Bị Tai Biến Có Nên Châm Cứu Không? Cách Thực Hiện Hiệu Quả

Ngày đăng: 14/10/2022 Biên tập viên: Thu Hà

Tai biến mạch máu não là vấn đề sức khỏe có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, thường để lại nhiều di chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Để phục hồi di chứng cho bệnh nhân, châm cứu tai biến là một trong những phương pháp trị liệu được nhiều bệnh viện, phòng khám hiện đang áp dụng. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin về liệu pháp này để có được sự lựa chọn tốt nhất khi có nhu cầu.

Giải đáp: Bị tai biến có nên châm cứu không?

Châm cứu là phương pháp tác động trực tiếp lên huyệt vị bằng kim châm, giúp phục hồi các di chứng sau tai biến mạch máu não thông qua 5 cơ chế sau:

  • Thúc đẩy sự tăng sinh tế bào trong hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy sự tăng sinh tế bào ở mô não thiếu máu cục bộ sau tai biến .
  • Hỗ trợ điều hoà cung cấp máu cho vùng não bị tổn thương.
  • Châm cứu mang đến khả năng ngăn chặn các yếu tố gây chết tế bào não bộ.
  • Giúp điều hoà hoá chất dẫn truyền thần kinh, chống viêm để góp phần nuôi dưỡng thần kinh,…
  • Cải thiện trí nhớ cho não bộ nhờ khả năng tăng cường hoạt động của các synap thần kinh tại vùng hải mã.
Người bị tai biến có nên châm cứu không là thắc mắc phổ biến
Người bị tai biến có nên châm cứu không là thắc mắc phổ biến

Để biết có nên thực hiện châm cứu sau tai biến hay không, chúng ta cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm

Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra những tác dụng tích cực của châm cứu đối với phục hồi các di chứng sau tai biến nhẹ. Theo đó, một số ưu điểm của phương pháp này gồm:

  • Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên đảm bảo yếu tố an toàn, ít gây ra tác dụng phụ cho người thực hiện.
  • Châm cứu có cơ chế tác động từ bên trong giúp khắc phục được căn nguyên gây bệnh.
  • Góp phần thúc đẩy lưu thông khí huyết và cân bằng âm dương để từ đây có thể cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi…
Xem thêm: Tắc Mạch Máu Não Và Những Di Chứng Nguy Hiểm Thường Gặp
Châm cứu có nhiều ưu điểm đối với sức khỏe
Châm cứu có nhiều ưu điểm đối với sức khỏe

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, châm cứu tai biến mạch máu não cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
  • Việc châm cứu cần được thực hiện bởi chuyên gia có kiến thức về Y học cổ truyền, giúp đảm bảo châm cứu đúng huyệt và đúng kỹ thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu để cải thiện sức khỏe sau tai biến, bao gồm cả tình trạng tai biến nhẹ ở người già. Những trường hợp được chỉ định cần có các triệu chứng, di chứng của tai biến mạch máu não, không hôn mê và mạch, huyết áp, nhịp thở ổn định. Phương pháp này chống chỉ định với những bệnh nhân đang hôn mê, có các chỉ số như mạch, huyết áp, nhịp thở chưa ổn định. Ngoài ra, người bệnh đang có bệnh lý nặng cần được ưu tiên cấp cứu trước và chỉ tiến hành châm cứu khi bệnh chính đã ổn định.

Có thể bạn quan tâm: Review 13 Loại Thuốc Ngừa Tai Biến Tốt Nhất Hiện Nay

Điểm danh các phương pháp châm cứu phục hồi sau tai biến

Hiện nay, có hai phương pháp châm cứu được ứng dụng phổ biến trong điều trị tai biến mạch máu não cũng như hỗ trợ phục hồi di chứng cho bệnh nhân sau tai biến gồm thể can phong và thể phong đàm.

  • Thể can phong: Người bệnh thường rơi vào tình trạng tê liệt nửa mặt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành châm các huyệt ở bên bại liệt, châm xuyên qua huyệt, châm tả các kinh dương và bổ kinh âm, thay đổi huyệt. Trong quá trình thực hiện nên có 1 ngày châm cứu khi bệnh nhân nằm thẳng, 1 ngày thực hiện khi bệnh nhân nằm nghiêng.
  • Thể phong đàm: Người bệnh thường bị liệt nửa người, liệt mặt, miệng bị méo, khó cử động lưỡi, khi kiểm tra thấy rêu lưỡi màu trắng dày, mạch huyền hoạt. Khi châm cứu cần thực hiện ở tỳ du và các huyệt bên liệt thuộc kinh dương, châm xuyên huyệt và chú ý thay đổi huyệt. Trong quá trình thực hiện nên có 1 ngày châm cứu khi bệnh nhân nằm thẳng, 1 ngày thực hiện khi bệnh nhân nằm nghiêng.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp châm cứu tai biến phù hợp với tình hình của người bệnh
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp châm cứu tai biến phù hợp với tình hình của người bệnh

Quy trình châm cứu tai biến thế nào?

Thông thường quy trình châm cứu cho người tai biến mạch máu não sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Trước tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để chẩn đoán và tư vấn về tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Sau khi bệnh nhân đồng ý lựa chọn phương pháp châm cứu, bác sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Lúc này người bệnh được sử dụng trà thông kinh lạc trong khi chờ đợi bác sĩ chuẩn bị và sát trùng dụng cụ trước khi châm cứu.
  • Kỹ thuật viên massage và xoa bóp một số cơ quan để làm giãn mềm các nhóm cơ trong cơ thể.
  • Bệnh nhân nằm với tư thế phù hợp, sau đó bác sĩ xác định vị trí cần châm cứu và bắt đầu thực hiện.
  • Sau khi kết thúc châm cứu, người bệnh được theo dõi ít phút, cùng với đó bác sĩ hẹn lịch tái khám và trị liệu buổi tiếp theo.
Tìm hiểu thêm: Tai Biến Tiêm Tĩnh Mạch Và Các Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Những lưu ý khi áp dụng châm cứu

Để việc châm cứu tai biến mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Việc châm cứu không gây đau mà người bệnh chỉ cảm thấy hơi tê nhức nhẹ nên bạn đừng quá lo lắng. Trước và trong quá trình châm cứu, người bệnh nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, không nên để cơ thể quá no hoặc quá đói.
  • Trong quá trình châm cứu, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ về các tư thế đứng, ngồi, nằm ngửa, nằm sấp… để việc châm cứu vào các huyệt đạo đảm bảo chính xác.
  • Không lựa chọn phương pháp này cho người có cơ địa nhạy cảm, cơ thể đang bị thương, mắc bệnh tiểu đường, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày,…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp châm cứu tai biến mà bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở châm cứu uy tín có cấp phép của Bộ y tế để thực hiện trị liệu, góp phần hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

23/04

hôm nay

24/04

Ngày mai

25/04

Ngày kìa

+

Khác