Bấm huyệt sảy thai – Mẹ bầu cần biết để đề phòng

Ngày đăng: 15/06/2022 Biên tập viên: Trần Hoa

Massage bấm huyệt là một trong những biện pháp hữu ích để chăm sóc sức khỏe thai kỳ nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Có những vị trí bấm huyệt sảy thai mà bà bầu tuyệt đối không nên phạm tới. Vì vậy phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi massage bấm huyệt chăm sóc sức khỏe để tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc.

Có nên massage bấm huyệt trong thai kỳ?

Thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm, mẹ bầu có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý khi mang thai như mệt mỏi, stress, đau lưng, đau xương khớp… Xoa bóp massage là một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục những vấn đề này và cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu trong và sau thai kỳ.

Xoa bóp massage là giúp giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe cho bà bầu
Xoa bóp massage là giúp giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe cho bà bầu

Xoa bóp cho bà bầu là biện pháp trị liệu có nguồn gốc từ Y học cổ truyền. Khi được thực hiện đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các lợi ích nổi bật có thể kể đến như:

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ.
  • Giảm đau nhức cơ, xương khớp.
  • Giảm phù nề và tình trạng rạn da.
  • Tăng cường dưỡng chất và oxy cho thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
  • Giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Massage và bấm huyệt đều có thể được thực hiện cho bà bầu nhưng cần thận trọng hơn rất nhiều so với các đối tượng bệnh nhân thông thường. Trong đó, bấm huyệt là phương pháp được hạn chế sử dụng hơn.

Mặc dù bà bầu vẫn có thể dùng bấm huyệt để làm giảm các triệu chứng đau lưng, đau cổ, táo bón… nhưng cần tránh lạm dụng và luôn đảm bảo bấm huyệt được thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn. Day ấn huyệt sai cách tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tự ý bấm huyệt cho bà bầu tại nhà hoặc trị liệu tại các cơ sở không tên tuổi có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Đề phòng nguy cơ bấm huyệt sảy thai

Phụ nữ có thai là đối tượng tuyệt đối không được xoa bóp, day ấn huyệt nếu không hiểu biết hoặc có kiến thức chuyên môn. Trên cơ thể có hai huyệt vị được coi là “vùng cấm” đối với phụ nữ mang thai là huyệt Hợp cốc (nằm trên mu bàn tay, tại điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ và ngón cái khi khép 2 ngón tay này lại) và Tam âm giao (nằm trên mắt cá chân trong 3 thốn).

Đây là hai vị trí bấm huyệt phá thai vì nó kích thích tử cung co bóp, làm cho thai nhi dễ bị đẩy ra ngoài. Bà bầu cần lưu ý không được tùy tiện tác động lên các vùng huyệt này.

Thực tế, huyệt Hợp cốc và Tam âm giao nếu được sử dụng đúng cách không những không gây hại cho thai nhi mà còn có tác dụng an thai. Tuy nhiên, châm cứu kết hợp Hợp cốc và Tam âm giao để dưỡng thai đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện vì chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể gây phản tác dụng nên không phải người thầy thuốc nào cũng có thể thực hiện được.

Vị trí huyệt Hợp Cốc trên cơ thể
Vị trí huyệt Hợp Cốc trên cơ thể

Bên cạnh những huyệt nhạy cảm cần tránh, có một số huyệt có thể sử dụng để khắc phục tình trạng sảy thai liên tiếp ở người phụ nữ, điển hình là huyệt Bào môn (từ Quan nguyên đo sang trái 2 thốn) và Tử hộ (từ Quan nguyên đo sang phải 2 thốn).

Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, nhằm ổn định sức khỏe cho mẹ và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, Đông y sử dụng một số cách bấm huyệt an thai dưới đây:

  • Trị choáng váng, mệt mỏi: bấm huyệt Thiếu phủ – huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay, giữa xương bàn tay ngón 4 và 5.
  • Trị nôn mửa nhiều: bấm huyệt Lao cung – huyệt nằm trong lòng bàn tay, tại vị trí đầu ngón giữa chạm vào nếp gấp giữa lòng bàn tay khi nắm tay lại.
  • Trị khó tiêu, ăn kém: bấm các huyệt Tỳ du (dưới gai đốt sống lưng T11 đo ngang ra 1,5 thốn), Túc tam lý (dưới mắt gối ngoài 3 thốn), Nội đình (giữa kẽ ngón chân 2 và 3).
  • Trị táo bón: bấm huyệt Túc tam lý và Thiên xu (từ rốn đo ngang ra 2 thốn).
  • Trị phù chân: day ấn huyệt Thái xung (trên mu bàn chân, từ khe ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn) kết hợp xoa bóp bàn chân và cẳng chân.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi xoa bóp bấm huyệt trong thai kỳ?

Trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt trong thai kỳ đem đến nhiều lợi ích nhưng cần vô cùng thận trọng. Bà bầu có thể massage thường xuyên để thư giãn và giảm mệt mỏi trong khi chỉ nên tác động bằng bấm huyệt khi thật sự cần thiết. Để đề phòng nguy cơ xoa bóp bấm huyệt gây sảy thai, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi xoa bóp bấm huyệt trong thai kỳ
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi xoa bóp bấm huyệt trong thai kỳ
  • Tìm tới các cơ sở xoa bóp bấm huyệt uy tín để được trị liệu an toàn bằng xoa bóp bấm huyệt. Massage thai kỳ tại các spa rất khó đảm bảo yếu tố chuyên môn.
  • Chỉ được massage khi đã bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Đối với massage lưng thì cần sang tháng thứ 7.
  • Không xoa bóp bấm huyệt cho bà bầu có triệu chứng tiền sản giật, bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh ác tính .
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh truyền nhiễm, bị đau bất thường, sốt, nôn hay đang bị phát ban, lở loét cũng không được xoa bóp bấm huyệt.
  • Massage cho bà bầu nên được thực hiện ở tư thế nằm nghiêng, thao tác nhẹ nhàng và không nên sử dụng tinh dầu.
  • Chỉ nên xoa bóp trong khoảng 15-20 phút và chú ý thay đổi tư thế thường xuyên.

Bấm huyệt sảy thai là nguy cơ tiềm ẩn mà các bà bầu cần cẩn trọng đề phòng. Hy vọng các thông tin về massage bấm huyệt khi mang thai được cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý vị trong việc phòng tránh rủi ro khi chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Xem thêm: 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    24/04

    hôm nay

    25/04

    Ngày mai

    26/04

    Ngày kìa

    +

    Khác