Hướng dẫn các cách xoa bóp tay trị đau nhức tê bì tốt nhất

Ngày đăng: 15/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Đau nhức, tê bì tay có thể do sinh hoạt thiếu khoa học hoặc một số bệnh lý gây nên. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số hệ lụy nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần áp dụng cách xoa bóp tay để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng tại nhà.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi tay

Đau nhức, tê bì chân tay thường do một số nguyên nhân sau:

  • Do khí huyết: Nếu khí huyết kém lưu thông, máu và oxy không lưu thông đến các khớp tay và bàn chân, thì người bệnh dễ bị đau nhức, tê bì. Bên cạnh đó, tình trạng này khiến người bệnh bị nhiễm lạnh, sức khỏe giảm sút hơn so với bình thường.
  • Do yếu tố nghề nghiệp: Đối tượng dễ mắc bệnh là người thường xuyên làm việc nặng, thực hiện lặp lại động tác chân tay liên tục với tuần suất lớn, người ít vận động, ngồi máy lạnh cả ngày, làm việc sai tư thế,…
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển giao mùa khiến bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp ở vùng tay bùng phát gây ra.
  • Mắc bệnh lý xương khớp: Đau nhức, tê bì, gặp khó khăn khi vận động khớp tay cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp như: Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay,…
  • Một số bệnh lý khác: Nếu mắc bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, thiếu vitamin và khoáng chất như magie,… Các bệnh lý này gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể và cũng dễ gây tê mỏi chân tay.
Đau nhức tay do rất nhiều nguyên nhân gây nên
Đau nhức tay do rất nhiều nguyên nhân gây nên

Khi bị tê mỏi, đau nhức vùng cánh tay và bàn tay nếu không được điều trị sẽ mang đến cảm giác khó chịu bà làm giảm chức năng hoạt động. Lâu ngày tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, mất chức năng hoạt động khớp tay.

Để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, tốt nhất bệnh nhân nên áp dụng các cách xoa bóp chữa tê tay càng sớm càng đạt được hiệu quả cao.

Hướng dẫn cách xoa bóp tay giảm đau nhức hiệu quả nhất

Khi có dấu hiệu nhức mỏi, tê bì vùng cách tay người bệnh có thể áp dụng một số cách xoa bóp, bấm huyệt dưới đây.

Cách xoa bóp cánh tay

Người bệnh có thể làm giảm triệu chứng đau nhức, tê mỏi cánh tay bằng cách:

  • Lấy tay trái nắm lấy cẳng tay phải, chú ý nắm hờ bàn tay phải rồi gấp, duỗi và xoay khớp cổ tay từ trái sang phải trong khoảng 30 giây rồi đổi chiều.
  • Đổi bên tay phải cầm cẳng tay trái rồi thực hiện động tác khoảng 30 giây.
  • Sau đó, bạn thực hiện động tác gấp, duỗi và xoay khớp khuỷu tay và khớp vai mỗi bên khoảng 1 phút.
  • Sau đó đứng thẳng sao cho chân rộng bằng vai, đan 2 tay vào nhau rồi đưa về phía trước. Tiếp theo thực hiện động tác vươn vai bằng cách từ từ đẩy 2 tay lên cao rồi nhẹ nhàng buông 2 tay xuống, đồng thời hít thở sâu.
Xoa bóp cánh tay thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả
Xoa bóp cánh tay thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả

Mỗi ngày thực hiện các động tác này ít nhất 1 lần các dấu hiệu tê mỏi tay sẽ suy giảm nhanh chóng.

Cách xoa bóp khuỷu tay

Đối với vùng khủy tay cũng rất dễ gặp tình trạng đau nhức, tê mỏi. Đặc biệt khi người bệnh mắc các bệnh lý xương khớp thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lúc này, cách giảm triệu chứng bệnh tốt nhất cần thực hiện các động tác xoa bóp như sau:

  • Dùng tay nhẹ nhàng nắn bóp với lực vừa phải tại khủy tay ở 2 bên. Người bệnh có thể kết hợp xoa dầu nóng, dầu xoa bóp chuyên dụng hay các loại tinh dầu tràm, oải hương, bạc hà, khuynh diệp,… để tăng hiệu quả giảm đau, giúp cánh khủy tay, cánh tay hoạt động dễ dàng hơn.
  • Sau đó dùng tay trái nắm nhẹ ở khủy tay rồi thực hiện động tác co duỗi nhẹ nhàng đến khi không còn cảm giác đau nhức nữa thì đổi bên.

Các động tác xoa bóp này cần phải thực hiện hàng ngày, mỗi ngày ít nhất từ 1 – 2 lần thì mới đạt hiệu quả tốt.

Cách xoa bóp khớp cổ tay 

Trên cánh tay, vị trí phải chịu nhiều tổn thương nhất đó là khớp cổ tay. Do đó, khi thấy dấu hiệu đau mỏi tại vị trí này bạn có thể thực hiện các cách xoa bóp cổ tay sau:

Cách 1: Uốn cong cổ tay hướng lên trên

  • Đầu tiên bạn sẽ duỗi thẳng cánh tay phải hướng về phía trước sao cho lòng bàn tay luôn được hướng về phía mặt, đồng thời các ngón tay luôn hướng lên phía trên.
  • Tiếp theo bạn cho tay trái ôm vào phần vị trí mu bàn tay phải rồi xoa bóp nhẹ nhàng để các ngón tay được thư giãn.
  • Sau đó nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể đến khi cảm thấy phía sau cổ tay phải bắt đầu có dấu hiệu căng thì giữ trong khoảng 30 giây.
  • Lặp lại động tác với bên tay còn lại, kiên trì thực hiện triệu chứng đau cổ tay sẽ được cải thiện 1 cách đáng kể.
Uốn cong cổ tay là cách giảm đau nhức rất tốt
Uốn cong cổ tay là cách giảm đau nhức rất tốt

Các 2: Uốn cong cổ tay xuống phía dưới

  • Duỗi thẳng cánh tay phải hướng về phía trước sao cho lòng bàn tay luôn được hướng về phía mặt, còn các ngón tay hướng xuống dưới.
  • Cho tay trái ôm vào phần vị trí mu bàn tay phải và giữ ngón tay ở tư thế thoải mái nhất.
  • Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy phía sau cổ tay phải bắt đầu có dấu hiệu căng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thực hiện lặp lại động tác với bên tay còn lại. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày hoặc ngay khi có dấu hiệu đau khủy tay sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Cách xoa bóp bàn tay 

Để giảm tê mỏi, đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở vị trí bàn tay, người bệnh nên áp dụng cách xoa bóp giảm đau sau:

  • Dùng bàn tay trái nắm và bóp nhẹ nhàng bàn tay phải trong khoảng 1 phút rồi đổi bên.
  • Sau đó nắm chặt hai bàn tay lại rồi thả ra nhịp nhàng khoảng 10 lần.
  • Nếu chưa giảm hẳn tình trạng nhức mỏi có thể thực hiện động tác vẩy hai tay nhẹ nhàng trong khoảng 10 lần.

Cách xoa bóp ngón tay

Ngoài cánh tay, khủy tay và bàn tay, các ngón tay cũng là vị trí dễ bị tê nhức, đau mỏi nhất. Khi đó, người bệnh cần thực hiện xoa bóp theo cách sau:

  • Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng vào nhau trong khoảng 30 giây.
  • Tiếp theo lấy tay trái bóp nhẹ nhàng vào các ngón tay ở bàn tay phải, thực hiện lần lượt từ ngón cái đến ngón út rồi đổi bên.
  • Sau đó, dùng bàn tay trái nắm từng ngón tay của bàn tay phải rồi kéo bằng lực tương đối mạnh sao cho phát ra tiếng kêu.
Thực hiện cách xoa bóp ngón tay thường xuyên có thể giảm triệu chứng đau ngay tại nhà
Thực hiện cách xoa bóp ngón tay thường xuyên có thể giảm triệu chứng đau ngay tại nhà

Người bệnh cần kiên trì thực hiện cách xoa bóp này và có thể kết hợp bấm huyệt Bát tà trong kẽ các ngón tay để có hiệu quả tốt nhất.

Xoa bóp bấm huyệt toàn thân trị đau tay

Xoa bóp kết hợp bấm huyệt giúp tăng lưu lượng máu đến cánh tay và phá vỡ các nút thắt cơ. Từ đó giúp giảm tình trạng chèn ép dẫn đến đau nhức, tê bì. Người bệnh có thể tác động vào các huyệt sau đây.

Day ấn các huyệt Bát tà

Đây là hệ thống huyệt nằm ở kẽ giữa các ngón tay, tại vị trí giáp giữa da gan tay và mu tay. Khi bị đau nhức dùng ngón cái bấm lần lượt các huyệt Bát tà, mỗi huyệt trong khoảng 30 giây.

Day ấn huyệt Hợp cốc  

Huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa xương ngón cái và ngón trỏ. Cách xác định huyệt là dùng ngón cái của bàn tay kia ấn men theo bờ xương ngón trỏ đến khi có cảm giác đau ở ngón út thì chính là huyệt Hợp cốc.

Cách day ấn huyệt: Sau khi xác định được vị trí huyệt dùng ngón tay cái ấn với lực vừa phải trong khoảng 1 phút.

Day ấn huyệt Dương trì, Ngoại quan và Nội quan

  • Huyệt Dương trì nằm tại khớp cổ tay phía mu, thẳng từ ngón áp út lên, gần mắt cá tay.
  • Huyệt Ngoại quan nằm tại vị trí cách huyệt Dương trì khoảng 7cm về phía vai.
  • Huyệt Nội quan ở vị trí cách nếp gấp cổ tay khoảng 7cm về phía vai, nằm giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day ấn lần lượt các huyệt, mỗi huyệt trong khoảng 30 giây với lực vừa phải.

Day ấn huyệt Khúc trì

Huyệt Khúc trì nằm ở vị trí đầu lằn nếp gấp khuỷu tay khi gấp khủy tay lại. Khi tác động lên huyệt vị này cũng giúp giảm tình trạng đau nhức, tê mỏi tay đáng kể.

Bấm huyệt bàn tay kết hợp xoa bóp là cách giảm triệu chứng bệnh tốt nhất
Bấm huyệt bàn tay kết hợp xoa bóp là cách giảm triệu chứng bệnh tốt nhất

Lưu ý: Khi xoa bóp, bấm huyệt trị đau tay cần xác định chính xác vị trí huyệt để tránh bấm sai làm giảm hiệu quả hoặc khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Một số lưu ý khi xoa bóp tay giảm đau nhức

Tay là bộ phận thường xuyên phải vận động do đó không thể tránh khỏi bị đau nhức tê mỏi. Khi đó việc xoa bóp, bấm huyệt để giảm triệu chứng bệnh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện các động tác này cần chú ý:

  • Để giảm nhanh tình trạng đau nhức tay, người bệnh cần ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý dẫn đến đau tay.
  • Cần thực hiện đúng động tác xoa bóp và kiên trì áp dụng hàng ngày thì cơn đau mới có thể suy giảm.
  • Ngoài xoa bóp, bấm huyệt, để tăng hiệu bệnh nhân có thể đến cơ sở y tế để thực hiện châm cứu, cấy chỉ,… Các phương pháp này không chỉ giúp mang lại hiệu quả cao mà còn rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
  • Nên tập luyện nhẹ nhàng giúp cơ khớp được thư giãn và giảm tình trạng chèn ép gây ra đau nhức.
  • Khi cơn đau quá nặng áp dụng cách xoa bóp khi bị tê chân tay không mang lại hiệu quả cần tránh tự ý dùng thuốc giảm đau để điều trị. Thay vào đó bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Trên đây là một số cách xoa bóp tay người bệnh có thể thực hiện để giảm tình trạng đau nhức ngay tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức tê mỏi tay có thể do bệnh lý gây ra. Khi đó, nếu cơn đau xuất hiện trên 3 ngày không giảm mà không rõ nguyên nhân cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác