Chân bị trẹo nguy hiểm không? Cách xử lý khi bị trẹo chân an toàn

Ngày đăng: 03/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Trẹo chân là tình trạng rất sẽ xảy ra trong quá trình di chuyển hoặc chơi các môn thể thao. Tình trạng này ban đầu gây ra cơn đau đớn ở cổ chân khiến người bệnh khó chịu. Nếu không có cách xử lý khi bị trẹo chân kịp thời có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân bị trẹo

Trẹo chân là do một số nguyên nhân tác động làm căng giãn dây chằng quanh khớp dẫn đến sưng đau. Chính vì vậy, tình trạng này còn được gọi là bong gân. Tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh cảm nhận cơn đau nhức khác nhau. Nếu xử lý tình trạng này không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả trật khớp, giãn dây chằng, đứt gân,…

Đặc biệt, nếu bị đứt gân sẽ ảnh hưởng đến khớp chân, thậm chí khi chữa khỏi vẫn để lại nhiều di chứng xấu.

Đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng trẹo chân
Đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng trẹo chân

Một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị trẹo chân thường gặp nhất là:

Vận động mạnh/ chấn thương

Chấn thương được cho là nguyên nhân chính gây ra trẹo chân và là nguyên nhân khó tránh phải nhất. Có một số trường hợp chỉ cần va đập, ngã nhẹ nhàng cũng có thể tác động đến khớp khiến chúng bị sưng đau và bong gân.

Những người thường xuyên hoạt động mạnh hoặc lặp đi lặp lại 1 động tác chân với cường độ cao thì nguy cơ tổn thương tới mô mềm và bao khớp cũng cao hơn và dễ gặp tình trạng trẹo khớp, bong gân.

Thông thường những người này thường là vận động viên, người lao động chân tay do họ có thời gian hoạt động vùng khớp chân nhiều hơn người bình thường.

Do mắc bệnh xương khớp

Một số người mắc bệnh về xương khớp, nhất là các bệnh khiến khớp chân bị khô, thiếu dinh dưỡng như thoái hóa, loãng xương, xương thủy tinh, viêm khớp,… có nguy cơ bị trẹo chân cao hơn so với bình thường.

Do tuổi tác

Trẻ nhỏ là đối tượng các cơ quan trong đó có xương khớp chưa hoàn thiện nên dễ bị trẹo chân và bong gân. Cùng với đó, người già bị lão hóa, hệ xương khớp thiếu canxi, không chắc khỏe nên cũng dễ gặp tình trạng này.

Do béo phì

Cân nặng quá cao gây áp lực đến xương khớp vùng chân khiến chúng dễ bị yếu đi và gặp chấn thương hơn.

Do sử dụng giày dép

Nếu sử dụng giày dép quá chật hoặc quá lỏng sẽ khiến bước chân không vững chắc, dễ bị vấp ngã. Đặc biệt là phụ nữ thường xuyên đi dép cao gót rất dễ gặp phải tình trạng trẹo chân khi di chuyển.

Dấu hiệu nhận biết bị trẹo chân

Trẹo chân ban đầu xuất hiện các cơn đau giống như tình trạng đau nhức thông thường. Do đó nhiều người bệnh chủ quan, không áp dụng các cách xử lý khi bị trẹo chân kịp thời.

Khi chân bị va đập, chấn thương, bạn có thể xác định xem mình có bị trẹo chân hay bong gân không dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội tại vùng khớp ngay chỗ bị trẹo.
  • Vùng da bị thâm tím, sưng to do tình trạng tích tụ máu và tổn thương tế bào gây ra..
  • Việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, trường hợp nặng khi mới chạm nhẹ vào đã có cảm giác đau nhức.
Dấu hiệu nhận biết bị trẹo chân là sưng, đau, bầm tím và lệch khớp
Dấu hiệu nhận biết bị trẹo chân là sưng, đau, bầm tím và lệch khớp

Thông thường trẹo chân sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu chủ quan không chịu xử lý nhanh chóng, dứt điểm ngay từ đầu thì có thể gặp phải nhiều hệ lụy về sau.

Một số biến chứng do không áp dụng cách xử lý khi bị trẹo chân đúng cách: Mắc các bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, teo khớp, mất khả năng vận động,….

Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra bản thân bị trẹo chân, người bệnh cần bình tĩnh và sơ cứu đúng cách, sau đó đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Cách xử lý khi bị trẹo chân đơn giản nhưng hiệu quả nhất

Khi bạn hoặc người xung quanh gặp phải tình trạng trật khớp, bong gân thì bạn nên tiến hành ngay một số bước sơ cứu giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

Cách xử lý khi bị trẹo chân thông thường

Khi nhận thấy khớp cổ chân có dấu hiệu đau nhức, khó cử động do bị trẹo bạn cần:

Tránh cử động 

Khi gặp phải tổn thương, nếu cố tình vận động có thể khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thay vì cử động xem mức độ tổn thương đến đâu, bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ.

Giảm sưng đau tạm thời

Trong thời gian chờ đưa đến bệnh viện thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể giảm đau nhức tại nhà bằng một số cách như:

Cách 1: Chườm bằng đá lạnh

  • Lấy 1 ít đá bọc vào khăn vải sạch hoặc túi chườm sau đó chườm lên vùng sưng tấy khoảng 5 – 10 phút. Khi chườm nên di chuyển nhẹ nhàng quanh vùng bị sưng đau sẽ giúp mô và mạch máu co lại, hạn chế tình trạng xuất huyết, sưng tấy.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần chú ý chườm đá lạnh nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.
Cách xử lý khi bị trẹo chân tốt nhất là nên chườm đá lạnh rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra
Cách xử lý khi bị trẹo chân tốt nhất là nên chườm đá lạnh rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra

Cách 2: Xoa bóp khi bị trẹo chân

  • Ngoài cách giảm sưng đau kể trên, bạn có thể rửa vết thương bằng nước muối loãng rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp cải thiện triệu chứng trẹo chân rất hiệu quả. Nước muối sẽ có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Còn xoa bóp nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giúp máu lưu thông và nắn các khớp xương về vị trí ban đầu.
  • Tuy nhiên, việc xoa bóp này chỉ được sử dụng khi bị trẹo chân nhẹ. Trường hợp trẹo chân có dấu hiệu bong gân nặng thì không nên áp dụng mà cần đến ngay bệnh viện điều trị.

Lưu ý: Không nên làm nóng chỗ bị thương bằng cách lấy khăn ấm đắp lên, bôi dầu gió, xoa bóp rượu thuốc để giảm sưng đau. Vì khi bị tác động ngoại lực máu đã bị xuất huyết, việc áp dụng các mẹo này sẽ khiến mạch máu giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn.

Nẹp vết thương và đưa tới bệnh viện

Trường hợp xử lý bằng các mẹo giảm sưng đau tại nhà không có hiệu quả người bệnh cần nhờ người có chuyên môn nẹp vết thương lại. Sau đó cần nhanh chóng thu xếp đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời trước khi bị biến chứng nặng hơn.

Nếu trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ áp dụng cách xử lý khi bị trẹo chân là nắn bóp khớp xương về đúng vị trí sau đó dùng cao thuốc để xoa bóp giảm sưng đau. Nếu trẹo chân nặng bác sĩ có thể thực hiện một số tiểu phẫu để khắc phục tình trạng bệnh.

Chờ vết thương hồi phục

Sau khi đến bệnh viện và được bác sĩ xử lý vết thương, bệnh nhân về nhà cần hạn chế vận động để tránh việc để lại những di chứng không tốt cho vết thương.

Nếu tình trạng sưng viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc giảm đau kháng viêm. Khi đó bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thường xuyên chườm đá lạnh. Đồng thời, xoa bóp cũng là cách giúp giảm đau nhanh chóng hơn.

Cách xử lý khi bị trẹo chân, bong gân nặng

Trong một số trường hợp bị trẹo chân gặp phải tình trạng bong gân. Tình trạng này thường do dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn ra hay bị rách một phần hoặc toàn bộ. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà người bệnh gặp phải. Dấu hiệu nhận biết là phần cổ chân bị sưng to, bầm tím và đau nhức.

Nếu có dấu hiệu bong gân giãn dây chằng thì không nên thực hiện chườm nóng, xoa bóp bằng dầu nóng, rượu thuốc hoặc kem bôi. Vì các cách giảm đau này có thể ảnh hưởng đến bạch cầu và các phần tử hư hại khiến tình trạng chảy máu diễn ra trầm trọng hơn.

Bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện cách xử lý khi bị trẹo chân phù hợp
Bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện cách xử lý khi bị trẹo chân phù hợp

Cách xoa bóp khi bị bong gân tốt nhất trong trường hợp này là chườm đá lạnh rồi dùng tay xoa bóp cổ chân nhẹ nhàng. Bạn nên lấy đá đập thành các mảnh nhỏ, cho vào túi nilon và bọc bên ngoài lớp khăn mỏng. Khi thực hiện cách chân khi bị bong gần này cần chú ý không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

Sau khi sơ cứu bằng cách chườm đá lạnh và xoa nhẹ nhàng, người bệnh nên đến ngay cơ sở để thăm khám. Vì những trường hợp này bác sĩ cần phải kiểm tra xen gân có bị đứt hay không và có cần điều trị xâm lấn không.

Tình trạng bong gân, trẹo chân ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến cơ xương khớp và gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong đó biến chứng nặng nề nhất là suy giảm chức năng vận động khớp chân, khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người bệnh và người thân cần hết sức chú ý đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời.

Cách phòng ngừa nguy cơ bị trẹo chân, trật khớp cần ghi nhớ

Một số cách giúp giảm nguy cơ bị trẹo chân, trật khớp trong cuộc sống hàng ngày:

  • Tranh vận động mạnh, vận động quá sức, lặp lại 11 động tác hoặc cử động khớp chân quá đột ngột. Vì những hoạt động này dễ khiến vùng chân bị chấn thương dẫn đến trẹo chân.
  • Khi vận động, nhất là khi chơi thể thao nên thực hiện các động tác khởi động trước để giảm thiểu tốt đa tình trạng bị chấn thương.
  • Nên sử dụng giày vừa chân, có đế ma sát để giảm tình trạng ngã, trơn trượt. Đối với người chơi thể thao thì tốt nhất nên sử dụng giày chuyên dụng để bảo vệ khớp chân tốt nhất.
  • Cần tránh di chuyển trên bề mặt trơn trượt, gồ ghề dễ khiến cơ thể bị ngã.
  • tuân thủ đúng luật giao thông để tránh va chạm gây chấn thương cho mình và người xung quanh.
  • Cần kiểm soát cân nặng, tránh để tăng cân đột ngột vì khớp chân chịu áp lực lớn cũng dễ bị trẹo hơn.
  • Xương khớp bị yếu, thiếu canxi, vitamin D cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng trẹo chân. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các thực phẩm như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, cá biển, các loại đậu, rau lá xanh,…
  • Thăm khám sức khỏe xương khớp thường xuyên cũng giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh lý xương khớp trước khi chúng khiến sức khỏe khớp chân bị yếu đi.

Trẹo chân rất dễ xảy ra, thông thường là do bất cẩn của con người trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta không thể ngăn cản tình trạng này xảy ra được. Tuy nhiên, để ngăn cản tình trạng này dẫn đến biến chứng nguy hiểm thì bạn có thể thực hiện cách xử lý khi bị trẹo chân đúng cách.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác