Cách bấm huyệt trị trào ngược dạ dày hiệu quả theo khuyến cáo chuyên gia

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Bấm huyệt trị trào ngược dạ dày là liệu pháp y học cổ truyền có từ lâu đời. Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, an toàn, không tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh sử dụng. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về phương pháp này.

Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch, thức ăn ở dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản, do dư thừa axit dịch vị khiến cho cơ vòng thực quản có hiện tượng suy nhược hoặc không ổn định, gây tổn thương các mô thực quản.

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có những triệu chứng như: buồn nôn, ợ nóng, rát bỏng cổ họng, đau tức ngực, hơi thở hôi, khó nuốt trôi đồ ăn,… Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt.

Bấm huyệt trị <a class=

Phương pháp bấm huyệt là những kích thích vật lý, dùng tay tác động trực tiếp vào da thịt, các huyệt đạo, mạch máu, cơ quan thụ cảm giúp dạ dày tăng co bóp, lưu thông khí huyết, chức năng dạ dày hoạt động ổn định hơn. Từ đó, bấm huyệt khắc phục được chứng đau thực quản và cảm giác nóng ran lồng ngực – những triệu chứng cơ bản của tình trạng trào ngược dạ dày.

Ngoài khả năng chữa trị trào ngược dạ dày thực quản, bấm huyệt còn giúp nâng cao sức khỏe tổng quan từ bên trong. Cơ thể khỏe mạnh sẽ dễ phòng ngừa nhiều loại bệnh khác.

Bấm huyệt trào ngược dạ dày: những huyệt đạo quan trọng cần biết

Trước khi bấm huyệt, bạn nên thực hiện thao tác bước đệm xoa bóp nhẹ vùng bụng. Bạn có thể sử dụng 1 hoặc cả 2 bàn tay đè lên nhau, đặt lên vùng bụng. Tiến hành xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút với một lực vừa phải. Bạn lặp lại động tác này mỗi ngày khoảng 30 phút. Có thể kết hợp xoa bóp vùng bụng với dầu nóng để nhanh chóng làm ấm bụng, giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng,…

Xoa bóp vùng bụng sẽ giúp mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu ở vùng bụng, từ đó hỗ trợ điều trị giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm đau vùng bụng. Xoa bóp chữa trào ngược dạ dày là động tác đơn giản nhất trong quá trình trị chứng trào ngược dạ dày. Cơ thể sẽ có thể làm quen trước với lực tác động của bàn tay lên da thịt trước khi bước vào quá trình bấm huyệt. Mọi người đều có thể tự xoa bóp một cách dễ dàng.

Xoa bóp là bước đệm giúp quá trình bấm huyệt mang lại hiệu quả tốt hơn.
Xoa bóp là bước đệm giúp quá trình bấm huyệt mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sau khi xoa bóp, bạn bắt đầu chữa trào ngược dạ dày bằng bấm huyệt theo hướng dẫn các vị trí huyệt đạo dưới đây:

Huyệt Trung quản:

  • Vị trí: Huyệt Trung quản nằm bên trên đường thẳng chạy dọc giữa rốn và ngực, có vị trí cách rốn lên trên khoảng 4 thốn.
  • Tác dụng: Bấm huyệt Trung quản sẽ giúp điều hòa chức năng bài tiết dịch vị của dạ dày, chữa chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày. Ngoài ra, bấm huyệt Trung quản sẽ làm giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi – đây là một trong những nguyên nhân kích thích cơn trào ngược dạ dày.
  • Thực hiện: Người bệnh nằm ngửa người, người thực hiện dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt Trung quản trong khoảng 1 – 2 phút. Không ấn huyệt Trung quản quá lâu.

Huyệt Nội quan:

  • Vị trí: Huyệt Nội quan nằm ở giữa cổ tay đo lên khoảng 2 thốn, giữa khe hai cơ gân đi vào lòng bàn tay.
  • Tác dụng: Huyệt này khắc phục những tình trạng bệnh của đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy… Ngoài ra, bấm huyệt chữa mất ngủ, đau ngực, đau tim,…
  • Thực hiện: Người thực hiện dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Nội quan trong khoảng 1 – 2 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Túc tam lý:

  • Vị trí: Đây là huyệt vị nằm ở vị trí dưới đầu gối, cách hõm xương bánh chè khoảng 3 thốn.
  • Tác dụng: Bấm huyệt Túc tam lý giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, lưu thông khí huyết. Huyệt này nếu tác động đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt khi bấm huyệt chữa bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày, bệnh về gan,…
  • Thực hiện: Người thực hiện dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn vào huyệt Túc tam lý. Giữ yên khoảng 2 phút, cho tới khi có cảm giác tê tại chỗ và lan xuống hai cẳng bàn chân.
Huyệt Túc tam lý mang lại hiệu quả bấm huyệt rất tốt chữa trào ngược dạ dày.
Huyệt Túc tam lý mang lại hiệu quả bấm huyệt rất tốt chữa trào ngược dạ dày.

Huyệt Thái xung chữa trào ngược dạ dày: 

  • Vị trí: Có vị trí nằm trên cẳng bàn chân, từ giữa kẽ chân của ngón chân cái và ngón chân thứ hai lên mu bàn chân khoảng 3 – 4cm.
  • Tác dụng: Huyệt Thái xung được thực hiện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả trong bấm huyệt trị trào ngược dạ dày, buồn nôn, táo bón, giải độc gan, đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực do mất ngủ, khó chịu.
  • Thực hiện: Sử dụng đầu ngón tay miết nhẹ từ ngón bàn chân lên phía trên. Vị trí mà ngón tay bị vướng lại giữa kẽ xương cẳng bàn chân chính là huyệt Thái xung. Người thực hiện ấn huyệt Thái xung trong khoảng 1 phút ở cả hai bên bàn chân.

Huyệt Công tôn:

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở mặt dưới bàn chân, ở chỗ lõm nơi tiếp nối giữa phần thân và đầu sau xương bàn chân.
  • Tác dụng: Huyệt này có chức năng tăng cường hệ tiêu hóa, kiểm soát cơn trào ngược dạ dày, điều hòa khí huyết và ổn định dạ dày.
  • Thực hiện: Người thực hiện day ấn huyệt bằng ngón tay cái 1-3 phút, kết hợp với hít thở sâu, ngày làm 1- 2 lần.
Vị trí huyệt Công tôn.
Vị trí huyệt Công tôn.

Huyệt Khí hải:

  • Vị trí: Nằm trên đường thẳng chạy dọc rốn và ngực, từ rốn đo xuống khoảng 1,5 thốn.
  • Tác dụng: Huyệt Khí hải được ứng dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày, chướng bụng, điều trị táo bón hiệu quả.
  • Thực hiện: Người thực hiện dùng ngón tay cái bấm huyệt Khí hải giữ trong khoảng 1 phút, sau đó thả lỏng 1 giây rồi bấm tiếp. Thực hiện tối thiểu 3 lần và tiếp tục cho tới khi triệu chứng trào ngược dạ dày giảm hẳn.

Huyệt B23 và B47:

  • Vị trí: Nằm ở ngang thắt lưng, cách nhau 2 – 4 đốt ngón tay. Có hai huyệt B23 và B47, vị trí đối xứng nhau qua đốt sống lưng.
  • Tác dụng: Bấm huyệt giúp giảm đau bụng, khó tiêu, ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
  • Thực hiện: Người thực hiện dùng lòng bàn tay chà xát tay lên huyệt trong 1 phút để làm ấm. Sau đó dùng 2 ngón cái ấn mạnh lên cả hai huyệt. Trong khi day ấn huyệt, người bệnh kết hợp hít thở đều để các dây thần kinh thư giãn và thúc đẩy lưu thông máu.
Vị trí cặp huyệt B23 và B47.
Vị trí cặp huyệt B23 và B47.

Huyệt G6:

  • Nằm ở phía sau đường chân tóc, sau tai. Đây cũng là huyệt được sử dụng thường xuyên trong chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Người thực hiện dùng 2 ngón cái hoặc 2 ngón trỏ ấn mạnh vào vị trí hai huyệt G6, giữ yên trong 1 – 2 phút.

Những lưu ý khi bấm huyệt trị trào ngược dạ dày

Bấm huyệt, xoa bóp chữa trào ngược dạ dày dù mang lại hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bấm huyệt cũng như tránh gặp phải một số sai sót không đáng có, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi bấm huyệt trị trào ngược dạ dày, cần xác định rõ vị trí các huyệt để tránh bấm sai huyệt, có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Người bệnh cần thực hiện tại cơ sở bấm huyệt uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Trong quá trình chữa trào ngược dạ dày bằng bấm huyệt, người bệnh phải kết hợp với một chế độ ngủ nghỉ, ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế ăn đồ cay nóng, hạn chế sử dụng đồ uống có gas, có cồn gây kích thích dạ dày.
  • Bấm huyệt trị trào ngược dạ dày không nên sử dụng với bệnh nhân mắc các bệnh lý sau: tim mạch, huyết áp, phổi, gan, thận, tiểu đường, loãng xương, viêm vòi trứng. Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm ruột thừa cũng không được chữa bằng bấm huyệt.
  • Các huyệt đạo đang có vết thương hở, trầy xước da hoặc tổn thương bên trong thì không tiến hành bấm huyệt để tránh tổn thương nặng hơn.
  • Ngay khi có hiểu hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày khởi phát, có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt. Bạn có thể bấm huyệt trào ngược dạ dày bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Bấm huyệt là phương pháp an toàn nhưng hiệu quả mang lại chậm hơn so với các phương pháp khác. Thường bệnh dạ dày nhẹ sẽ cần khoảng 40-60 ngày bấm huyệt; bệnh nặng hơn cần thời gian lâu hơn và kết hợp cùng uống thuốc đông y. Vì vậy, người bệnh khi chọn phương pháp bấm huyệt phải kiên trì mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Để an tâm nhất có thể, người bệnh nên tìm đến một cơ sở y tế, hoặc địa chỉ Y học cổ truyền uy tín, có đội ngũ chuyên gia tay nghề cao. Vì bấm huyệt cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng vị trí huyệt đạo mới đem lại hiệu quả tốt nhất và không gây ra tác dụng phụ.

Có thể thấy, bấm huyệt trị trào ngược dạ dày là phương pháp chữa bệnh khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bấm huyệt sẽ khó trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày. Vì vậy, cần có sự chỉ định từ chuyên gia hoặc kết hợp thêm sử dụng thuốc đông y và các phương pháp khác.

Xem thêm:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác