có thể kết hợp dùng thêm tinh dầu, rượu xoa bóp và xoa nóng bàn tay trước khi thực hiện.

Cần lưu ý gì khi bấm huyệt massage chân tại nhà?

Mặc dù phương pháp bấm huyệt cho bàn chân được khuyến khích áp dụng để phòng và điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Cần tìm hiểu kỹ các huyệt vị trên bàn chân trước khi thực hiện, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người do áp dụng sai huyệt vị đã khiến bàn chân bị đau, ê ẩm và sưng phù, trường hợp nặng có thể gây bong gân, trật khớp…
  • Nên dùng lực xoa bóp bàn chân nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương và đi lại khó khăn.
  • Không day bấm huyệt khi chân đang có chấn thương hoặc vết thương hở.
  • Không thực hiện massage day ấn huyệt lòng bàn chân khi cơ thể đang có dấu hiệu sốt, các bệnh lý như tim, viêm gan, viêm thận, bệnh xuất huyết não, bệnh truyền nhiễm hoặc phụ nữ có thai hay đang trong giai đoạn hành kinh.
  • Sau khi ăn no hoặc uống bia rượu, bạn không nên thực hiện bất kì động tác massage bấm huyệt nào lên đôi bàn chân. Hãy giải rượu sau 1 giờ đồng hồ mới tiến hành bấm huyệt thư giãn nhé!
  • Luôn giữ ấm bàn chân, thường xuyên ngâm nước ấm hoặc nước thảo dược để lưu thông khí huyết tốt hơn, phòng tránh bệnh tật và ngủ ngon.

Day bấm huyệt bàn chân chữa bách bệnh đã được nhiều lương y áp dụng. Nay bạn có thể tham khảo nghiên cứu huyệt đạo để thực hiện tại nhà. Hãy lưu ý chú trọng đến sức khỏe và hỏi ý kiến người có chuyên môn để day ấn huyệt bàn chân đúng cách nhé.

Tin liên quan:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/04

    hôm nay

    21/04

    Ngày mai

    22/04

    Ngày kìa

    +

    Khác