Các Huyệt Đạo Để Giác Hơi: Vị Trí Và Cách Sử Dụng Chữa Bệnh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Cùng với xoa bóp bấm huyệt, giác hơi là phương pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu trong y học cổ truyền. Vậy giác hơi là gì và y học sử dụng các huyệt đạo để giác hơi thế nào?

Giác hơi là gì? Tác dụng ra sao?

Giác hơi là liệu pháp y học dùng áp suất trong một dụng cụ giác gọi là ống giác nhằm gây sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể cùng như phòng và trị một số bệnh. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, phương thức trị liệu này còn được gọi là hỏa liệu pháp.

Giác hơi sử dụng những chiếc cốc chuyên dụng đặt lên da người bệnh
Giác hơi sử dụng những chiếc cốc chuyên dụng đặt lên da người bệnh

Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng đặt lên da bệnh nhân. Mục đích là tạo áp suất âm trong cốc và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, qua đó giúp giảm đau, giải độc và điều trị một số bệnh lý.

Y học hiện đại cho rằng giác hơi có tác dụng kích thích nhiệt độ, kích thích cơ học, tăng cường chức năng tiêu diệt mầm bệnh của bạch cầu và kháng viêm. Các phương pháp giác hơi gồm có giác chân không, giác lửa, giác kết hợp châm cứu, giác thuốc, giác hơi di chuyển…

Dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng không thể phủ nhận những tác dụng mà phương pháp giác hơi mang lại như:

  • Theo y học cổ truyền: Y học cổ truyền cho rằng, giác hơi các tác dụng điều chỉnh âm dương, phù chính khử tà, sơ kinh thông lạc và giải trừ đau nhức. Thông qua tác dụng kích thích phụ áp cơ giới của nhiệt độ, giác hơi tạo những phản ứng cục bộ và toàn thân, từ đó điều chỉnh chức năng của cơ thể, tiêu trừ bệnh lý.
  • Theo y học hiện đại: Áp suất âm bên trong cốc giác hơi giúp kéo da vào vùng bên trong cốc giác, làm cho các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông máu, đồng thời tạp ra lỗ thông để loại trừ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, môi trường chân không trong cốc giác giúp các mô giãn nở cục bộ. Qua đó tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng oxy, tăng chuyển hóa tế bào và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Giác hơi giúp kích thích sự lưu thông máu trong lòng mạch
Giác hơi giúp kích thích sự lưu thông máu trong lòng mạch

Bên cạnh đó, theo cả y học cổ truyền và hiện đại, giác hơi còn được cho là có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch qua ba con đường. Trước hết, giác hơi kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tạo chứng viêm nhân tạo tại chỗ. Thứ hai là kích hoạt hệ thống bổ sung. Thứ ba là giúp tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch như Interferon và hoại tử khối u.

Các huyệt đạo để giác hơi hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả

Giác hơi thường được sử dụng để trị các chứng cảm mạo, đau do lạnh như cảm phong hàn, đau cổ gáy, đau lưng… Tùy theo bệnh lý mà các huyệt đạo để giác hơi trên cơ thể sẽ khác nhau, cụ thể như:

Vị trí các huyệt giác hơi được sử dụng nhiều nhất

Trên lưng, các huyệt trên cơ thể thường được áp dụng cho liệu pháp giác hơi gồm:

  • Huyệt Giáp tích: Dùng đầu ngón tay ấn vào vùng lõm giáp nhau giữa 2 đốt sống lưng, vùng sờ thấy được và lồi ra là mỏm gai của các đốt sống. Từ mỏm gai đo ra ngoài 0.5 thốn là vị trí huyệt đạo.
  • Huyệt thuộc mạch Đốc: Đi dọc giữa xương sống, giữa khe liên đốt sống.
  • Huyệt thuộc kinh Túc Thái Dương Bàng Quang (kinh Bàng Quang): Các huyệt này cách mạch Đốc 1.5 thốn và huyệt cách mạch đốc 3 thốn.

Trị cảm mạo phong hàn

Để trị cảm phong hàn, người ta sử dụng các huyệt đạo để giác hơi gồm: Đại chùy, huyệt Phế du, Phong môn, huyệt Thái dương, Hợp cốc, đường tuần hành của mạch Đốc và kinh Bàng quang,…

Tùy thuộc vào bệnh lý mà các huyệt đạo để giác hơi khác nhau
Tùy thuộc vào bệnh lý mà các huyệt đạo để giác hơi khác nhau

Các huyệt đạo để giác hơi hỗ trợ trị các chứng đau

Các huyệt thường được dùng để giác hơi trị chứng đau là huyệt tại chỗ thuộc các đường kinh chạy qua vùng đau, các A thị huyệt, huyệt Giáp tích,… Dưới đây là các huyệt đạo để giác hơi được áp dụng cụ thể cho mục đích như:

  • Để trị vùng cổ gáy có thể giác hơi tại vùng vai, gáy và các huyệt: Huyệt Đại chùy, Kiên tỉnh, Đại trữ, giáp tích ở vùng cổ, huyệt Thiên tông,…
  • Để trị đau lưng: Có thể giác hơi vào vùng lưng bị đau (A thị huyệt), các huyệt đạo trên lưng dọc theo kinh Bàng quang, mạch Đốc giáp tích vùng lưng,…

Khi thực hiện giác hơi cần lưu ý điều gì?

Giác hơi là liệu pháp giảm triệu chứng khó chịu tương đối an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần những lưu ý nhất định trong việc điều trị các bệnh bằng các huyệt đạo để giác hơi này, cụ thể:

  • Nếu muốn sử dụng giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.
  • Không nên giác hơi ở ngoài trời, những nơi quá nóng hoặc quá lạnh để phòng ngừa cảm nhiễn phong hàn, phong nhiệt. Tuyệt đối không giác hơi ở ngoài bãi biển hoặc trong phòng để điều hòa với nhiệt độ thấp.
  • Nên thực hiện giác hơi trong phòng với nhiệt độ vừa phải, không có gió lùa.
  • Tại gia đình, nên sử dụng bộ ống hút khí thay vì dùng lửa để phòng hỏa hoạn và gây phỏng.
  • Một số trường hợp không được áp dụng liệu pháp giác hơi gồm: Trẻ em dưới 4 tuổi, người bị sốt cao, co giật, trầy xước hoặc bệnh lý ngoài da, người bị ung thư di căn, người đang say rượu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt,…
  • Trong khi giác hơi cần chú ý cảm giác của người bệnh và quan sát phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân của người bệnh. Nếu xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi nhiều… cần dừng việc giác hơi để xử lý kịp thời.
Không giác hơi cho trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai…
Không giác hơi cho trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai…

Tùy theo từng bệnh lý mà các huyệt đạo để giác hơi khác nhau. Một số huyệt đạo thường được sử dụng để giác hơi như Đại chùy, Kiên tỉnh, Thiên tông, Giáp tích… Khi sử dụng giác hơi như một kế hoạch điều trị cần có ý kiến của bác sĩ.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh