Vị Trí Và Công Dụng Của Các Huyệt Xung Quanh Đầu Gối

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Các huyệt xung quanh đầu gối nằm ở các vị trí khác nhau và đều có những công dụng riêng. Nắm được vị trí của các huyệt đạo này giúp việc thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu gối dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vị trí và tác dụng của các huyệt xung quanh đầu gối

Giống như nhiều huyệt đạo khác trên cơ thể con người, các huyệt xung quanh đầu gối cũng được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền, đặc biệt là xoa bóp bấm huyệt. Dưới đây là những huyệt xung quanh đầu gối phổ biến nhất:

Huyệt Hạc đỉnh

Đặc điểm của huyệt Hạc đỉnh:

  • Vị trí: Nằm phía trên xương bánh chè.
  • Công dụng: Day ấn huyệt và xoa bóp giúp cải thiện tình trạng sưng đau ở khớp gối.
Các huyệt xung quanh đầu gối có tác dụng hiệu quả trong điều trị đau khớp khối
Các huyệt xung quanh đầu gối có tác dụng hiệu quả trong điều trị đau khớp khối

Huyệt Lương khâu

Vị trí và công dụng của huyệt Lương khâu:

  • Vị trí: Cách bờ ngoài trên xương đầu gối khoảng 2 thốn. Từ huyệt Hạc đỉnh đo lên 2 thốn rồi ra ngoài 1 thốn chính là vị trí huyệt Lương khâu.
  • Công dụng: Tác động đúng cách vào huyệt giúp thông vị điều khí, hóa thấp khu phong, điều trị viêm khớp gối.

Huyệt Huyết hải:

Đặc điểm của huyệt Huyết hải:

  • Vị trí: Ở phía trong đùi, cách phía trên xương bánh chè khoảng 2 thốn, ngay vị trí hõm giữa cơ may và cơ rộng.
  • Công dụng: Xoa bóp bấm huyệt đúng cách có tác dụng tăng cường lưu thông máu giúp điều trị viêm khớp gối, giảm đau và cải thiện thoái hóa khớp gối.

Huyệt Độc tỵ

Đặc tính của huyệt Độc tỵ:

  • Vị trí: Nằm mặt ngoài chân phía dưới đầu gối, tại chỗ lõm của xương bánh chè.
  • Công dụng: Bấm huyệt Độc tỵ hiệu quả giúp giảm đau hiệu quả.

Huyệt Nội tất nhãn

Xác định vị trí và thông tin về công dụng của huyệt Nội tất nhãn:

  • Vị trí: Nằm đối diện huyệt Độc tỵ, đúng chỗ lõm xương bánh chè ở phía trong.
  • Công dụng: Bấm huyệt kết hợp day nhẹ nhàng tại vị trí huyệt có tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết và cải thiện tình trạng khó khăn trong vận động khớp.

Huyệt Dương lăng tuyền

Đặc điểm của huyệt Dương lăng tuyền:

  • Vị trí: Dưới đầu gối 1 tấc, tại chỗ lõm ngoài ống chân
  • Công dụng: Xoa nhẹ huyệt kết hợp xoa bóp xung quanh giúp giảm nóng đỏ, sưng đau và khó khăn khi co duỗi.

Huyệt Thừa sơn

Đặc điểm của huyệt Thừa sơn gần đầu gối:

  • Vị trí: Ở cuối bắp chân, chỗ lõm giữ khe cơ sinh đôi trong và ngoài.
  • Công dụng: Tác động đúng cách vào vị trí huyệt có tác dụng giảm đau khớp khối, tê cứng khớp.

Huyệt Ủy trung

Đặc điểm của huyệt Ủy trung:

  • Vị trí: Ở phía sau đầu gối, giữa lằn chỉ ngang nếp gấp khớp gối
  • Công dụng: Giảm tê chân và cơ bắp, giúp điều trị viêm khớp gối.
Huyệt Ủy trung giúp giảm tê chân, điều trị viêm khớp gối
Huyệt Ủy trung giúp giảm tê chân, điều trị viêm khớp gối

Huyệt Âm lăng tuyền

Vị trí và công dụng cụ thể của huyệt Âm lăng tuyền:

  • Vị trí: Nằm đối diện huyệt Dương lăng tuyền, phía mặt ngoài đầu gối.
  • Công dụng: Giúp tiêu phong, giảm đau khớp

Huyệt Túc tam lý

Đặc điểm của huyệt Túc Tam Lý gần đầu gối:

  • Vị trí: Cách huyệt Độc tỵ 3 thốn ở mặt ngoài của chân. Nếu vuốt từ dưới lên gần đầu gối gặp điểm mắc lại, đo ra phía ngoài 1 thốn là huyệt Túc tam lý.
  • Công dụng: Có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau khớp khối.

Gợi ý cách ứng dụng các huyệt xung quanh đầu gối trong hỗ trợ chữa bệnh

Bấm huyệt trị đau khớp gối là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Phương pháp này sẽ làm tăng tính linh hoạt tổng thể, hỗ trợ ổn định khớp cũng như hồi phục các chuyển động bình thường tại khớp khối. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên đến điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên, trong trường hợp được các chuyên gia hướng dẫn, người bệnh cũng có thể thực hiện tại nhà.

Sau đây là kỹ thuật thực hiện các thao tác xoa bóp và bấm huyệt chữa đau đầu gối:

  • Xoa: Sử dụng gốc bàn tay tác động lên khớp gối theo hình xoắn ốc một cách nhẹ nhàng. Thao tác này có tác dụng kích thích da, làm giảm mạch máu dưới da và hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm hiệu quả.
  • Miết: Kỹ thuật này sử dụng đầu ngón tay miết vào da theo hướng thẳng đứng. Kỹ thuật này giúp căng vùng da khớp gối, từ đó cải thiện cơn đau rõ nét.
  • Day: Sử dụng gốc bàn tay ấn xuống đầu gối. Nên thực hiện chậm và điều chỉnh lực tùy theo mức độ của cơn đau. Kỹ thuật day giúp giảm sưng đồng thời kích thích lưu thông máu ở đầu gối.
  • Nắn bóp: dùng lòng bàn tay nắn bóp vùng gây cơ của ổ khớp, vừa bóp vừa kéo lên trên. Chú ý, sử dụng ngón tay giữa khi nắn bóp nhằm tránh gây bầm tím và đau nhức. Kỹ thuật này giúp lưu thông máu, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.
  • Vận động đầu gối: Với kỹ thuật này, người bệnh ngồi thẳng sao cho bắp chân vuông góc với đùi. Sau đó, dùng hai tay ôm đầu gối và thực hiện co duỗi nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 lần. Vận động đầu gối có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm sưng viêm và hồi phục chức năng khớp đầu gối.
 Bấm huyệt chữa đau đầu gối được nhiều bệnh nhân quan tâm
Bấm huyệt chữa đau đầu gối được nhiều bệnh nhân quan tâm

Những lưu ý khi day bấm huyệt quanh đầu gối

Để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả trong quá trình bấm các huyệt xung quanh đầu gối để hỗ trợ trị đau đầu gối, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không điều trị bằng phương pháp bấm huyệt khi đau khớp gối do nhiễm trùng hay vùng da xung quanh đầu gối đang có vết xước.
  • Phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trước khi bấm huyệt để tránh những tác hại cho cả mẹ và bé.
  • Bấm huyệt trị đau khớp gối chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như suy tim, huyết áp cao… cũng cần có sự tham vấn của bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt. Bởi, các tác động này có thể làm cho tình trạng bệnh nội khoa tiến triển xấu đi.
  • Khi bấm huyệt chỉ nên dùng lực vừa đủ, không ấn quá mạnh vì có thể gây tổn thương da dẫn đến đau nhức hoặc bầm tím.
  • Người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn đông máu hoặc tinh thần bất ổn… đều không nên bấm huyệt.
  • Trước khi bấm huyệt cần cắt ngắn móng tay và rửa sạch tay bằng xà phòng, tránh tổn thương cho da.
  • Có thể kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh để nâng cao chất lượng của việc day bấm huyệt.
  • Bấm huyệt cho tác dụng chậm nên bệnh nhân cần thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Nên duy trì liên tục trong thời gian 10 ngày để cải thiện tình trạng đau khớp gối.
  • Bệnh nhân nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả cũng như các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo lứt, yến mạch…vào chế độ ăn.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng thịt đỏ, thịt gia cẩm, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn muối chua hay các thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý cũng là thói quen giúp bệnh nhân sớm phục hồi.
  • Bệnh nhân cũng tránh hoạt động thể chất mạnh vì có thể gây tổn thương cho khớp gối.
 Không nên tự ý bấm huyệt cho bệnh nhân mang thai, bị đau tim, cao huyết áp…
Không nên tự ý bấm huyệt cho bệnh nhân mang thai, bị đau tim, cao huyết áp…

Các phương pháp đông y khác điều trị đau đầu gối

Ngoài bấm huyệt chữa đau đầu gối, y học cổ truyền còn sử dụng phương pháp xoa bópchâm cứu để trị khớp gối, cụ thể:

  • Xoa bóp: Kỹ thuật xoa bóp thường được kết hợp với bấm huyệt trong điều trị đau đầu gối. Mục đích của xoa bóp là phát huy tối đa kỹ thuật từ bàn tay, giúp tăng lưu thông khí huyết, hạn chế cứng khớp cũng như đẩy lùi cơn đau… Thao tác xoa bóp thực hiện xen kẽ, nhẹ nhàng khoảng 30 phút/lần.
  • Châm cứu: Các nghiên cứu cho thấy kỹ thuật châm cứu có tác động tích cực đến khớp gối, giúp cải thiện chức năng khớp, phục hồi vận động…
Ngoài xoa bóp, bấm huyệt, y học cũng sử dụng châm cứu để trị khớp gối
Ngoài xoa bóp, bấm huyệt, y học cũng sử dụng châm cứu để trị khớp gối

Nắm được vị trí và công dụng của các huyệt xung quanh đầu gối sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng trong việc thực hiện các động tác bấm huyệt. Tuy nhiên, các kỹ thuật bấm huyệt chữa đau đầu gối cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh