5 Biến Chứng Tai Biến Mạch Máu Não Thường Gặp Và Lưu Ý

Ngày đăng: 19/10/2022 Biên tập viên: Thu Hà

Tai biến mạch máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não mất đột ngột hoặc chảy máu bên trong sọ não. Đây là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể để lại di chứng nặng nề cho người mắc phải. Do đó, việc tìm hiểu những biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp và giải pháp khắc phục hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Các biến chứng tai biến mạch máu não đáng chú ý

Tai biến mạch máu não có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp ở những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu nhưng không có giải pháp kiểm soát hiệu quả. Ngoài ra, một số những thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo, cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây nên tai biến nhẹ đến nặng.

Tùy mức độ tai biến mà vấn đề này có thể sẽ gây ra những biến chứng với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản một số biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp gồm có:

Có thể bạn quan tâm: Review 13 Loại Thuốc Ngừa Tai Biến Tốt Nhất Hiện Nay

Liệt hoặc gặp phải sự khó khăn khi vận động

Theo một số kết quả khảo sát được thực hiện trước đây, có khoảng 90% người bị tai biến rơi vào trạng thái liệt vận động (bao gồm liệt các dây thần kinh sọ não, liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, cảm giác tê bì một bên người).

Đây là biến chứng nguy hiểm, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, việc bệnh nhân nằm yên một chỗ trong thời gian dài còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề khác như viêm đường tiết niệu, cứng khớp, loét các điểm tỳ đè, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Nghiêm trọng nhất là một số trường hợp có thể tử vong.

Liệt hoặc gặp phải sự khó khăn khi vận động là biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp
Liệt hoặc gặp phải sự khó khăn khi vận động là biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp

Rối loạn ngôn ngữ là biến chứng tai biến mạch máu não phổ biến

Sau khi bị tai biến, vùng não thường bị tổn thương trong khi đây lại là cơ quan  chi phối chức năng ngôn ngữ . Bởi thế, người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn ngôn ngữ với những dấu hiệu điển hình như nói ngọng, nói lắp, nói không rõ tiếng, âm điệu bị biến đổi,… Một số trường hợp có thể gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được trong thời gian dài.

Suy giảm nhận thức

Đây là biến chứng tai biến mạch máu não nghiêm trọng, do não bộ bị ảnh hưởng dẫn đến sa sút trí tuệ. Khi bị suy giảm nhận thức, người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện như thường xuyên hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian. Một số trường hợp có thể không nhận ra người thân quen, không hiểu được lời nói của những người xung quanh.

Biến chứng này rất khó phục hồi hoàn toàn, một số trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn hay có độ phức tạp như trước khi mắc bệnh.

Đừng bỏ lỡ: 5 Tai Biến Sản Khoa Dễ Bắt Gặp Nhất Mà Mẹ Bầu Nên Biết

Rối loạn cảm xúc sau tai biến

Tai biến mạch máu não sẽ khuấy động cảm xúc, khiến người bệnh dễ gặp phải những vấn đề sau:

  • Trầm cảm: Rất nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, thường là trong năm đầu tiên sau khi mắc tai biến. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn, trống rỗng, cáu kỉnh, bất lực hoặc vô vọng. Trong trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh có thể nghĩ đến việc tự tử và bạn cần giúp họ tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
  • Lo lắng: Tình trạng lo lắng kéo dài có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hoảng loạn, bồn chồn hoặc cáu kỉnh. Người bệnh thường đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn, có thể cảm thấy run rẩy và khó thở.
  • Khó kiểm soát cảm xúc: Sau khi trải qua cơn tai biến, người bệnh có thể có những thay đổi cảm xúc thất thường, thậm chí không thể đoán trước được cảm xúc hay kiểm soát cảm xúc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh có thể bộc phát cảm xúc không phù hợp với tình huống mà họ đã gặp phải. Ví dụ, họ có thể khóc khi nghe một chuyện vui hay cười khi nghe chuyện buồn.
  • Những thay đổi cảm xúc khác: Biến chứng tai biến mạch máu não khiến người bệnh không muốn thể hiện cảm xúc hoặc không có động lực để làm bất cứ điều gì. Một số người có thể hung hăng hơn hay thường xuyên xuất hiện những hành vi bốc đồng, khiến họ có thể làm những việc rủi ro hoặc những hành động mà không suy nghĩ.

Rối loạn tiểu tiện

Người bị tai biến mạch máu não thường bị rối loạn cơ vòng. Khi kết hợp với rối loạn cảm giác và nhận thức sẽ khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện gây ra tình trạng người bệnh tiểu tiện không tự chủ.

Hiện nay, tình trạng rối loạn tiểu tiện sau tai biến mạch máu não chiếm một tỷ lệ khá cao. Đặc biệt, đây là biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp ở những bệnh nhân có đặt ống thông tiểu, người bị nhiễm trùng tiểu hoặc có can thiệp về cột sống.

Người bệnh có thể bị rối loạn tiểu tiện
Người bệnh có thể bị rối loạn tiểu tiện

Những giải pháp phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả

Những biến chứng tai biến mạch máu não không chỉ đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và những người thân.

Theo các bác sĩ, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn về khả năng phục hồi hoàn toàn của bệnh nhân sau tai biến. Để xác định được khả năng bình phục cần dựa vào một số yếu tố như vị trí, kích thước tổn thương trong não bộ, độ tuổi, tiền sử bệnh… Ngoài ra, những trường hợp tai biến được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ có tỷ lệ bình phục cao hơn. Tùy vào biến chứng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ phù hợp, dưới đây là một số phương pháp phục hồi sau tai biến được áp dụng phổ biến hơn cả.

Tìm hiểu thêm: Tắc Mạch Máu Não Và Những Di Chứng Nguy Hiểm Thường Gặp

Tập luyện phục hồi chức năng

Với những bệnh nhân bị liệt hoặc gặp khó khăn khi vận động sau tai biến, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cần phải tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định. Thông thường, các bài tập được khuyến cáo áp dụng bao gồm bài tập tăng cường sức mạnh cơ, bài tập tăng cường chịu sức nặng trên chân yếu, bài tập giữ thăng bằng khi đang ngồi, đứng và đi…

Tập luyện giúp phục hồi chức năng hiệu quả
Tập luyện giúp phục hồi chức năng hiệu quả

Thực tế cho thấy, một số trường hợp tự ý tập luyện tại nhà có thể gây ra hậu quả xấu, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tê liệt vận động vĩnh viễn. Do đó, các bạn nên thăm khám tại các cơ sở uy tín để được xây dựng riêng từng bài tập dựa vào mức độ tổn thương và thể trạng của bản thân. Tại những địa chỉ này, bệnh nhân cũng được các chuyên viên vật lý trị liệu hỗ trợ điều chỉnh tư thế đúng cách để nhanh chóng lấy lại khả năng vận động.

Châm cứu giúp cải thiện biến chứng tai biến mạch máu não

Để phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, châm cứu là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng những cây kim dài và nhỏ để châm vào huyệt vị cần thiết trên cơ thể để tạo kích thích đến dây thần kinh. Điều này giúp não bộ hình thành khả năng phản xạ, giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả.

Song song với việc châm cứu tai biến, các thành viên trong gia đình có thể học những kỹ năng cần thiết để chăm sóc và hỗ trợ người bệnh mắc tai biến tại nhà hàng ngày. Cụ thể, bạn có thể áp dụng những bài tập xoa bóp vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trọng tâm là bên bị liệt.

Một số giải pháp khác

Với những người bị rối loạn ngôn ngữ hoặc suy giảm nhận thức, để giúp người bệnh có thể giao tiếp được trở lại bình thường, bạn hãy trò chuyện với người bệnh nhiều hơn. Nên nói những chuyện vui liên quan đến những thành viên trong gia đình để bệnh nhân dần có thể lấy lại cảm xúc.

Với những người rối loạn cảm xúc, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm để giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ, nhóm những người có tiền sử tai biến để được chia sẻ với những người bạn mới cùng chung hoàn cảnh.

Tham khảo: 4 Cách Trị Tai Biến Tại Nhà Chuẩn Y Khoa Và Hiệu Quả
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong một số trường hợp
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong một số trường hợp

Trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người nhà cần chú ý chăm sóc, đảm bảo khâu vệ sinh thật tốt cho bệnh nhân cũng như thực hiện một số giải pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị di chứng sau tai biến

Giai đoạn chăm sóc và phục hồi chức năng sau tai biến vốn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân. Do đó, người thân cần nắm rõ những lưu ý chăm sóc người tai biến như sau:

  • Lưu ý thời gian vàng giúp bệnh nhân tai biến phục hồi: Theo các tài liệu nghiên cứu, sau khoảng 3 – 4 tháng đầu tiên bị tai biến, sức khỏe của bệnh nhân có thể phục hồi tốt nhất. Do đó, các bạn cần tận dụng khoảng thời gian vàng để chăm sóc, cùng người bệnh thực hiện vật lý trị liệu, tạo điều kiện cho chức năng của các cơ quan phục hồi tốt nhất.
  • Tăng cường vận động cho bệnh nhân: Điều quan trọng khi chăm sóc người tai biến là tạo điều kiện cho bệnh nhân thực hiện các vận động càng nhiều càng tốt như thường xuyên cho bệnh nhân lăn trở trên giường, chuyển từ tư thế nằm sang ngồi và thòng chân ở mép giường, chuyển sang ngồi bên ngoài giường…. Đồng thời bạn có thể tham khảo các bài tập cho người bị tai biến đơn giản, hiệu quả để áp dụng.
  • Cải thiện chức năng hô hấp: Sau tai biến, việc hạn chế vận động có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Khi trị liệu, không khuyến khích người bệnh nằm ngửa vì điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự lưu thông của không khí. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn bệnh nhân thường xuyên tập luyện các bài hít thở sâu và thực hiện các vận động di chuyển.

Tai biến là một trong những vấn đề nguy hiểm và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế, khả năng bình phục của mỗi người sau biến chứng tai biến mạch máu não là khác nhau nên người bệnh cần một chế độ điều trị đặc biệt và kiên trì khi thực hiện. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan để giúp cơ thể có cơ hội hồi phục tốt nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

29/03

hôm nay

30/03

Ngày mai

31/03

Ngày kìa

+

Khác