Nhận Biết Các Huyệt Trên Mặt Và Cách Bấm Huyệt Hiệu Quả

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Do ảnh hưởng tới hầu hết nội tạng trong cơ thể nên việc bấm các huyệt trên mặt từ lâu đã trở thành phương pháp trị liệu một số bệnh lý trong Y Học Cổ Truyền. Vậy làm sao để bấm huyệt đạt hiệu quả tốt nhất?

Các huyệt trên mặt nằm ở vị trí nào?

Theo y học cổ truyền, các huyệt trên mặt đều có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của tai, đầu, mắt, răng… Mỗi vị trí huyệt trên khuôn mặt lại có tác dụng chữa bệnh khác nhau.

Các huyệt trên mặt liên quan trực đến sức khỏe của đầu, mắt, tai…
Các huyệt trên mặt liên quan trực đến sức khỏe của đầu, mắt, tai…

Dưới đây là những vị trí huyệt trên mặt phổ biến nhất:

  • Huyệt Ấn đường: Nằm giữa đường nối hai đầu lông mày, là nơi giao nhau của hai bên sống mũi.
  • Huyệt Toản trúc: Nằm song song với lòng trong của mắt, trên đường kinh thái dương bàng quang.
  • Huyệt Dương bạch: Nằm ở phía trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt, bên trên lông mày 1 đốt ngón tay.
  • Huyệt Đầu duy: Vị trí của huyệt Đầu duy ở góc trán, cách chân tóc 0,5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán.
  • Huyệt Quyền liêu: Nằm trên đường xương gò má, là giao điểm của đường chân cánh mũi kéo ngang với đường ngoài của mắt kéo thẳng xuống.
  • Huyệt Nhân trung: Nằm ở vùng mỗi trên, giữa vùng rãnh lõm nối liền sống mũi với môi.
  • Huyệt Thái dương: Nằm ở hai bên phần lõm phía đuôi lông mày. Huyệt thái dương được liệt vào danh sách tử huyệt của cơ thể.
  • Huyệt Nghinh hương: Nằm ở điểm giao nhau cửa đường ngang bàn chân, cánh mũi và rãnh mũi má.
  • Huyệt Thừa tương: Nằm ngay phần lõm, thẳng với trung điểm của môi dưới.

Tác dụng của việc bấm các huyệt trên mặt

Trong Y học cổ truyền, châm cứu, bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực của  ngón tay tác động trực tiếp lên các huyệt nhằm lưu thông khí huyết và điều trị một số bệnh. Theo đó, việc bấm huyệt trên mặt có thể giúp điều trị một số bệnh lý về tai, đầu, răng, liệt dây thần kinh số 7, rối loạn tiền đình..

Ngoài việc điều trị bệnh, bấm huyệt trên khuôn mặt còn giúp thúc đẩy hoạt động hô hấp và dinh dưỡng ở da, làm da săn chắc, mịn màng hơn. Ngày nay, bấm huyệt mặt được ứng dụng trong chăm sóc sắc đẹp như nâng cơ mặt, thông cơ mặt, làm đẹp da, thon gọn mặt…

Mỗi huyệt trên mặt lại có những công dụng khác nhau, cụ thể:

  • Huyệt Bách hộiCó công dụng bình can tức phong, thăng dương cử khí được dùng để chữa đau đầu, ngạt mũi, sa tử cung, trúng phong…
  • Huyệt Đầu duy: Day bấm huyệt Đầu duy giúp trị đau nửa đầu, mí mắt rung giật, đau thần kinh trước trán.
  • Huyệt Dương bạch: Bấm huyệt Dương bạch giúp trị liệt mặt, đầu, vùng trán đau và các bệnh về mắt như loạn thị, quáng gà…
  • Huyệt Toàn trúc: Bấm huyệt Toàn trúc giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt, các tật về mắt..
  • Huyệt Ấn đường: Bấm huyệt Ấn đường giúp thư giãn, giảm bớt căng thẳng, cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu, tăng cường trí nhớ…
  • Huyệt Nghinh hương: Bấm huyệt Nghinh hương có công dụng điều trị bệnh về mũi, mặt như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ngạt mũi, liệt mặt, phù nề…
  • Huyệt Nhân trung: Bấm huyệt Nhân trung giúp điều trị méo miệng, liệt dây thần kinh số 7, giảm các triệu chứng hôn mê, đau lưng…
  • Huyệt Thái dương: Công dụng của viêc bấm huyệt Thái dương là điều trị đau đầu, giúp thư giãn và chữa các bệnh về mắt…
  • Huyệt Quyền liêu: Tác dụng của huyệt Quyền liêu trên mặt là chữa liệt mặt, cơ mặt co giật, đau dây thần kinh sinh ba, cơ mặt co giật…
  • Huyệt Thừa tương: Công dụng là điều trị động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi khi ngủ…
Bấm huyệt trên mặt giúp điều trị một số bệnh như đau nửa đầu, hoa mắt
Bấm huyệt trên mặt giúp điều trị một số bệnh như đau nửa đầu, hoa mắt

Gợi ý cách bấm huyệt trên khuôn mặt

Tất cả các huyệt trên mặt đều rất quan trọng nên cần phải bấm huyệt đúng cách mới mang lại hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là cách bấm huyệt trên mặt được các bác sĩ Đông y áp dụng:

  • Khi bấm huyệt trên khuôn mặt cần đảm bảo tư thế nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất.
  • Trước khi bấm huyệt cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo trên mặt.
  • Khi thực hiện cần bấm các huyệt trên mặt theo chiều kim đồng hồ, đảm bảo đúng kỹ thuật của từng huyệt đạo. Có thể kết hợp vỗ hoặc xoa bóp huyệt để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng lực đủ mạnh khi bấm huyệt. Nếu bấm nhẹ sẽ không đạt kết quả như mong đợi.
  • Sau khi bấm xong phải để cho người bệnh nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Tuy theo chỉ định của từng huyệt mà chu trình bấm mỗi ngày khác nhau. Thông thường, mỗi huyệt sẽ thực hiện 2 – 5 lần/ngày.
Khi bấm huyệt trên mặt cần đảm bảo tư thế thoải mái nhất
Khi bấm huyệt trên mặt cần đảm bảo tư thế thoải mái nhất

Cách bấm một số huyệt đạo cụ thể trên mặt như sau:

  • Huyệt Ấn đường: sau khi xác định chính xác vị trí của huyệt, dùng ngón tay trỏ day ấn một lực mạnh vừa đủ vào huyệt rồi vuốt sang hai bên thái dương. Thực hiện trong thời gian 3 phút rồi nghỉ.
  • Huyệt Nhân trung: Bấm huyệt khoảng 1 phút và kết hợp với một số huyệt khác như Ấn đường, Thái dương.
  • Huyệt Toản trúc: Dùng ngón tay trỏ day ấn một lực mạnh vừa đủ vào huyệt. Thực hiện trong thời gian khoảng 3 phút rồi dừng nghỉ ngơi. Có thể lặp lại lần nữa.
  • Huyệt Dương bạch: Cách bấm tương tự như huyệt Toản trúc.
  • Huyệt Nghinh hương: Trước bấm huyệt phải nín thở. Sau đó vừa thở ra vừa bấm huyệt. Lặp lại khoảng 7 – 10 lần.
  • Huyệt Thái dương: Khi thực hiện nằm thư giãn, nhắm mắt và dùng tay vuốt từ đuôi mi mắt từ trong ra ngoài đến đúng vị trí huyệt Thái dương. Thực hiện khoảng 30 – 50 lần.
  • Huyệt Thừa tương: Dùng tay ấn lực mạnh vừa đủ vào vị trí huyệt, thực hiện khoảng 50 lần mỗi ngày.
  • Huyệt Thính cung: Sau khi xác định đúng vị trí huyệt, dùng ấn một lực vừa đủ day theo chiều kim đồng hồ. Làm khoảng 5 lần thì đổi ngược lại
Khi bấm huyệt trên mặt cần xác định chính xác vị trí của huyệt đạo
Khi bấm huyệt trên mặt cần xác định chính xác vị trí của huyệt đạo

Lưu ý cần nhớ khi bấm các huyệt trên vùng mặt

Bấm các huyệt trên mặt là phương pháp khoa học đã được áp dụng từ hàng ngàn năm trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, bạn không nên kỳ vọng vào việc bấm huyệt mặt có thể chữa khỏi hoàn toàn các bệnh lý mà không cần dùng đến thuốc. Khi bấm huyệt trên mặt cần lưu ý một số điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Bấm huyệt đúng cách: Việc trị liệu bấm huyệt chỉ mang lại hiệu quả cao khi được thực hiện đúng cách. Chỉ cần sơ sẩy trong bấm huyệt cũng có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Với từng vị trí, cần sử dụng lực khác nhau, day đúng chiều mới cho kết quả như mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ… nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt. Bởi, việc day ấn quá mạnh có thể gây nứt hoặc gãy xương.
  • Phụ nữ mang thai không nên bấm huyệt: Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai đặc biệt là dưới 3 tháng không nên bấm huyệt. Bởi, các kích thích do bấm huyệt gây ra sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Bấm huyệt kết hợp vận động: Bấm huyệt nên kết hợp cùng vận động, luyện tập và ăn nhiều rau xanh, trái cây… để tăng cường sức khỏe.
  • Không bấm huyệt khi da bầm tím: Không nên xoa bóp, bấm huyệt khi da đang bị bầm tím, viêm, hoặc sưng…
  • Các trường hợp nghi ngờ bệnh lý do nhiễm khuẩn,virus… cần đến khám tại các cơ sở y tế, không tự ý day bấm huyệt tại nhà.
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt mặt khi không có kiến thức cơ bản về huyệt vị.
Không bấm huyệt khi da bầm tím hoặc bị sưng, viêm…
Không bấm huyệt khi da bầm tím hoặc bị sưng, viêm…

Xác định vị trí các huyệt trên mặt và biết cách bấm huyệt có thể giúp điều trị một số bệnh thông thường, giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc men. Tuy nhiên, bấm huyệt không phải phương pháp chính trong điều trị bệnhm thay vảo đó cách này chỉ giúp hỗ trợ, thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh