Chuyên gia gợi ý cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau khớp cổ chân là một tình trạng rất dễ xảy ra do bất cẩn trong quá trình đi lại hoặc do bệnh lý. Việc điều trị bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt trong Đông y từ lâu đã được các chuyên gia công nhận. Mời bạn đọc cũng tìm hiểu kỹ hơn về cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân trong bài viết sau đây.

Ưu điểm của phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những cách trị liệu theo định hướng y học cổ truyền mang đến tác dụng tích cực trong điều trị bệnh lý xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, chi phí hợp lý và việc trị liệu cũng giúp khắc phục được căn nguyên của bệnh.

Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là hướng điều trị không dùng thuốc hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là hướng điều trị không dùng thuốc hiệu quả

Theo quan điểm Đông y, cơ thể mỗi người đều sở hữu một hệ thống lạc mạch và kinh mạch giúp vận chuyển khí huyết nuôi dưỡng các cơ quan phủ tạng. Tình trạng đau khớp cổ chân xuất phát từ các tắc nghẽn mạch máu, khiến cơ xương, khớp không nhận được đủ nguồn dinh dưỡng.

Do vậy, dựa trên nguyên tắc trị liệu giúp thông kinh lạc, mạnh gân cốt mà xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân sẽ giúp người bệnh phục hồi theo thời gian. Phương pháp này cũng giúp hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh hơn, các tế bào mới được sinh ra, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.

Mặc dù việc xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân sẽ không thể phục hồi những tổn thương sâu nhưng cơ bản quá trình điều trị sẽ có kết quả tích cực.

Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Khi người bệnh thấy đau nhức ở khớp cổ chân, có thể dùng khăn hoặc túi chườm lạnh chườm lên vị trí bị đau. Sau đó, đổi sang túi chườm nóng để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu ở vùng này.

Theo đó, kết hợp với phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân sau đây:

Cách xoa bóp chữa đau cổ chân

Cách xoa bóp này rất đơn giản, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân tiến hành theo quy trình gồm:

  • Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa, sau đó co phía chân bị đau trong tư thế thoải mái.
  • Tiếp đến thực hiện động tác xoa và day bằng ngón tay. Rồi xoa và day theo hình vòng tròn nhỏ liên tục hõm trước cổ chân.
  • Bắt đầu day và xoa từ phần trong mắt cá trong, vòng ra mắt cá ngoài.
  • Động tác day cần thay đổi nhẹ đến mạnh, từ trên xuống dưới.

Cách bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Đối với phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân, bắt buộc người bệnh phải được điều trị tại các trung tâm Y học cổ truyền uy tín cùng các thầy thuốc có kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt trị liệu.

Bấm huyệt trị đau nhức chân cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn
Bấm huyệt trị đau nhức chân cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn

Theo quy định của Bộ Y tế, quy trình bấm huyệt sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Người thực hiện là các bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về bấm huyệt, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
  • Phương tiện, trang thiết bị gồm phòng bấm huyệt, giường bấm huyệt, cồn sát trùng,…
  • Người bệnh cần được giải thích về quy trình, vị trí bấm huyệt và chấp thuận, đồng ý bấm huyệt tại cơ sở thực hiện. Trước khi bấm huyệt, người bệnh cần phải thăm khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.

Bước 2: Xoa bóp trước khi bấm huyệt

  • Người bệnh ở tư thế nằm sấp hoặc ngồi để thực hiện xoa bóp trước khi bấm huyệt.
  • Xoa bóp có tác dụng làm nóng, thư giãn các mô cơ, giúp người bệnh giảm bớt đau nhức, khó chịu. Khi xoa bóp, thầy thuốc cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh sử dụng lực quá mạnh bởi có thể gây tổn thương hay bầm tím da.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật bấm huyệt

Đầu tiên thầy thuốc sẽ xác định điểm đau nhất tại khớp cổ chân của người bệnh. Sau khi xoa bóp, kết hợp với những cử động nhẹ nhàng ở khớp cổ chân mới bắt đầu thực hiện bấm huyệt ở những vị trí:

  • Huyệt Giải khê: Bấm huyệt tại vị trí lõm giữa hai gân cơ, huyệt đạo này được xác định rõ hơn nếu bệnh nhân co bàn chân lên.
  • Huyệt Côn lôn: Xác định chỗ bấm huyệt Côn lôn tại vị trí lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
  • Huyệt Thái khê: Vị trí bấm huyệt Thái khê tại vùng lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ sau của gân gót chân.

Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân được chia làm nhiều liệu trình điều trị. Thời gian bấm huyệt ở mỗi vị trí sẽ kéo dài khoảng thời gian 1 phút. Thầy thuốc có thể kết hợp châm cứu với bấm huyệt trong trường hợp cần thiết, nếu như bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc ứ máu tại các điểm huyệt chính.

Bài tập trị liệu đau cổ chân

Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị cứng cổ chân thì tốt hơn hết nên thực hiện một số những bài tập để co duỗi khớp hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt.

Các bài tập co duỗi được hướng dẫn sau dễ dàng thực hiện tại nhà, thời gian luyện tập ngắn từ 15 – 25 phút. Cụ thể như sau:

  • Quay cổ chân: Bệnh nhân nằm ngửa, người thực hiện một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ các ngón chân và quay cổ chân của người bệnh khoảng 2 – 3 lần. Tiếp theo đẩy bàn chân vào cẳng chân để bàn chân dược co tối đa, rồi cho người bệnh duỗi tối đa.
  • Lắc cổ chân: Người thực hiện đứng phía dưới, hai tay ôm lấy cổ chân bệnh nhân. Dùng gốc bàn tay lắc cổ chân của người bệnh vào trong, ra ngoài khoảng 2 – 3 lần.
  • Kéo giãn cổ chân: Người thực hiện một tay giữ gót chân, tay kia giữ lấy bàn chân người bệnh, rồi cùng một lúc kéo hai tay về phía dưới để cổ chân dãn ra, mỗi bên thực hiện 2- 3 lần.
Người bệnh có thể tự vận động trị liệu hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân
Người bệnh có thể tự vận động trị liệu hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị chính. Nếu người bệnh đang điều trị đau khớp cổ chân theo hướng dẫn của thầy thuốc, cần tham khảo ý kiến chuyên môn nếu muốn thay thế liệu pháp.

Nên thực hiện bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân ở đâu?

Hiện nay, có nhiều cơ sở thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân. Tuy nhiên không phải nơi nào xuất hiện trên Internet cũng uy tín, chất lượng. Do vậy, bạn đọc có thể tham khảo danh sách dưới đây để chọn lựa một cơ sở y tế phù hợp nhất.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Trung tâm Kỹ thuật cao Châm cứu Việt Nam tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương sở hữu đội ngũ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm với trình độ thăm khám chuyên sâu và toàn diện.

Trung tâm ứng dụng phương pháp điều trị đa dạng kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại gồm: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thủy châm, từ châm, cấy chỉ,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tại số 49 Thái Thịnh – quận Đống Đa – TP Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 23 16 16.

Viện YHCT Quân đội Hà Nội

Viện YHCT Quân đội Hà Nội là một trong số những địa chỉ thăm khám bệnh bằng Y học cổ truyền lớn trên cả nước. Viện trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ trong điều trị như: máy kéo giãn đốt sống cổ, đèn hồng ngoại máy kích thích xung điện,…

Đồng thời đội ngũ thầy thuốc, kỹ thuật viên tại bệnh viện đều được đào tạo chuyên nghiệp từ các đơn vị Quân y lớn trên cả nước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tại số 442 Kim Giang – quận Hoàng Mai – TP Hà Nội.
  • Điện thoại: 069569800 – 0438583135.

Bệnh viện Y Dược học dân tộc HCM

Bệnh viện Y Dược học dân tộc Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ bấm huyệt châm cứu tốt nhất TPHCM hiện nay. Với trình độ tay nghề cao của đội ngũ thầy thuốc, quá trình trị bệnh luôn diễn ra rất suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn có đóng góp không nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền, hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, đồng thời đào tạo các thế hệ y bác sĩ Y học cổ truyền cho khu vực phía Nam.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tại số 273 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 10 – Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3844 3047.

Một số lưu ý trong quá trình thực hiện trị liệu

Để xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các thao tác đúng kỹ thuật và an toàn. Do vậy, trước tiên người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc trị liệu về tình trạng của bản thân để được hướng dẫn cụ thể.

Một số kiểu xoa bóp, bấm huyệt có thể không phù hợp, thậm chí là dẫn đến những tác động tiêu cực như viêm khớp, sưng khớp,… Các điều kiện này có thể bao gồm: Người bệnh có tiền sử cao huyết áp, suy tĩnh mạch, bệnh loãng xương,…

Ngoài ra, trước khi thực hiện, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề an toàn như:

  • Không thực hiện xoa bóp bấm huyệt trong trường hợp đau khớp cổ chân trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc khi vùng da ở cổ chân bị trầy xước và có vết thương hở.
  • Trước khiến tiến hành xoa bóp, bấm huyệt cần cắt ngắn móng tay và rửa tay sạch với xà phòng để ngăn ngừa tổn thương da.
  • Một liệu trình bấm huyệt tối thiểu từ 1 – 2 tháng liên tục mới cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra với những bệnh nhân cao tuổi, khi xoa bóp bấm huyệt cần kiểm tra mật độ xương, không nên tạo lực mạnh vì có thể ảnh hưởng đến mạch máu.
  • Hạn chế các hoạt động quá mạnh và tránh những va chạm, chấn thương không đáng có ở cổ chân.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Đồng thời cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho cơ xương khớp.

Tuy rằng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân đang được nhiều người bệnh lựa chọn. Nếu như đã thử nghiệm trị liệu bằng phương pháp này trong thời gian dài nhưng không nhận thấy hiệu quả, bạn đọc cần tiến hành thăm khám và nhờ đến tư vấn của các bác sĩ về phương pháp khác phù hợp hơn.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác