Bấm Huyệt Chữa Bệnh Trĩ: Cơ Sở, Hiệu Quả Và Cách Thực Hiện

Ngày đăng: 20/12/2022 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Nhiều người quan ngại khi điều trị bệnh trĩ bằng Tây y hiện đại đã tìm về với thủ pháp bấm huyệt, châm cứu Đông y. Thực hư về hiệu quả của bấm huyệt chữa bệnh trĩ và cách thực hiện ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Cơ sở và hiệu quả thực tế của phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý thường gặp ở hậu môn gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Theo cuốn Hoàng Đế Nội Kinh ghi chép: Nguyên nhân gây trĩ là do dân mạch bị giãn rộng và phồng lên. Đây không chỉ là bệnh lý tại chỗ mà còn do khí huyết trong cơ thể bị rối loạn. Trong khi đó, một số tài liệu Đông y khác cho rằng, trí sinh ra do hành khí ở giang môn trực tràng khó thông mà sinh ra huyết ứ tại hậu môn.

Phương pháp bấm huyệt có tác dụng điều hòa khí huyết khắp cơ thể, nhờ đó thúc đẩy tuần hoàn máu và góp phần làm giảm huyết ứ hậu môn, cải thiện tình trạng trĩ và các bệnh lý về tiêu hóa khác. Để thực hiện bấm huyệt chữa trĩ, thầy thuốc sẽ dùng lực từ bàn tay, cổ tay và ngón tay để tác động và các huyệt vị liên quan. Kỹ thuật ấn mỗi huyệt vị sẽ khác nhau, sau liệu trình điều trị, bệnh lý có phần thuyên giảm đáng kể.

Phương pháp bấm huyệt giúp khí huyết lưu thông
Phương pháp bấm huyệt giúp khí huyết lưu thông

Rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ, vậy thực tế cách thức này có mang lại hiệu quả thực sự hay không?

Trên cơ sở phân tích nguyên lý bệnh từ Đông y thì thông qua việc kích thích vào các huyệt đạo sẽ góp phần cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thống về tác dụng của phương pháp này. Hơn nữa, điều trị bấm huyệt chỉ tác động trên bề mặt cơ thể nên còn khá nhiều hạn chế. Cả Đông y và Tây y chỉ sử dụng bấm huyệt như một liệu pháp kết hợp trong liệu trình mà không thể thay thế hoàn toàn.

Vì vậy, để có hiệu quả tốt nhất, mọi người nên đi thăm khám và chỉ bấm huyệt theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị tại nhà hay lạm dụng bấm huyệt mà bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh trĩ dứt điểm.

Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

Để thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ, cần dùng ngón tay ấn lên vị trí các huyệt đạo, lực ấn tăng dần từ nhẹ đến mạnh. Mỗi huyệt ấn 2 – 3 lần, mỗi lần kéo dài 30 – 60 giây. Tùy theo mức độ bệnh, các huyệt bấm kết hợp sẽ có sự khác nhau. Việc xác định vị trí các huyệt cũng không dễ, vậy nên người bệnh nên nhờ những người cho chuyên môn cao hoặc đến các trung tâm Đông y để bấm huyệt, tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Tổ hợp các huyệt bấm khi bị trĩ ở mức độ nhẹ

Khi bị trĩ kèm theo các biểu hiện như đi ngoài ra máu, sưng đau hậu môn, ngứa nhẹ thì kết hợp bấm các huyệt sau:

  • Huyệt Bách Hội: Vị trí huyệt này nằm giữa đỉnh đầu có tác dụng định thần, thăng dương, tiềm can dương… Khi bấm dùng lực vừa phải để không làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh sẽ giúp cải thiện tình trạng bị trĩ, mất ngủ, ù tai, đau nhức đỉnh đầu hiệu quả.
  • Huyệt Thừa Sơn: Vị trí huyệt nằm ở đường nói giữa gót chân và huyệt Ủy Trung. Tác động vào huyệt giúp thu nhỏ búi trĩ, sa trực tràng.
  • Huyệt Trường Cường: Nằm ngay ở điểm lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt. Để dễ bắt vị trí huyệt, người bệnh nên quỳ gối và cúi gập người xuống. Huyệt vị này có tác dụng thông mạch, điều trường phủ, chủ trị lòi dom, khi ấn huyệt cần ấn thật nhẹ bởi da vùng này mỏng và khá nhạy cảm.
  • Huyệt Tiểu Trường Du: Nằm ngay bên dưới đốt xương thiêng 1 đo ngang ra 1.5 thốn. Ấn huyệt này có tác dụng giảm thấp nhiệt tích tụ ở trực tràng, thúc đẩy máu huyết lưu thông từ đó giảm kích thước búi trĩ.
  • Huyệt Thứ Liêu: Vị trí huyệt ở lỗ xương thiêng 2, điểm giữa cạnh dưới của gai chậu sau trên và Đốc Mạch. Huyệt vị này có tác dụng trị đau nhức vùng thắt lưng và các chứng bệnh liên quan đến hậu môn, đặc biệt là bệnh trĩ.
  • Huyệt Túc Tam Lý: Vị trí ngay dưới mặt ngoài đầu gối khoảng 3 thốn có tác dụng đả thông kinh lạc và khí huyết.
  • Huyệt Hợp Cốc: Nằm ngay ở xương ngón trỏ của mu bàn tay. Bấm huyệt này giúp giảm đau rát hậu môn, đồng thời làm giảm kích thước búi trĩ.
  • Huyệt Tam Âm Giao: Vị trí nằm ở mặt trong của cẳng chân có tác dụng điều hòa hoạt động tiêu hóa và góp phần làm co kích thước búi trĩ.
Huyệt Bách Hội nằm ở giữa đỉnh đầu
Huyệt Bách Hội nằm ở giữa đỉnh đầu

Các huyệt cần tác động khi búi trĩ đã bị sa

Khi bệnh nhân đã đến giai đoạn sa búi trĩ nặng thì bên cạnh các huyệt kể trên, cần bấm huyệt chữa bệnh trĩ bằng cách kết hợp với một số huyệt khác như:

  • Huyệt Quan Nguyên: Nằm ở dưới gai đốt sống thắt lưng số 5 và đi ngang sang 1.5 thốn. Khi tác động lên huyệt này sẽ chủ trị cầm máu, hỗ trợ làm co kích thước búi trĩ, đồng thời làm giảm áp lực lên búi trĩ khi đi đại tiện.
  • Huyệt Khí Hải: Vị trí ở dưới gai đốt sống thắt lưng số 3 đo ngang sang 1.5 thốn. Day ấn đúng cách huyệt này giúp làm co búi trĩ, cầm máu, cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Huyệt Thượng Cư Hư: Đo xuống 6 thốn tính từ mắt gối dưới là huyệt Thượng Cư Hư. Huyệt này có tác dụng chủ trị các bệnh lý về tiêu hóa trong đó có bệnh trĩ.
Khi bị sa búi trĩ cần kết hợp bấm huyệt Thượng Cự Hư
Khi bị sa búi trĩ cần kết hợp bấm huyệt Thượng Cự Hư

Một số lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa trĩ

Việc bấm huyệt điều trị bệnh trĩ chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi xác định đúng vị trí các huyệt và thực hiện đúng kỹ thuật. Không những thế, cần bấm nhiều huyệt liên quan, mỗi huyệt có kỹ thuật bấm khác nhau. Vì vậy, mọi người nên đến gặp thầy thuốc để điều trị theo đúng phương pháp và liệu trình.

Ngoài ra, trong liệu trình điều trị trĩ bằng bấm huyệt cũng cần lưu ý:

  • Bấm huyệt chỉ hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng mà không tác động đến vùng tĩnh mạch bị phồng gây trĩ.
  • Khi thực hiện bấm huyệt, người thực hiện cần cắt móng tay, sát khuẩn để tránh làm tổn thương ngoài da cũng như gây nhiễm trùng tại các huyệt.
  • Cần ấn ngón tay thẳng, tạo thành góc 90 độ đồng thời điều chỉnh lực ấn vừa phải để người bệnh không bị đau nhức, bầm tím ngoài da.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi cơ thể đang bị suy nhược, ăn quá no, đang đói hay tại các huyệt đang có vết thương hở.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, không nên ăn quá no sẽ tạo áp lực lên thành hậu môn. Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm tươi mát cung cấp nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời người bị trĩ cần hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích trong liệu trình điều trị bấm huyệt.
  • Hạn chế làm những công việc khuân vác nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng hình thành thói quen đi tại tiện vào một khung giờ trong ngày. Khi đi đại tiện không nên cố dặn, điều này sẽ khiến búi trĩ sa sâu hơn.
  • Những người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý bấm huyệt mà cần có sự đồng ý từ bác sĩ chủ.

Bấm huyệt chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp đang được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện, trung tâm Đông y. Mọi người nên tìm đến các địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình điều trị.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/03

    hôm nay

    20/03

    Ngày mai

    21/03

    Ngày kìa

    +

    Khác