Châm cứu có tốt không? Châm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được áp dụng từ ngàn năm trước. Tuy nhiên “châm cứu có tốt không, nguy hiểm không và tác dụng ra sao?” vẫn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tham khảo ngay bài viết để tìm được lời giải đáp xoay quanh phương pháp điều trị này.

Châm cứu có tốt không?

Theo quan niệm Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, con người có các đường kinh mạch vận hành khí huyết trong cơ thể, gần với hệ thống dây thần kinh và chúng chạy khắp các cơ quan, tế bào. Ở mỗi một đường kinh mạch sẽ có những huyệt đạo, có mối liên hệ tới các cơ quan trong cơ thể.

Nhờ vào những quan điểm đó, các Đại danh y đã đúc kết, nghiên cứu và phát triển thành công các kỹ thuật châm cứu có tác dụng điều trị bệnh. Cụ thể hơn, người tiến hành châm cứu sẽ sử dụng chiếc kim đâm vào đúng huyệt đạo trên đường kinh mạch để kích thích sự vận hành của khí huyết trong cơ thể. 

Châm cứu là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay
Châm cứu là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay

Tác động này làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn, điều hòa năng lượng trong cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng, người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn cả về tinh thần, cảm xúc và thể chất. Bên cạnh đó, châm cứu còn mang lại tác dụng tốt với người bị suy nhược, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh có cảm giác thoải mái và thư giãn hơn. 

Với các bệnh lý về thần kinh như tai biến mạch máu não, yếu liệt, châm cứu cũng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng, đồng thời thúc đẩy cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Chính vì vậy, những bệnh nhân thắc mắc châm cứu có tác hại gì không thì nên yên tâm rằng phương pháp này được các chuyên gia, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là liệu pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tối ưu, an toàn, hiệu quả từ nhiều đời trước. Đồng thời phương pháp này còn được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý khó chữa, chữa dai dẳng.

Châm cứu nhiều có tốt không? Bị nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không?

Trị liệu bằng châm cứu cũng giống như việc dùng thuốc. Nếu lạm dụng, sử dụng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình được bác sĩ chỉ định.

Thông thường, sau khi thực hiện xong 1 liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, bệnh nhân sẽ phải dừng 1-2 ngày sau để mạch máu được thư giãn, sau đó mới tiến hành châm cứu tiếp. Vốn là liệu pháp an toàn, hiệu quả, thế nhưng châm cứu có tác dụng phụ không? Dưới đây là một số phản ứng phụ mà bệnh nhân châm cứu có thể gặp phải trong quá trình điều trị.

Châm cứu bị bầm tím: 

Tình trạng châm cứu bị bầm tím xảy ra có thể là do bệnh nhân mắc bệnh lý về đông máu. Sau châm cứu, vết bầm tím thường xuất hiện tại vị trí châm kim. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm, bệnh nhân chỉ cần chườm lạnh hoặc nóng sẽ khỏi. 

Châm cứu có thể bị bầm tím
Châm cứu có thể bị bầm tím

Trường hợp, vết bầm tím lan rộng ra các vùng da không châm cứu do bác sĩ trong quá trình châm cứu đã thực hiện sai kỹ thuật. Lúc này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục. 

Châm cứu bị đau: 

Khi thực hiện trị liệu, bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim châm đâm vào các huyệt đạo. Do đó, khi châm cứu, người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhức. Thông thường cơn đau sẽ biến mất trong vòng 24 giờ nên người bệnh không cần phải quá lo lắng về tính trạng này. 

Châm cứu có thể bị đau nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm
Châm cứu có thể bị đau nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm

Bên cạnh đó, nền Y học cổ truyền đang ngày càng phát triển, cùng sự tiến bộ của Công nghệ y khoa nên các kỹ thuật châm cứu và cây kim chuyên dụng đã được cải tiến. Chúng có kết cấu nhỏ, mỏng, dẻo và linh hoạt hơn, giúp quá trình châm cứu không gây đau, chủ yếu là cảm giác hơi kích ngoài da.

Châm cứu bị sưng tay: 

Tác dụng phụ này chủ yếu nằm ở người châm cứu. Rất có thể trước khi châm cứu, bác sĩ chưa vô trùng kim khiến vết châm bị nhiễm trùng và gây sưng. Vì vậy việc lựa chọn địa chỉ uy tín để khám chữa bệnh là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn tránh khỏi những tác dụng phụ không đáng có này. 

Công dụng tuyệt diệu của châm cứu trong điều trị các bệnh lý nan y, mãn tính

Hiện nay, châm cứu thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp tây y, chế độ dinh dưỡng và luyện tập để mang lại hiệu quả tận gốc cho bệnh nhân. Đặc biệt, nhiều chuyên gia còn cho rằng, việc kết hợp châm cứu với dòng điện, tức phương pháp điện châm còn mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với châm cứu thông thường. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện có điện tích cực nhỏ gắn vào đầu kim châm tạo ra kích thích sâu vào trong tế bào. Nhờ đó mang lại hiệu quả điều trị toàn diện và lâu dài.

Sau nhiều thử nghiệm lâm sàng, WHO – Tổ chức Y Tế thế giới công bố có 28 tình trạng có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp châm cứu. 

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều nghiên cứu chứng minh, châm cứu mang lại tác dụng tích cực với hơn 60 bệnh lý khác nhau. Với những ai còn thắc mắc châm cứu có tốt không, hãy theo dõi những công dụng tuyệt diệu của châm cứu trong điều trị các bệnh lý dưới đây

Về thần kinh: tai biến liệt nửa người, Liệt dây VII ngoại biên, mỏi mắt, sụp mi mắt, máy mắt, đau dây thần kinh, đau dây thần kinh ngoại biên và một số triệu chứng về thần kinh khác.

Châm cứu giúp thư giãn cơ thể
Châm cứu giúp thư giãn cơ thể

Đối với những bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến thần kinh, thực hiện trị liệu bằng châm cứu sẽ giúp điều hòa, đả thông và tăng quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời giúp cơ thể người bệnh trở nên thư thái, kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn từ đó có tác dụng trong điều trị bệnh hiệu quả.

Về xương khớp: Đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống cổ, lưng, khớp gối, giãn dây chằng,… 

Đây là những bệnh lý có tỷ lệ mắc phải cao nhất, thường gặp ở người già, người trung niên, người lao động nặng. Trong bệnh lý này, châm cứu có tác dụng tương tự như thuốc opioid, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh endorphine một cách tự nhiên. Do đó, chỉ sau một thời gian trị liệu, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhóm, các triệu chứng đau mỏi gần như biến mất. 

Châm cứu chữa đau xương khớp
Châm cứu chữa đau xương khớp

Về tuần hoàn: Suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, huyết áp thấp, cao huyết áp,…. 

Không những có tác dụng giảm đau, châm cứu còn giúp đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, đả thông kinh mạch, thúc đẩy lưu thông máu. Tác động của kim châm sẽ giúp giải phóng các huyệt đạo bị chèn ép, từ đó tăng cường khí huyết trong cơ thể, đưa cơ thể về vận hành theo đúng quy luật. 

Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng, châm cứu có tác dụng tốt hơn thuốc ngủ, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cảm giác lo âu, căng thẳng. Đồng thời cải thiện các vấn đề về huyết áp, 

Về hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn… 

Ở đường hô hấp cũng có rất nhiều huyết đạo. Vì vậy nếu được châm cứu đúng kỹ thuật, người bệnh viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang có thể điều trị tận gốc triệu chứng. Châm cứu sẽ giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn một cách nhanh chóng. Đồng thời có khả năng sơ tán phong tà, làm lành niêm mạc tổn thương, tiêu đờm và thanh nhiệt hiệu quả.

Về tiêu hóa: Đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ăn không ngon miệng… 

Nguyên nhân châm cứu có tác dụng trị các bệnh về tiêu hóa là bởi nó giúp kích thích nhu động ruột dạ dày, giải phóng khí đầy trệ bên trong bụng và điều hòa khí huyết. Từ đó các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng,… sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Về nam khoa, phụ khoa: Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, vô sinh, hiếm muộn…

Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ đến ngày đèn đỏ “cầu cứu” tới phương pháp châm cứu để thoát khỏi cảm giác khó chịu, đau lưng, đau bụng. Đây cũng là những công dụng của châm cứu mang lại cho người mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Không những thế, châm cứu còn được chứng minh là liệu pháp chữa vô sinh nam, nữ mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. 

Ở nữ giới, châm cứu sẽ giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể. Từ đó giúp nữ giới tăng tỷ lệ thụ thai. Bên cạnh đó, phương pháp trị liệu này còn có khả năng đả thông kinh mạch, tăng dẫn truyền máu tới cơ quan sinh dục. Từ đó còn thúc đẩy tử cung sản sinh màng nhầy, tránh được nguy cơ sẩy thai. 

Châm cứu chữa yếu sinh lý
Châm cứu chữa yếu sinh lý

Tác dụng này cũng mang lại kết quả tương tự như ở nam giới. Với những bệnh nhân mắc chứng yếu sinh lý, châm cứu sẽ giúp tăng cường khả năng cương dương được lâu hơn, đồng nghĩa với việc giúp thời gian giao hợp với bạn đời được kéo dài.

Về tiết niệu: Bí tiểu, tiểu dầm, tiểu đêm…

Châm cứu giúp kích thích Thứ liêu, huyệt bàng quang, Âm lăng tuyền. Từ đó giúp khai thông đường tiết niệu, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị các chứng như tiểu đêm, đái dầm, bí tiểu.

Để châm cứu cho hiệu quả tốt và an toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, được chẩn đoán bệnh chính xác, thực hiện châm cứu chuẩn chỉnh.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    24/04

    hôm nay

    25/04

    Ngày mai

    26/04

    Ngày kìa

    +

    Khác