Các Huyệt Vùng Vai Gáy Phổ Biến Và Cách Bấm Huyệt An Toàn

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Tình trạng đau vai gáy ngày càng trở nên phổ biến ở cả người già lẫn người trẻ. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người tìm đến phương pháp bấm các huyệt vùng vai gáy. 

Vị trí các huyệt vùng vai gáy phổ biến

Vùng vai gáy có khá nhiều huyệt đạo, khi tác động vào đều giúp trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là các huyệt đạo phổ biến tại vùng vay gáy:

  • Huyệt a thị: Huyệt này còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như thiên ứng huyệt, bất định huyệt… Huyệt A thị được xác định thông qua cảm giác đau của người bệnh khi tác động thông qua biện pháp day bấm, xoa bóp. Day, bấm huyệt A thị giúp đả thông vào kinh nguyệt bị tắc, đường khí giữa kinh nguyệt được lưu thông, giúp giảm bớt cơn đau cổ vai gáy.
  • Huyệt đại chùy: Nằm dưới gai đốt sống cổ thứ 7. Bấm huyệt này giúp trị chứng đau đầu, đau vùng gáy, đau cứng cổ, cột sống lưng phía trên, cải thiện chứng cảm cúm, sốt rét, ho, đau, tức ngực…
 Khi day bấm các huyệt vùng vai gáy giúp cải thiện chứng đau cổ vai gáy hiệu quả
Khi day bấm các huyệt vùng vai gáy giúp cải thiện chứng đau cổ vai gáy hiệu quả
  • Huyệt thiên trụ: Nằm phía sau gáy, dưới hộp sọ và đối xứng hai bên qua rãnh sau gáy (dọc hai cơ cổ). Bấm huyệt thiên trụ giúp thư giãn các cơ, giảm căng cơ, đau cổ vai gáy do căng thẳng hàng ngày, giảm đau nhức mỏi mắt, ngạt mũi do viêm xoang, đau tai hay cảm cúm…
  • Huyệt phong trì: Nằm ở lõm trên đường giao nhau giữa bờ ngoài cơ thăng với bờ trong của cơ ức đòn chũm. Bấm huyệt phong trì giúp tuần hoàn máu, tăng chức năng vận động của các dây thần kinh và não bộ; trị hiệu quả chứng đau mỏi cổ, đau cổ vai gáy, đau đầu.
  • Huyệt kiên tỉnh: Nằm ngay trên vai, từ mỏm gai đốt sống cổ 7 đến chỗ lõm mỏm cùng vai. Day ấn huyệt kiên tỉnh giúp trị chứng đau cổ vai gáy, giảm đau vùng chẩm, giảm tình trạng cứng cơ, cứng khớp tại cổ hoặc bả vai…
  • Huyệt kiên trung du: Nằm dưới đốt sống cổ thứ 7, đo từ ngoài bả vai vào sẽ cách khoảng 2 thốn. Huyệt kiên trung du nằm ngay trên đường động mạch nối từ ban tay, đi qua vai gáy và nối liền đến não nên day bấm huyệt này giúp điều trị bệnh tê tay, nhức vai và tay.
  • Huyệt phong môn: Còn có tên gọi khác là huyệt phủ nhiệt hay bối du. Huyệt nằm ở dưới mỏm gai của đốt sống lưng số 2, đo ngang ra 1.5 tấc. Bấm huyệt phong môn giúp điều trị một số bệnh lý như đau mỏi lưng, vai, gáy, viêm phế quản…

Cách xoa bóp – bấm huyệt trị đau vai gáy an toàn

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Bệnh có thể khởi phát do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm… hoặc do thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học.

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai gáy giúp trị chứng đau mỏi 
Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai gáy giúp trị chứng đau mỏi

Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt các huyệt vùng vai gáy giúp trị chứng đau mỏi vai gáy khá hiệu quả. Nếu thực hiện đều đặn và đúng cách thì vừa giúp kiểm soát các cơn đau nhức vừa phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây là một số phương pháp bấm huyệt trị đau vai gáy cơ bản:

  • Trước hết, lấy bàn tay chà xát vùng cổ gáy theo chiều ngang. Sau đó, dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng cổ, lên xuống vùng này theo đường vòng cung.
  • Nên thực hiện day theo chuyển động tròn khắp vùng cổ gáy khoảng 5 phút.
  • Trong quá trình bấm huyệt cần nắn bóp từ cổ gáy sang hai bên vai theo chiều ngang một cách chậm rãi.
  • Người thực hiện sử dụng đầu ngón tay cái ấn lên huyệt đại chùy, huyệt phong trì, kiên tỉnh và huyệt phong môn khoảng 20 giây. Tay còn lại xoay cổ người bệnh theo hướng trái, phải, ngửa lên và gập xuống.
  • Day bấm huyệt phong trì ở điểm lõm sau tai khoảng 30 giây.
  • Sau đó chuyển bấm huyệt đại chùy nằm dưới xương ở cổ.
  • Bấm huyệt đốc du nằm cách đốt sống lưng D6 – D7 khoảng 2 – 3 cm.
  • Các động tác bấm huyệt vùng vai gáy cần thực hiện 3 – 4 lần và thực hiện liên tục mỗi ngày mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bấm huyệt chữa đau vai gáy cần thực hiện liên tục hàng ngày mới đạt hiệu quả cao
Bấm huyệt chữa đau vai gáy cần thực hiện liên tục hàng ngày mới đạt hiệu quả cao

Bấm huyệt chữa đau vai gáy cần chú ý điều gì?

Xoa bóp, bấm huyệt vùng cổ vai gáy là biện pháp giảm đau an toàn, dễ thực hiện, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây bầm tím, đau nhức. Vì vậy, khi tiến hành bấm huyệt chữa đau vai gáy cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Trước khi bấm huyệt nên tiến hành động tác xoa bóp để kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ.
  • Nên lựa chọn vị trí có thể nằm, hạn chế âm thanh, ánh sáng. Nếu không được thì chọn vị trí ngồi thoải mái nhất.
  • Khi tiến hành bấm huyệt cần tránh day ấn lên vết thương hở hoặc vùng bị sưng, viêm…
  • Tuyệt đối không xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân đau vai gáy vì bị chèn ép tủy sống ở vùng cổ như viêm tủy, rỗng tủy… Lý do là bấm huyệt cho những trường hợp này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bấm các huyệt đạo sau gáy chữa đau cổ vai gáy là biện pháp hỗ trợ và chỉ đem lại hiệu quả tạm thời. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc, ăn uống hợp lý, thay đổi tư thế làm việc… để khắp phục cơn đau triệt để hơn.
  • Khi day ấn các huyệt ở cổ vai gáy, nên cắt móng tay để hạn chế xây xước, chảy máu và bầm tím da.
  • Xoa bóp bấm huyệt chỉ thích hợp với bệnh nhẹ hoặc trung bình. Khi bệnh tiến triển nặng cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể đến các cơ sở y học cổ truyền để áp dụng liệu pháp châm cứu.
Không day ấn lên vết thương hở hoặc vùng bị sưng, viêm...
Không day ấn lên vết thương hở hoặc vùng bị sưng, viêm…

Trên đây là vị trí và công dụng của các huyệt vùng vai gáy.  Để giảm các triệu chứng của đau cổ vai gáy, bạn có thể thực hiện một số cách bấm huyệt vùng cổ vai gáy. Dù vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng đau cổ vai gáy, người bênh cũng nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh