Hướng Dẫn Bấm Huyệt Bàn Tay Trị Bách Bệnh Hiệu Quả, An Toàn

Ngày đăng: 26/02/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Bấm huyệt bàn tay là một trong những biện pháp cải thiện, chăm sóc sức khỏe được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Y học cổ truyền từ lâu đã nghiên cứu và đưa ra các phương pháp bấm huyệt để giúp đẩy lùi nhiều bệnh lý hiệu quả, an toàn. Vậy cụ thể có những huyệt nào trên tay, cách bấm cũng như những lưu ý quan trọng là gì?

Xác định 14 điểm bấm huyệt trên lòng bàn tay

Trong các tài liệu của Y học cổ truyền, bàn tay là vị trí có vô số huyệt đạo liên kết tới các tạng phủ trên cơ thể. Theo đó, có 14 huyệt trên bày tay như sau:

  • Thiếu Phủ: Nằm ở vị trí giữa xương bàn tay thứ 4 – 5, trong phần lòng bàn tay và ở khe ngón út khi nắm tay lại.
  • Ngư Tế: Nắm tay lại, đầu ngón trỏ chạm vào vị trí nào trên lòng bàn tay chính là huyệt Ngư Tế.
  • Lao Cung: Nằm trên đường vân ngang lòng bàn tay và còn có tên gọi khác là Lộ Quỷ, Quật Quỷ, Trường Cung Xuân Dực.
  • Đại Lăng: Nằm dưới lòng bàn tay, giữa hai ở cổ tay.
  • Tam Nhãn: Tại vị trí đốt ngón tay thứ 3 của ngón áp út, chia ngón tay theo 2 đường ngang, 3 đường dọc, giao điểm bên trái của các đường chính là Tam Nhãn.
  • Dịch Môn: Vị trí lõm ở mu bàn tay, nằm giữa ngón út và áp út là huyệt Dịch Môn.
  • Dương Khê: Nằm ngang qua cổ tay, giữa 2 gân lớn của ngón cái tại vị trí lõm mu bàn tay.
  • Thiếu Xung: Cách vị trí chân móng tay út 0,1 thốn, tại vị trí góc trong.
  • Hợp Cốc: Nằm ngang giữa xương bàn tay thứ nhất, tại vị trí mu bàn tay.
  • Dương Trì: Nằm chính giữa vị trí ngấn cổ tay, cạnh ngay gân lớn và ở vị trí lõm sâu gần huyệt Dương Cốc.
  • Thiếu Thương: Cách mép ngoài móng cái 0,1 thốn.
  • Thiếu Trạch: Cách vị trí gốc móng ngoài tối thiểu 0,1 thốn.
  • Nhị Gian: Nắm chặt tay thành nắm đấm, huyệt ở vị trí lõm sâu, ngang mu hông ngón tay và đầu đốt lóng của xương ngón tay trỏ.
  • Trung Chữ: Cách huyệt Dịch Môn 0,1 thốn hướng thẳng, giữa 2 xong ngón 4 và 5.
Trên bàn tay có khá nhiều huyệt đạo liên quan tới các tạng phủ trong cơ thể

Bấm huyệt trên bàn tay có công dụng gì?

Xoa bóp bấm huyệt bàn tay là giải pháp giúp cải thiện cũng như ngăn chặn không ít bệnh lý. Hơn nữa, các huyệt đạo đều có sự liên kết trực tiếp với nhiều nội tạng. Vì vậy, việc thực hiện bấm một số huyệt bàn tay sẽ cho những công dụng sau đây:

  • Ngư Tế: Điều trị sốt cao, ho ra máu và khàn giọng.
  • Dương Khê: Cách bấm huyệt bàn tay ở vị trí Dương Khê sẽ giúp giảm chứng đau răng, ù tai, mắt sưng đỏ và cả đau đầu.
  • Tam Nhãn: Chữa bệnh táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.
  • Thương Dương: Điều trị tê ngón tay, đau nhức răng, sưng hàm.
  • Thái Uyên: Chữa ho, đau tức ngực, hen suyễn, đau cánh tay hoặc cổ tay.
  • Hợp Cốc: Đẩy lùi đau răng hàm, khô miệng, đau nhức đầu và liệt mặt.
  • Thần Môn: Chủ trị chứng đau nửa đầu, đau cổ tay, khớp khuỷu tay.
Bấm huyệt bàn tay có thể đẩy lùi một số bệnh lý hiệu quả

Bấm huyệt bàn tay chữa bệnh cần lưu ý gì?

Khi thực hiện huyệt bàn tay trái hay bàn tay phải đều cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Dù thực hiện bấm huyệt lòng bàn tay hay trên mu tay, đều cần phải có sự tư vấn từ các bác sĩ, theo dõi sát sao bởi người có chuyên môn.
  • Không tự bấm huyệt tại nhà khi không nắm được các kỹ thuật.
  • Khi tiến hành bấm huyệt bàn tay, cần vệ sinh tay sạch sẽ, không nên để móng dài sẽ dễ gây ra vết thương trên tay trong quá trình thực hiện.
  • Không bấm huyệt cho người mang thai, bị ung thư, sau khi ăn no hoặc khi bụng đang đói.
  • Việc bấm huyệt cần kết hợp thêm ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp để đạt kết quả tốt nhất.

Bấm huyệt bàn tay là một trong những giải pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay, tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên tới các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tránh tự ý chữa tại nhà có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/04

    hôm nay

    21/04

    Ngày mai

    22/04

    Ngày kìa

    +

    Khác