Châm Cứu Da Mặt: Đối Tượng Sử Dụng, Lợi Ích Và Tác Dụng Phụ

Ngày đăng: 30/03/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu da mặt là một phương pháp phổ biến, mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, liệu pháp này còn được coi là bí quyết làm đẹp của phái nữ bấy lâu nay. Vậy phương pháp châm cứu da mặt thường sử dụng cho đối tượng nào, lợi ích và tác dụng phụ như cụ thể ra sao? Cùng khám phá trong bài viết này.

Châm cứu da mặt là gì?

Phương pháp châm cứu đã ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là một phần của y học cổ truyền. Khi thực hiện có thể giúp bạn giảm các cơn đau nhức trên mặt hay giảm chứng buồn nôn. Khi sử dụng phương pháp châm cứu để chăm sóc da mặt, bạn sẽ phải bất ngờ với những lợi ích mà nó đem lại. Da mặt của bạn sẽ trở nên mịn màng, căng bóng và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận có hiệu quả với các hướng dẫn thực hành đã thiết lập.

Châm cứu da mặt mang đến nhiều lợi ích
Châm cứu da mặt mang đến nhiều lợi ích

Đối tượng nên và không nên sử dụng châm cứu da mặt

Dù là một phương pháp đem lại rất nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể tham khảo thông tin bên dưới đây để biết mình có phù hợp hay không.

Đối tượng nên thực hiện

Trước khi tiến hành thực hiện, chuyên gia, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện thăm khám cho bạn. Quan sát kỹ càng các vấn đề từ thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh, tình hình sức khỏe để từ đó có cơ sở đầy đủ để chỉ định các trường hợp có thể thực hiện châm cứu trẻ hóa da. Lưu ý rằng độ tuổi khách hàng thực hiện châm cứu nên từ 25 tuổi trở lên. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến có thể sử dụng châm cứu để cải thiện làn da.

  • Da mặt nhăn nheo, lão hóa sớm, có tình trạng chảy xệ, phần trán, mắt, má và cung mày xuất hiện nhiều nếp nhăn. Nhiều nếp nhăn quanh trán, má, mắt và cung mày.
  • Bạn hoàn toàn có thể châm cứu để cải thiện các nếp nhăn xuất hiện trên vùng mũi, má, da cổ nhăn nheo, chùng nhão.

Đối tượng không nên thực hiện

Một số trường hợp không nên lựa chọn châm cứu da mặt bởi chúng có thể gây nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cho con bú.
  • Người bị ám ảnh với kim nhọn, căng thẳng.
  • Người bị rối loạn đông máu.
  • Người có sẹo hoặc đang gặp tình trạng viêm nhiễm.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Người có sức khỏe yếu, bị thiếu máu, mắc bệnh về tim, suy kiệt, dễ bị sốc khi châm cứu.
  • Các trường hợp không được bác sĩ chỉ định phương pháp này.

Những lợi ích của việc châm cứu trên khuôn mặt

Vùng đầu mặt là nơi có cơ bám da, mạch máu và hệ thần kinh chi phối nhiều nhất. Khi thực hiện châm cứu sẽ giúp kích thích các cơ và đặc biệt là cải thiện tuần hoàn máu. Nhờ vậy mà các tế bào trong cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, trở nên rạng rỡ, săn chắc hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết các lợi ích của phương pháp châm cứu da mặt ngay bên dưới đây.

Châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ mặt

Đối với phương pháp châm cứu để nâng cơ da mặt, chuyên gia sẽ sử dụng kim châm với kích thước 0.2 mm để nhẹ nhàng đâm vào da. Kim sẽ được giữ nguyên như vậy trong vong 40 phút, lúc này bạn có thể nằm thư giãn thoải mái. Sau khi kết thúc, làn da sẽ được cải thiện đối với các nếp nhăn nhẹ, độ đàn hồi tốt hơn trước rất nhiều.

Ngoài ra, châm cứu công giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, cung cấp oxy đến tế bào da, giúp da trở nên hồng hào và tươi sáng hơn. Khi kim đâm vào da, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi châm chích nhưng ở mức độ rất nhẹ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy collagen đang được kích thích, làm cho cấu trúc liên kết của mô trở nên săn chắc.

Sau khi châm cứu, bạn cũng sẽ thấy tình trạng mụn trên da được giảm thiếu đáng kể, đặc biệt là mụn trứng cá. Bằng cách cải thiện quá trình thanh lọc da và tăng cường khả năng miễn dịch của da chống lại vi khuẩn. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu kết hợp liệu pháp châm cứu với ánh sáng LED xanh.

Châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ mặt, tránh chảy xệ
Châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ mặt, tránh chảy xệ

Hỗ trợ chữa trị liệt VII ngoại biên (liệt mặt)

Liệt mặt ngoại biên là tình trạng mà không ít người gặp phải, xuất phát từ viêm dây thần kinh do bị nhiễm lạnh. Nguyên nhân dẫn tới có thể do gặp phải làn gió độc, mở quạt thẳng và mặt hay nằm máy lạnh với nhiệt độ quá thấp. Tình trạng này sẽ khiến bạn e ngại trong việc giao tiếp khi mặt sẽ bị méo sang một bên, các cơ bám da mặt bị liệt, mất nếp nhăn trán và mắt không thể nhắm được.

