Châm cứu trị mất ngủ – Các huyệt cần châm cứu, hiệu quả mang lại

Ngày đăng: 07/12/2022 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu trị mất ngủ là phương pháp YHCT được áp dụng phổ biến từ xa xưa, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Liệu pháp này không chỉ giúp kích thích các huyệt đạo lưu thông, phục hồi chất lượng giấc ngủ mà còn khiến cơ thể trở nên thư giãn, loại bỏ căng thẳng. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn tham khảo nội dung bài viết bên dưới.

Tại sao châm cứu trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao?

Từ xưa đến nay, châm cứu luôn được xem là một phương pháp chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Châm cứu có khả năng làm tăng cường lưu thông máu, giúp đả thông kinh mạch, nhờ đó, liệu pháp này có thể điều trị toàn diện các bệnh mất ngủ.

Châm cứu giúp điều trị mất ngủ hiệu quả  
Châm cứu giúp điều trị mất ngủ hiệu quả

Đồng thời, châm cứu còn giúp giải phóng các chất thúc đẩy giấc ngủ, sản sinh loại hoocmon điều hòa giấc ngủ, hình thành cung phải xạ gây buồn ngủ, giúp người bệnh có thể loại bỏ triệu chứng trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bên cạnh đó, châm cứu trị mất ngủ còn có khả năng tác động trực tiếp đến các hệ thần kinh, kích thích tạo ra hormon endorphin nội sinh. Các hormon này có khả năng làm giảm các cơn đau, giúp cơ thể thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Qua đó, ta có thể nhận ra các ưu điểm của phương pháp điện châm – châm cứu trị mất ngủ đó là:

  • Giúp cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ chỉ từ 1 đến 2 liệu trình.
  • Kích thích các huyệt trên cơ thể, loại bỏ tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể hồi phục trạng thái mệt mỏi cách tự nhiên
  • Châm cứu trị mất ngủ vô cùng an toàn, không gây đau đớn. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp người bệnh tránh xa tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc.

Châm cứu trị mất ngủ là phương pháp phù hợp cho mọi người bệnh thuộc mọi lứa tuổi. Liệu pháp này không chỉ có khả năng điều trị chứng mất ngủ từ sâu bên trong, giúp người bệnh có thể đi vào giấc ngủ cách dễ dàng mà còn giúp tinh thần người bệnh trở nên phấn chấn, thư giãn.

Các huyệt châm cứu trị mất ngủ

Để điều trị bệnh mất ngủ thì các bác sĩ cần phải tác động vào các huyệt đạo có liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan khác như gan, thận… để điều hoà nội tiết và kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Nhờ vậy mới giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Các huyệt cần châm cứu chữa mất ngủ  
Các huyệt cần châm cứu chữa mất ngủ

Các huyệt đạo chính cần châm để điều trị chứng mất ngủ gồm:

  • Huyệt Thái xung là huyệt nằm giữa khe ngón chân cái và ngón chân trỏ, có tác dụng thải độc gan
  • Huyệt Tam âm giao: Nằm ở phía bên mắt có chân. Huyệt đạo này không chỉ có khả năng cải thiện chứng mất ngủ mà còn giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng bị chuột rút khi có kinh nguyệt và rối loạn vùng chậu.
  • Huyệt Thái khê: Nằm ở chỗ lõm của mắt cá nhân, là nơi tập trung kinh khí mạnh mất
  • Huyệt Thượng tinh:Có tác dụng chính là chữa các bệnh liên quan đến mũi như viêm mũi, ngạt mũi, đau đầu do viêm xoang… Đồng thời còn trị các bệnh liên quan đến tâm lý tinh thần. Huyệt này nằm ở đường thẳng giữa đầu, chính giữa đường nối huyệt Bách Hội và ấn đường.
  • Huyệt Thần môn: Nằm ở cổ tay, là huyệt thứ 7 của đường kinh thủ thiếu âm Tâm. Huyệt đạo này có khả năng kích thích não bộ, làm dịu tâm trí giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
  • Huyệt Chương môn: Nằm ở hai bên cạnh bụng, đầu xương sườn tự do thứ 11. Có tác dụng làm giảm đau sườn, đau thắt lưng và trị các bệnh chán ăn, buồn nôn, nôn…gây khó ngủ.
  • Huyệt Bách hội: Nằm ở chính giữa đỉnh đầu, là huyệt thứ 28 của mạch Đốc. Huyệt bách hội có tác dụng chữa các bệnh rối loạn thần kinh và thâm thần như động kinh, mất cân bằng tự trị và giấc ngủ
  • Huyệt Nội quan: Nằm trong cổ tay, giữa hai dây chằng của bạn. Đây là huyệt giúp trị mất ngủ, đồng thời cải thiện các chứng đau bụng, buồn nôn, đau đầu ở người bệnh.
  • Huyệt An miên: Từ đỉnh mắt cá chân kéo lên 4 đến 5 thốn là vị trí của huyệt đạo này. Huyệt đạo này giúp đầu óc thư giãn, trị các chứng mất ngủ đơn giản và hiệu quả.

Phác đồ châm cứu điều trị mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ là bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì thế, bác sĩ sẽ tuỳ vào từng thể bệnh mà áp dụng những phác đồ châm cứu không giống nhau cho từng bệnh nhân.

  • Mất ngủ do tâm huyết hư: Bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt như Nội quan, Thần môn, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô
  • Mất ngủ do Tâm – Thận bất giao: Bác sĩ sẽ tác động vào các huyệt vị như Tam âm giao, Quan Nguyên, Thận du, Khí Hải, Thái kê
  • Mất ngủ do Tâm – Tỳ suy yếu: Châm cứu vào các huyệt Thái Bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý, Tam âm giao
  • Mất ngủ do Can huyết hư: Châm cứu vào các huyệt vị như Can du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.
  • Mất ngủ do Thận âm hư – Can, Đởm hỏa vượng: Người châm sẽ thực hiện châm cứu vào các huyệt vị như Tam âm giao, Thận du, Tả bách hội, Khâu hư, Thái xung, Khí hải, Quang nguyên. Kích thích các huyệt này để giảm triệu chứng bệnh.
  • Mất ngủ do vị khí không điều hoà: Phác đồ châm sẽ bao gồm các huyệt cần thiết như Tả thiên đột, Thiên khu, Túc tam lý, Nội quan, Vy du, Trung quản, Tỳ Du…
Liệu trình châm cứu trị mất ngủ 
Liệu trình châm cứu trị mất ngủ

Liệu trình điều trị châm cứu mất ngủ trong bao lâu? 

Tuỳ vào từng tình trạng mất ngủ của người bệnh mà lộ trình điều trị sẽ khác nhau. Đối với bệnh nhân mới gặp tình trạng mất ngủ trong thời gian gần thì chỉ cần 1 đến 2 buổi trị liệu là có thể ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, với các bệnh nhân mất ngủ kinh niên thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, có khi phải kéo dài hơn 10 buổi trị liệu.

Để phương pháp châm cứu trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao, trong quá trình trị liệu, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đặt ra cho bạn. Đồng thời, không được tự ý châm cứu ở nhà hoặc tự ý ngừng/ rút ngắn thời gian điều trị nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Bệnh nhân có thể kết hợp châm cứu với các phương pháp trị liệu khác như bấm huyệt hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị của mình.

Lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa mất ngủ 

Châm cứu trị mất ngủ là liệu pháp không dùng thuốc có thể mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, đây cũng là phương pháp cần sự tỉ mỉ và đòi hỏi chuyên môn cao. Vì thế, khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần nên nắm rõ một vài lưu ý cần thiết sau đây:

  • Nên đến thăm khám để nắm rõ tình trạng mất ngủ của mình và được các bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Châm cứu là phương pháp chữa bệnh chỉ dành cho những bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, vì thế, bệnh nhân không nên tự châm cứu ở nhà.
  • Không nên châm cứu sau khi ăn quá no hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Một số đối tượng bệnh nhân không thể thực hiện châm cứu như: Người bị viêm ruột thừa, đau dạ dày, tiểu đường…
  • Lựa chọn các cơ sở châm cứu uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn. Một trong những cơ sở bạn có thể an tân lựa chọn là Đông phương Y pháp – Đơn vị dẫn đầu xu hướng chữa bệnh không dùng thuốc, đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh mất ngủ mà không bị phụ thuộc vào thuốc. Hiện nay, Trung tâm có hỗ trợ châm cứu bấm huyệt tại nhà, đảm bảo quy trình thực hiện vẫn đạt chuẩn các bước theo Bộ y tế, toàn bộ kỹ thuật viên đều có chứng chỉ hành nghề và kinh nhiệm dày dặn.

Nếu châm cứu sai, bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân nên nắm rõ các lưu ý cần thiết trên đây để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mình.

Các lưu ý cần thiết khi châm cứu trị mất ngủ 
Các lưu ý cần thiết khi châm cứu trị mất ngủ

Thay đổi thói quen sinh hoạt hỗ trợ điều trị mất ngủ  

Bên cạnh thực hiện liệu pháp châm cứu trị mất ngủ, người bệnh cũng nên thay đổi một vài thói quen sinh hoạt cần thiết để ngăn chặn tình trạng mất ngủ

Không nên ăn trước khi ngủ khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ

Việc ăn quá nhiều trong bữa tối sẽ khiến dạ dày của bạn làm việc quá tải. Các cơ quan trong hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi dẫn đến mất ngủ. Vì thế, vào bữa tối, bạn nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như chuối, sữa ấm, trà hoa cúc, mật ong, bột yến mạch…để ngủ ngon hơn.

Thiết lập nhịp sinh hoạt ngủ nghỉ đúng giờ 

Bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Nhờ vậy mà cơ thể của bạn được vận hành điều độ, giúp bạn dễ ngủ và dễ thức dậy.

Tắm nắng thường xuyên

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dây thần kinh từ võng mạch tới vùng dưới đồi trong não được kích thích. Nhờ vậy, não có thể kiểm soát được nhiệt độ, hormon và các chức năng khác trong cơ thể, bao gồm cả việc kiểm soát giấc ngủ và tinh thần của bạn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ mỗi tối. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc dưới ánh mặt trời quá lâu sẽ khiến cơ thể bạn gặp nhiều vấn đề. Vì thế, nên tắm nắng trong khoảng thời gian hợp lý.

Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử vào ban đêm sẽ khiến con người cảm thấy đói. Từ đó, dẫn đến việc ăn nhiều gây khó ngủ và béo phì. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ điện thoại, đèn led có thể khiến người bệnh bị tăng nguy cơ mắc bệnh nhãn áp, gây khó ngủ.

Vì thế, một tiếng trước khi ngủ, hãy cố gắng tắt các thiết bị điện tử gây ra ánh sáng xanh. Nếu bạn không ngủ được với bóng tối, bạn có thể sử dụng các loại đèn ngủ ánh sáng đỏ hoặc vàng để giúp ngủ ngon.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi đi ngủ
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi đi ngủ

Hạn chế tập thể dục trước khi ngủ 2 đến 3 tiếng  

Nhiều người thường nghĩ rằng tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại, tập thể dục buổi tối gây tình trạng mất ngủ kéo dài. Nếu muốn tập thể dục buổi tối trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên tập các động tác nhẹ nhàng thư giãn như thiền.

Thời điểm tập thể dục tốt nhất mà buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu tập trong thời gian này sẽ khiến cơ thể của bạn khỏe mạnh, giúp ngủ ngon.

Trên đây là một số thông tin về liệu pháp châm cứu trị mất ngủ. Hy vọng, bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết nhất trong việc lựa chọn phương pháp trị bệnh mất ngủ phù hợp cho mình. Đừng để bệnh kéo dài, chúng không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

XEM THÊM:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác