Cách xoa bóp chân tay cho người già hiệu quả nhất hiện nay

Ngày đăng: 07/12/2022 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Về già, cơ thể yếu đi, chân tay dễ mắc bệnh xương khớp dẫn đến chứng tê bì, nhức mỏi. Để ngăn ngừa tình trạng này gia tăng ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh có thể áp dụng một số cách xoa bóp chân tay cho người già dưới đây.

Tại sao người già cần thực hiện xoa bóp chân tay?

Tuổi già cơ thể bị lão hóa nhanh khiến các cơ quan hoạt động không còn tốt nữa, khả năng miễn dịch kém hơn. Theo nghiên cứu của Viện Lão khoa Quốc gia thì một người già trung bình sẽ mắc phải 3 loại bệnh hoặc chứng rối loạn. Một số căn bệnh phổ biến thường gặp như huyết áp cao, tim mạch, thần kinh, đái tháo đường, tiêu hóa, tai biến mạch máu não, bệnh lý về xương khớp,…

Đặc biệt trong số các bệnh lý trên, bệnh liên quan đến xương khớp là dễ gặp nhất. Người già có thể gặp phải tình trạng thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau khớp, khô khớp. Các bệnh xương khớp này gây nên cơn nhức vô cùng khó chịu ở chân tay, lưng, cổ vai gáy,… Tần suất cơn đau gia tăng nhiều vào ban đêm hay khi thời tiết thay đổi.

Người già rất dễ bị tê nhức, đau mỏi chân tay
Người già rất dễ bị tê nhức, đau mỏi chân tay

Đau nhức không chỉ gây khó chịu còn khiến người già lười vận động, từ đó làm giảm khả năng trao đổi chất chất của cơ thể, không kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp.

Đây cũng là nguyên nhân khiến người già ít ngủ và gặp nhiều triệu chứng về thoái rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ tiếp khi bị thức giấc. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, hay ngủ gật vào ban ngày, cáu kỉnh, khó chịu với mọi thứ xung quanh.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều cách cải thiện tình trạng đau mỏi chân tay cho người cao tuổi. Tuy nhiên, cách đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt nhất đó là thực hiện các cách xoa bóp chân tay cho người già.

Xoa bóp, massage là cách dùng tay tác động lên khu vực đau nhức giúp kích thích thụ thể áp lực dưới da từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch. Qua đó làm giảm các hormone cortisol, thủ phạm chính trong việc tiêu diệt các tế bào miễn dịch tự nhiên ở người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, xoa bóp giúp khí huyết lưu thông, giảm chèn ép, sưng đau, tê mỏi khớp. Vì vậy, nếu thực hiện các động tác xoa bóp, massage thường xuyên giúp người già vận động dễ dàng hơn, giảm nhanh triệu chứng mất ngủ và hỗ trợ giảm dấu hiệu lão hóa.

Cách xoa bóp chân tay cho người già

Xoa bóp, bấm huyệt chân, tay giúp cân bằng âm dương và đả thông kinh mạch trong cơ thể. Từ đó giảm nhanh tình trạng căng thẳng và co cứng cơ khớp. Dưới đây là một số cách xoa bóp người bệnh có thể áp dụng thực hiện hàng ngày:

Hướng dẫn xoa bóp chân cho người già

Vùng chân phải chịu áp lực lớn từ cơ thể nên dễ bị đau nhức, tê bì nhất. Khi đó, người già nên tham khảo và thực hiện các động tác xoa bóp như sau:

Xát bắp chân

  • Người bệnh dùng tay ấn vào bắp chân và bàn chân để kiểm tra xem đâu là vị trí đau nhức. Sau đó dùng lòng bàn tay xát mạnh kết hợp với xoa tròn trên vị trí bị đau nhức và các khu vực xung quanh.
  • Thực hiện động tác này từ 10 – 15 lần cho đến khi hai bên chân ấm dần lên.

Miết bàn chân

Đặt bàn chân lên sàn, sau đó sử dụng ngón tay cái miết mạnh tại các khe ở xương đốt ngón chân. Thực hiện miết lần lượt các khe ở 2 bên chân, mỗi khe từ 3 – 5 lần cảm giác châm chích sẽ giảm dần.

Xoa bóp chân cho người già thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng
Xoa bóp chân cho người già thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng

Vuốt đầu gối

Sử dụng cả hai tay vuốt nhẹ tại xung quanh đầu gối, rồi dùng ngón tay cái ấn nhẹ trên gối và ấn dần tiến về đùi. Thực hiện động tác vuốt chân này cho đến khi cảm nhận hết tê mỏi thì dừng lại.

Ấn bắp chân

Xòe hai bàn tay rồi nắm lấy bắp chân, sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời ấn vào trung tâm bắp chân và giữ nguyên trong khoảng 7 – 10 giây.

Người bệnh có thể sử dụng các cách trên để xoa dịu những cơn co cơ, tê tay chân tại chỗ đặc biệt là tình trạng tê nhức khi ngủ. Tuy nhiên, xoa bóp không thể trị tận gốc bệnh mà bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn bấm huyệt chân cho người già

Trong trường hợp đau nhức vùng chân do bệnh lý, người bệnh nên kết hợp xoa bóp với bấm huyệt mới mang lại hiệu quả cao. Khi bấm huyệt sẽ giúp tác động lên các huyệt vị trên bàn chân, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và bền vững.

Mỗi huyệt vị tương ứng với một bệnh khác nhau, vì vậy tùy vào bệnh lý đang mắc phải mà có thể thực hiện bấm các huyệt như sau:

Huyệt A thị

  • Dùng tay ấn nhẹ lên vùng chân để xác định xem đâu là vị trí đau nhức và tê nhiều nhất.
  • Sau đó dùng ngón tay cái day điểm đau nhức đó từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ và tăng dần theo mức độ trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Tiếp theo dùng ngón tay cái bấm với mức độ nhẹ hơn trong 1 phút.

Huyệt Túc tam lý

Huyệt này có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có thể dùng để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu, cao huyết áp, liệt nửa người, xương khớp, đái tháo đường, các bệnh sinh dục tiết niệu hoặc động kinh,…

  • Cách xác định huyệt: Dùng tay ấn để xác định chỗ lõm phía ngoài của khớp gối, từ vị trí đó đo xuống cẳng chân trước 3 thốn, điểm chạm đến được gọi là huyệt túc tam lý.
  • Cách thực hiện: Sử dụng đầu ngón tay cái bấm trực tiếp thẳng góc vào huyệt để tác động lên huyệt vị. Thực hiện bấm huyệt Túc tam lý trong khoảng 1 – 3 phút, mỗi ngày từ 1 –  2 lần để có hiệu quả.

Huyệt Tam âm giao

Huyệt Tam âm giao nằm ở phần lõm sau xương chày cách mắt cá chân trong khoảng 6,5cm (đối với người trưởng thành).

Khi dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này có tác dụng chữa các chấn thương tại cổ chân và gót chân, suy nhược thần kinh, liệt nửa người, bụng trướng, kinh nguyệt rối loạn, bí tiểu, liệt dương, di mộng tinh, viêm tinh hoàn,…

Huyệt Dũng tuyền

Dũng tuyền là huyệt vị rất quan trọng, có thể xác định bằng cách co bàn chân và ngón chân lại để tìm điểm lõm nhất (vị trí ⅓ trước gan bàn chân), phần lõm sâu vào trong chính là huyệt vị.

Khi bấm huyệt này có thể chữa gan bàn chân bị tổn thương, chứng nóng lạnh bất thường, bệnh liên quan đến thần kinh, động kinh, kích ngất, đau đỉnh đầu,…

Cần thực hiện động tác bấm huyệt đúng cách để tránh dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm
Cần thực hiện động tác bấm huyệt đúng cách để tránh dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm

Cách thực hiện: Ngâm chân bằng nước ấm khoảng 7 – 10 phút, sau đó dùng ngón tay cái bấm vào huyệt và giữ trong khoảng 30 giây.

Huyệt Ủy dương

  • Huyệt Ủy dương nằm ở  đầu ngoài nếp nhượng chân, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi, tại vị trí giữa 2 gân cơ nhị đầu đùi và cơ gan chân.
  • Khi bấm huyệt này có thể chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, đau lưng, bắp chân bị co thắt, tiểu ra dưỡng trấp, viêm thận,…

Huyệt ủy trung

Huyệt Ủy trung nằm tại vị trí chính giữa của nếp gấp sau đầu gối. Bấm huyệt giúp chữa viêm khớp gối, đau lưng, nhức mỏi thắt lưng, co cơ bắp chân, đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, cảm nắng rất hiệu quả.

Huyệt Dương lăng tuyền

Dương lăng tuyền nằm dưới đầu gối khoảng 1 tấc, tại chỗ lõm phía bên ngoài của ống chân. Tác động đến huyệt này giúp chữa viêm khớp gối, đau lưng, đùi, bàn chân, đau thần kinh liên sườn, hoa mắt chóng mặt, nôn ói, viêm túi mật và giảm triệu chứng liệt nửa người.

Huyệt Âm lăng tuyền

  • Cách xác định: Huyệt Âm lăng tuyền nằm tại chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày, ở mặt trong đầu gối. Có thể dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, tại ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất đó là huyệt.
  • Khi dùng ngón tay cái ấn huyệt này có thể giảm triệu chứng bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp gối, tê bàn chân, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, đi tiểu khó khăn.

Huyệt Thừa sơn

  • Huyệt Thừa sơn nằm ở giữa đường nối huyệt Ủy trung 8 thốn, ngay vị trí lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi trong và ngoài.
  • Dùng tay bấm huyệt này trong khoảng 1 phút có tác dụng chữa bệnh co rút bắp chân, đau thần kinh tọa, đau nhức bàn chân, liệt bàn chân, đau gót chân, bệnh trĩ, sa trực tràng,…

Huyệt Thái Bạch

Thái Bạch là huyệt nằm ở chỗ lõm của xương dưới mé trong của lòng bàn chân. Khi bấm huyệt này có thể chữa viêm khớp ở các chi, ngón cái sưng đau, hoặc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa như: Đau dạ dày, bụng chướng, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, phù thũng,…

Huyệt Côn lôn

Bấm huyệt Côn lôn thường chữa các bệnh liên quan đến khớp chân như viêm sưng mắt cá, viêm bàn chân, đau thần kinh tọa, đau ngón chân, liệt chi. Huyệt này nằm tại giao điểm của bờ ngoài gót chân với đường thẳng kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân.

Huyệt Giải khê

Huyệt Giải khê nằm ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, tại điểm giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ ngón chân cái. Khi dùng ngón cái bấm huyệt này ở hai chân giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp cổ chân, teo cơ, teo cẳng chân, đau nhức tê mỏi chân, viêm cầu thận.

Huyệt Thái khê

Bấm huyệt Thái khê có thể cải thiện đau nhức, đặc biệt là liệt chi dưới hiệu quả. Bên cạnh đó, tác động lên huyệt này còn giúp chữa đau họng, đau răng, thận viêm, bàng quang viêm, di tinh, tiểu dầm,…

Huyệt Đại đôn

  • Huyệt Đại đôn có tác dụng chữa tê nhức chân, đau do thoái vị, dịch hoàn viêm, tử cung sa, tiểu dầm, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc đau dữ dội tại bụng dưới.
  • Cách xác định: Huyệt nằm ở đốt thứ nhất ngón chân cái, cách bờ ngoài gốc móng khoảng 0, 1 thốn.

Huyệt Hoàn khiêu

Huyệt Hoàn khiêu nằm ở vị trí ⅓ ngoài và ⅔ trong của đoạn nối điểm cao nhất từ mấu chuyển xương đùi và khe xương cùng. Bấm huyệt này thường xuyên giúp kháng viêm xương khớp, đau nhức chân, bàn chân, đau thần kinh tọa hoặc mắc hiện tượng cước khí.

Lưu ý: Bấm huyệt giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, nhất là bệnh xương khớp gây đau nhức chân hiệu quả. Tuy nhiên, việc bấm huyệt nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tránh tự ý bấm huyệt tại nhà. Vì khi thực hiện bấm sai vị trí huyệt có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách xoa bóp tay cho người già đơn giản tại nhà

Bàn tay phải chịu nhiều tác động, là nơi thực hiện hoạt động cầm nắm vật nên dễ bị tê mỏi và mắc các bệnh xương khớp. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở người già do xương khớp bị suy yếu.

Cần kết hợp cách xoa bóp chân và tay cho người già thường xuyên để có hiệu quả tốt hơn
Cần kết hợp cách xoa bóp chân và tay cho người già thường xuyên để có hiệu quả tốt hơn

Người cao tuổi có thể xoa bóp giảm đau tay theo cách dưới đây:

  • Miết hai bàn tay: Dùng tay trái đặt lên tay phải rồi miết dọc theo các khe giữa các ngón tay. Tiếp theo dùng lực vừa phải bóp vào khớp ngón tay rồi lắc nhẹ bàn tay. Sau đó, dùng bàn tay trái vuốt từ cẳng tay xuống ngón tay từ 5 – 7 lần và chuyển sang thực hiện động tác tương tự cho tay phải.
  • Xoa bóp bàn tay: Người bệnh dùng tay trái nắm chặt bàn tay phải sau đó xòe ra thẳng với lực mạnh nhất có thể. Sau đó xoa nhẹ từ cổ tay, lòng bàn tay đến các ngón tay rồi thực hiện ngược lại 5 – 7 lần và làm tương tự cho tay trái.
  • Xoa mu bàn tay: Đặt tay trái lên mu tay phải, rồi dùng lực mạnh sát vào mu bàn tay bên dưới và thực hiện động tác tương tự với tay trái. Mỗi bên nên thực hiện khoảng 10 lần để có hiệu quả giảm đau nhức, tê mỏi tốt nhất.
  • Xoa bóp kết hợp xát hai tay: Lấy bàn tay phải bóp chặt bàn tay trái, sau đó xoa bóp từ cổ tay ngược về phần xương vai trong khoảng 3 lần. Tiếp theo thực hiện xát mạnh ở mặt trong tay từ cổ tay về nách và làm ngược lại với mặt ngoài trong 5 lần rồi đổi sang tay phải.

Để tăng hiệu quả điều trị, người già có thể áp dụng cách bấm các huyệt như sau:

  • Huyệt Bát tà: Nằm ở kẽ 5 ngón tay, nằm trên đường tiếp giáp da gan tay và mu tay ngang với khe khớp xương bàn tay và ngón tay. Để giảm đau nhức nên dùng ngón tay cái day ấn huyệt ở hai bên bàn tay, mỗi huyệt khoảng 30 giây.
  • Huyệt Hợp cốc: Nằm ở chỗ lõm giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ). Khi bấm huyệt, dùng ngón tay cái ấn và day với lực vừa phải trong khoảng 1 phút sẽ mang lại hiệu quả cao.
  • Huyệt khúc trì: Nằm ở đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu tay khi co khuỷu tay vào và tại vị trí dưới huyệt khúc trì 2 thốn. Thực hiện ấn huyệt này ở 2 bên tay, mỗi huyệt ấn 30 giây với một lực vừa đủ.
  • Huyệt Dương trì: Nằm tại khớp cổ tay phía mu, thẳng từ ngón nhẫn lên, gần mắt cá tay. Khi tác động lực lên huyệt này khoảng 30 giây sẽ giúp người già giảm cảm giác đau nhức ở vùng tay.
  • Huyệt Ngoại quan: Có vị trí từ dương trì đo lên 2 thốn. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Ngoại quan khoảng 30 giây các triệu chứng tê nhức, đau mỏi sẽ giảm dần.
  • Huyệt Nội quan: Tại vị trí tính từ điểm giữa nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn, ở giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Dùng tay ấn huyệt này với lực vừa phải trong khoảng 30 giây – 1 phút.
Người già nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện bấm huyệt
Người già nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện bấm huyệt

Lưu ý: Người già không nên tự bấm huyệt mà cần nhờ người có chuyên môn hoặc bác sĩ thực hiện mới đạt hiệu quả và tránh bấm sai huyệt.

Lưu ý khi thực hiện cách xoa bóp chân tay cho người già

Khi thực hiện các động tác xoa bóp chân tay cho người già cần chú ý:

  • Chỉ nên thực hiện với lực vừa phải 2 – 3 lần mỗi ngày.  Cần tránh xoa bóp bấm huyệt với lực mạnh hoặc liên tục vì cơ thể người già rất nhạy cảm có thể làm tình trạng đau nhức tồi tệ hơn.
  • Không nên thực hiện xoa bóp trong thời gian quá lâu vì nó sẽ gây phản tác dụng. Thời gian hợp lý nhất là khoảng 15 – 20 phút vào mỗi buổi sáng sớm sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.
  • Người cao tuổi có tiền sử bệnh cao huyết áp và tim mạch thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp chân tay.
  • Nếu da chân hay tay có vết thương hở thì không nên áp dụng cách này để tránh tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ xảy ra.
  • Để tăng hiệu quả xoa bóp, người già cần kết hợp với các biện pháp giảm đau nhức cho cơ thể như: Chườm nóng, tắm nước ấm, đắp lá thuốc,…
  • Người già nên luyện tập các bộ môn yoga, đi bộ, bơi lội để tăng cường miễn dịch cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu đến tay và chân từ làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp hoặc các bệnh lý khác.
  • Nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, nhất là canxi, vitamin B và magie cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, không nên sử dụng chất kích thích, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay, thực phẩm đóng hộp,…
  • Người già cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến triệu chứng bệnh gia tăng.
  • Nếu xoa bóp, bấm huyệt không mang lại hiệu quả cao tốt nhất người cao tuổi nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.

Trên đây là cách xoa bóp chân tay cho người già mang lại hiệu quả nhanh và an toàn nhất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao người bệnh cần thực hiện đúng động tác và kiên trì áp dụng hàng ngày.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    16/04

    hôm nay

    17/04

    Ngày mai

    18/04

    Ngày kìa

    +

    Khác