Không những vậy, tình trạng này thậm chí có thể khiến bạn bị mất giác ở 2/3 phía trước của lưỡi. Nếu không điều trị đúng cách, về lâu dài có thể khiến cơ mặt bị co lại, góc miệng lệch về phía bị liệt, gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Lúc này, việc châm cứu sẽ có công dụng phục hồi cơ mặt về trạng thái bình thường.

Giúp làm giảm căng thẳng và lo âu

Ngoài việc cải thiện làn da, việc châm cứu còn giúp bạn giảm cảm giác đau đầu, đau mỏi vai gáy vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tức thời, không có công dụng lâu dài.

Sự khác biệt giữa châm cứu thẩm mỹ và châm cứu điều trị

Châm cứu thẩm mỹ là biện pháp tập trung vào điều trị sự mất cân bằng của cơ thể. Còn đối với châm cứu điều trị sẽ thường tác động vào các huyệt đạo theo hệ thống đường kinh để giải quyết các vấn đề như lo lắng, đau đầu, viêm nướu,… Do đó, nó có thể sử dụng cả huyệt trên cơ thể và khuôn mặt.

Tác dụng phụ của phương pháp châm cứu trên khuôn mặt

Châm cứu trên khuôn mặt có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như sự xuất hiện của các vết bầm tím trên da. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì những vết bầm này sẽ tự lành sau khoảng 1 tuần. Để đạt được kết quả tốt và tránh tình trạng bầm tím kéo dài, người được châm cứu cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể. Điều này cũng là lý do vì sao những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn đông máu không nên thực hiện phương pháp này.

Khi phương pháp châm cứu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ có chuyên môn, độ an toàn của nó sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, theo Trung tâm Quốc gia về Thuốc bổ sung và Thuốc thay thế, liệu pháp châm cứu cũng có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc thủng cơ quan nếu không được thực hiện đúng cách.

Tác dụng phụ của phương pháp châm cứu là bầm tím
Tác dụng phụ của phương pháp châm cứu là bầm tím

Quá trình trị liệu châm cứu da mặt trẻ hóa làn da như thế nào?

Tùy vào vấn đề da mà bạn đang gặp phải mà vị trí các huyệt đạo cần tác động sẽ khác nhau. Châm cứu không chỉ loại bỏ các vấn đề trên bề mặt da như bã nhờn, mụn,… mà còn giải quyết tận gốc các vấn đề ẩn sâu bên trong mà mắt thường không nhìn thấy.

Cụ thể, quy trình trị liệu châm cứu da mặt sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Kim châm sẽ được đâm vào vùng quai hàm và cỏ để giải phóng sự căng cứng của vùng cơ tại đây.

Bước 2: Kim sẽ được giữ nguyên tại vị trí đâm khoảng 15 phút. Ngoại trừ lúc mới đầu kim đâm vào da tạo cảm giác như kiến cắn thì hầu như không tạo bất cứ cảm giác gì trên da sau đó.

Bước 3: Bác sĩ sẽ theo dõi suốt quá trình châm cứu để phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.

Bước 4: Sau đó, kim châm sẽ được lần gỡ ra nhẹ nhàng.

Bước 5: Cuối cùng, người bệnh sẽ được mát xa thư giãn để làm dịu da và loại bỏ dư chấn sau châm cứu.

Thủ thuật châm cứu sẽ hướng đến điều trị từ bên trong nhiều hơn. Do đó, trong 1-2 lần trị liệu đầu, người bệnh sẽ không thấy rõ sự thay đổi khác biệt trước và sau châm cứu. Theo các chuyên gia khuyến nghị, để nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt, bạn nên kiên trì thực hiện khoảng 5- 10 liệu trình.

Những lưu ý khi châm cứu da mặt

Mặc dù châm cứu da mặt là một phương pháp an toàn, kết thúc liệu trình người bệnh sẽ không phải kiêng kỵ quá nhiều. Thế nhưng, để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sau khi châm cứu, bạn cần kiêng một số thực phẩm có hại sau: Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thực phẩm chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafein,…). Thay vào đó nên tăng cường bổ sung rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A, C, E…
  • Xây dựng lối sống khoa học, không thức khuya, ngủ muộn,…
  • Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress,…
  • Nên kiêng dùng mỹ phẩm ít nhất 3-5 ngày. Mặc dù được khuyến cáo là không gây ảnh hưởng đến quá trình châm cứu, nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng.
  • Tuyệt đối không được tự ý ngưng điều trị khi chưa kết thúc lộ trình. Tái khám đúng định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng khắc phục phù hợp.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp châm cứu da mặt. Để biết mình có phù hợp hay không, bạn nên đến trung tâm đó để thăm khám và được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp ích được cho bạn.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/04

    hôm nay

    21/04

    Ngày mai

    22/04

    Ngày kìa

    +

    Khác