Bấm huyệt hạ sốt như thế nào? Vị trí huyệt đạo nào chữa được sốt? 

Ngày đăng: 19/09/2022 Biên tập viên: Hải Yến

Có nhiều cách hạ sốt trong y học từ Đông y, Tây y cho đến y học cổ truyền. Bấm huyệt hạ sốt là cách chữa sốt hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. Bài viết này sẽ hướng dẫn những huyệt đạo trên cơ thể giúp hạ sốt.

Vì sao nên bấm huyệt hạ sốt?

Sốt là triệu chứng thường hay gặp ở người có sức đề kháng yếu và trẻ nhỏ. Các liều thuốc như Paracetamol, Ibuprofen,… thường được nhiều người sử dụng để hạ sốt. Tuy nhiên, sử dụng vài lần không sao nhưng đối với người hay có triệu chứng sốt thì việc lạm dụng để chữa trị sẽ dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là trẻ nhỏ thì không nên sử dụng thuốc quá nhiều.

Vì sao bấm huyệt hạ sốt được?
Vì sao bấm huyệt hạ sốt được?

Với nguồn gốc lâu đời, cách xoa bóp bấm huyệt rất an toàn, giảm thiểu được tác dụng của thuốc Tây mà lại dễ thực hiện. Khi có tác động vào các huyệt đạo, chúng sẽ kích thích sự vận hành và liên kết giữa các cơ quan nội tạng, thúc đẩy kinh mạch giúp khí huyết lưu thông. Từ đó giảm các triệu chứng đau, sốt đang “hoành hành”. 

Bên cạnh đó, bấm huyệt còn hỗ trợ thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, thư giãn tâm lý. Đây là phương pháp an toàn được tin dùng cho cả người già và trẻ em. 

Các vị tí huyệt đạo chữa được sốt
Các vị tí huyệt đạo chữa được sốt

Các vị trí huyệt hạ sốt và cách thực hiện

Một số cách bấm huyệt hạ sốt sau đây bạn có thể tham khảo:

  • Bấm huyệt ở đỉnh tai: Dùng ngón cái và trỏ bấm mạnh vào đỉnh vành tai trong. Bấm liên tục 4 – 5 lần cho cả hai bên tai.
  • Bấm huyệt Thiếu thương: Huyệt này là huyệt cuối cùng của đường kinh, là nơi kinh khí xuất phát. Huyệt nằm ở bờ ngoài ngón cái, cách móng tay khoảng 2mm. Bạn dùng ngón cái tay còn lại bấm mạnh vào huyệt rồi thả ra từ từ. Lặp lại từ khoảng 5 lần và chờ sau 15 phút để thấy hiệu quả rõ rệt
  • Bấm huyệt trị sốt với huyệt Xích trạch: Huyệt Xích trạch nằm trên cánh tay, có nhiều tác dụng như giảm ho, hạ sốt, giảm đau họng. Bấm hoặc vỗ vào huyệt trong 5 – 10 phút để bệnh được cải thiện. Ngoài ra, đối với người lớn có triệu chứng đau tức vùng ngực, bệnh hen suyễn cũng có thể áp dụng cách này. 
  • Day huyệt Phục lưu để ra mồ hôi trị sốt: Huyệt ở giữa mắt cá chân trong và gân gót, day ấn liên tục để tuyến mồ hôi được kích thích. Khi mồ hôi được thoát ra, thân nhiệt sẽ giảm
  • Huyệt Khúc trì và huyệt Dũng tuyền: Khi sốt tăng cao, ấn 30 lần vào huyệt khúc trì và xát mạnh 100 lần vào huyệt dũng tuyền để giảm cơn sốt. 
Cần lưu ý gì khi bấm huyệt hạ sốt?
Cần lưu ý gì khi bấm huyệt hạ sốt?

Những lưu ý khi bấm huyệt chữa sốt

Bấm huyệt là phương pháp an toàn nhưng vẫn sẽ phát sinh các rủi ro nếu thực hiện sai cách. Dù bấm huyệt hạ sốt người lớn hay bấm huyệt chữa sốt cho trẻ thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bấm huyệt trị sốt chỉ là phương pháp tạm thời, cần xác định nguyên gốc căn bệnh để có biện pháp chữa trị chuyên sâu, dứt hẳn căn bệnh
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng day bấm huyệt cho phụ nữ đang mang hoặc cho con bú
  • Cắt gọn móng tay, vệ sinh sạch sẽ tay trước khi thực hiện 
  • Sử dụng lực vừa phải vào các huyệt nhạy cảm vì tác động lực quá mạnh vào huyệt này sẽ xuất hiện vết bầm tím, da sưng đỏ và gây tổn thương khí huyết
  • Cách này chỉ hiệu quả khi day ấn đúng vị trí, nếu không xác định được vị trí huyệt đạo, bạn nên tìm thầy thuốc hỗ trợ
  • Kết hợp cùng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để bệnh cải thiện nhanh chóng
  • Ngừng áp dụng và thăm khám ngay bác sĩ, nếu cơ thể có phát sinh biểu hiện bất thường

Trên đây là những huyệt đạo cũng như những lưu ý khi bấm huyệt hạ sốt. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được phương pháp trị bệnh phù hợp. Để đảm bảo công dụng và giảm tối thiểu rủi ro, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn cách chữa hợp lý trước khi áp dụng. 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác