Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chống Nôn Hiệu Quả, An Toàn

Ngày đăng: 08/12/2022 Biên tập viên: Nguyễn Giang
5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh các loại thuốc, nhiều người còn sử dụng phương pháp bấm huyệt chống nôn nhằm đẩy lùi cảm giác khó chịu. Vậy phương pháp bấm huyệt để cải thiện cảm giác buồn nôn có thực sự hiệu quả không và cách thực hiện như thế nào?

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng buồn nôn?

Buồn nôn là cảm giác khó chịu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi buồn nôn, cơ thể người còn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, chóng mặt, ợ hơi, đau bụng, mệt mỏi… Buồn nôn có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Say tàu xe: Khi di chuyển trên xe, tàu, máy bay, cảm giác lắc lư có thể khiến bạn buồn nôn, chóng mặt.
  • Lo lắng: Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiều người cảm thấy buồn nôn do căng thẳng hoặc lo âu. Khi lo lắng, chức năng tiêu hóa có thể bị ngưng trệ, dẫn đến tích tụ một số chất độc. Các chất độc này trong cơ thể gửi tín hiệu đến não, gây ra cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Biến chứng của tiểu đường: Các chuyên gia cho biết, đôi khi buồn nôn cũng là biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1.
  • Nhồi máu cơ tim: Trong nhiều trường hợp, buồn nôn có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Những cơn nhồi máu cơ tim thường không đau nhói mà giống chứng nặng bụng hoặc khó tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn. Axit hay thức ăn trong dạ dày trào ngược lại thực quản, bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn.
  • Phản xạ thần kinh: Người hay buồn nôn hoặc ngất xỉu khi thấy máu có thể là dấu hiệu của chứng ngất do phản xạ thần kinh.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác như ốm nghén, dị ứng thức ăn, nhiễm trùng tiêu hóa, mắc các bệnh đường ruột, bệnh hô hấp như viêm phổi, lao phổi…

Bấm huyệt chống nôn như thế nào hiệu quả?

Bên cạnh dùng thuốc, y học cổ truyền còn sử dụng bấm huyệt chống nôn cũng khá hiệu quả. Các chuyên gia thường sử dụng một số huyệt sau để chữa buồn nôn như:

  • Huyệt An miên: Nằm ở vị trí sau tai và cạnh xương lồi, cách tai khoảng 1.5 cm. Huyệt có tác dụng giúp an thần, giảm tình trạng căng thẳng… Bấm huyệt An miên cũng được cho là có tác dụng trong quá trình điều trị chứng buồn nôn, chóng mặt…
  • Huyệt Thái xung: Nằm giữa ngón chân cái với ngón chân thứ hai, cách kẽ ngón chân về phía mu bàn chân từ 3 – 4 cm. Cũng có thể xác định huyệt bằng cách dùng đầu ngón tay miết từ kẽ ngón chân đến khi ngón tay chạm vào kẽ của xương bàn chân.
  • Huyệt Thái khê: Nằm ở phần cổ chân. Để xác định huyệt đạo này, cần xác định đường thẳng nối từ đỉnh mắt cá chân tới bờ ngoài của gân gót. Đỉnh của đường thẳng là huyệt đạo này.
  • Huyệt Thính cung: Trái ngược với vị trí huyệt An miên, huyệt Thính cung nằm ở trước bình tai. Thông thường, người ta bấm huyệt Thính cung để điều trị các vấn đề về tai. Bên cạnh đó, bấm huyệt Thính cung cũng giúp chữa buồn nôn, chóng mặt hiệu quả.
  • Huyệt Hợp cốc: Nằm ở giữa ngón tay trỏ và ngón cái, chính là vùng gân mềm hình chữ V. Chỉ cần dùng ngón tay nhấn và day mạnh liên tục vào vị trí huyệt từ 5 – 7 phút thì cảm giác buồn nôn sẽ dần hết.
Y học thường sử dụng huyệt Hợp cốc để bấm huyệt chống nôn
Y học thường sử dụng huyệt Hợp cốc để bấm huyệt chống nôn

Lưu ý không thể bỏ qua khi bấm huyệt chữa buồn nôn

Bấm huyệt chống nôn nao, khó chịu trong người là một trong những phương pháp khá hiệu quả. Để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định đúng vị trí huyệt đạo cần bấm huyệt. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và thực hiện.
  • Ngoài bấm huyệt cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với bài tập vừa sức.
  • Xây dựng lối sống khoa học, ăn ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng.

Xem thêm

Cần xác định đúng vị trí huyệt trước khi bấm huyệt
Cần xác định đúng vị trí huyệt trước khi bấm huyệt

Khi nào buồn nôn cần đi khám bác sĩ?

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp của cơ thể, được điều khiển bởi trung tâm ở não bộ. Tuy nhiên, nếu buồn nôn đi kèm những triệu chứng sau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt cao: Buồn nôn kèm sốt cao là dấu hiệu cơ thể đang bị nhiễm virus hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan, ung thư… Vì thế, nếu sốt cao trên 38 độ kèm buồn nôn, mấy sức cần đi khám sớm.
  • Đau ngực hoặc đau bụng: Buồn nôn kèm theo đau ngực hay đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc dạ dày như viêm dạ dày ruột, rối loạn tiêu hóa…
  • Nôn ra máu: Trường hợp nôn ra máu hoặc nôn ra các chất dịch màu cà phê thì có thể mắc một số bệnh lý như viên dạ dày, giãn tĩnh mạch…
  • Đau đầu, đau cổ: Nếu buồn nôn đi kèm đau đầu, đau cổ có thể tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm như hạ huyết áp, thiếu máu lên não…
  • Mệt mỏi kéo dài: Với tình trạng buồn nôn kèm mệt mỏi kéo dài, người bệnh cần đi khám ngay bởi có thể mắc viêm đường hô hấp, rối loạn tiền đình
Khi có biểu hiện sốt, mệt mỏi kéo dài kèm buồn nôn, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế
Khi có biểu hiện sốt, mệt mỏi kéo dài kèm buồn nôn, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp độc giả hiểu hơn về bấm huyệt chống nôn. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả song bệnh nhân vẫn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo đúng lộ trình.

Tham khảo

Đông phương Y pháp đã mở rộng gói dịch vụ trị liệu tại nhà, để đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên hàng đầu về lĩnh vực vật lý trị liệu đến tận nơi thăm khám và thực hiện điều trị cho người bệnh, vừa giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, công sức đi lại, vừa đảm bảo hiệu quả cao.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh