Các Huyệt Châm Cứu Trị Tê Tay Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Ngày đăng: 31/03/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Tình trạng tê tay, run tay là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Đây là vấn đề liên quan tới thần kinh nên việc điều trị cần hết sức cẩn thận. Một trong những phương pháp phổ biến để trị dứt điểm tình trạng này là châm cứu trị tê tay. Vậy châm cứu có hiệu quả hay không? Có những huyệt châm cứu nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Châm cứu trị tê tay có hiệu quả không?

Châm cứu là một phương pháp trị tê tay hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí điều trị. Phương pháp này sẽ không khiến bạn cảm thấy quá đau đớn và tránh tình trạng phụ thuộc vào thuốc, có thể gây nhờn thuốc và gặp tác dụng phụ. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng kim châm với đầu nhọn để đâm vào các huyệt đau nhức giúp giảm cảm giác tê tay hiệu quả. Đa phần bệnh nhân khi sử dụng phương pháp này đều mang lại hiệu quả tích cực, cụ thể như:

  • Triệu chứng tê tay thuyên giảm rõ rệt sau lần châm cứu đầu tiên.
  • Điều trị gần như dứt điểm, không tái phát.
  • Không có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây y.
  • Xương khớp dần trở nên chắc khỏe hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đi khám và điều trị tê tay.
Châm cứu là một phương pháp trị tê tay hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí điều trị
Châm cứu là một phương pháp trị tê tay hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí điều trị

Các huyệt châm cứu trị tê tay

Châm cứu là một phương pháp chữa trị tê tay và run tay đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm và được chứng minh là hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Các bác sĩ thường áp dụng châm cứu bằng cách sử dụng các huyệt đạo khác nhau, nhằm kích thích các huyệt trên cơ thể để cải thiện lưu thông năng lượng và máu. Từ đó giảm các triệu chứng không mong muốn như tê tay và run tay. Dưới đây là một số huyệt thông thường được sử dụng trong phương pháp châm cứu:

  • Hợp cốc: Huyệt này nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ. Để xác định vị trí của huyệt, người thực hiện có thể ấn men bằng ngón cái theo bờ xương bàn tay thứ hai. Khi cảm giác đau lan sang ngón út, đó chính là vị trí của huyệt hợp cốc.
  • Dương lăng tuyền: Nằm ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ của xương mác. Huyệt này thường được sử dụng để giảm nhiệt và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là xua tà khí hiệu quả.
  • Phong trì: Nằm ở bờ lõm bên trong của xương cổ và bờ bên ngoài của cơ thang, phía sau đáy hộp sọ, huyệt này thường được sử dụng cho các vấn đề như viêm khớp, tê tay, và đau lưng.
  • Bát tà: Huyệt này nằm ở kẽ giữa các ngón tay, trên đường tiếp giáp giữa gan tay và mu bàn tay, ngang với khe khớp xương bàn tay và ngón tay. Châm cứu tại huyệt bát tà có thể giúp giảm sưng và tê bì chân tay cũng như tê liệt ngón tay do các vấn đề như phong hàn hoặc viêm cơ.
  • Bách hội: Nằm ở trung tâm đỉnh đầu, nơi giao nhau giữa hai đường vuông góc tính từ đỉnh tai đến giữa đầu. Huyệt này thường được kích thích để làm dịu tĩnh mạch, giảm căng thẳng và ổn định huyết áp.

Trước khi tiến hành châm cứu, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng cho bạn để xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ chọn được các huyệt phù hợp để tiến hành châm cứu, thường kết hợp với đái ấn huyệt để đạt hiệu quả cao. Phương pháp châm cứu được coi là an toàn và hiệu quả trong việc giảm tê tay, run tay và đã được sử dụng thành công trong điều trị cho nhiều bệnh nhân.

Liệu trình điều trị bao lâu?

Khi lựa chọn châm cứu trị tê tay, bạn sẽ không phải lo lắng về thời gian điều trị quá dài. Thông thường sẽ diễn ra trong khoảng từ 7 ngày – 15 ngày là hoàn thành. Khi kết thúc lần châm cứu đầu tiên, bạn sẽ được nghỉ ngơi một tuần và châm cứu lần tiếp theo trong trường hợp cần thiết. Lưu ý rằng, thời gian này sẽ không cố định và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng phục hồi của người bệnh. Nếu chỉ muốn cải thiện, giảm triệu chứng tê tay và không muốn điều trị dứt điểm, thời gian thường sẽ rút ngắn hơn.

Châm cứu diễn ra khoảng từ 7 ngày – 15 ngày là hoàn thành
Châm cứu diễn ra khoảng từ 7 ngày – 15 ngày là hoàn thành

Cách phòng tránh tình trạng tê tay tái phát sau châm cứu

Tình trạng tê tay kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, sau khi châm cứu thành công, người bệnh cần nắm rõ các cách phòng tránh sau đây để ngăn tình trạng bệnh tái phát lại.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bệnh nhân bị tê tay chân cũng có thể là do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, vì thế cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tình trạng bệnh suy giảm.

Các thực phẩm chứa Vitamin D, Vitamin K, canxi là những thực phẩm dinh dưỡng rất rất cần thiết cho người bị tê tay, chân. Vì thế, để hạn chế tình trạng bệnh tái phát, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều các chất này. Các loại thực phẩm mà bạn nên sử dụng trong quá trình châm cứu tê tay như sau:

  • Sử dụng các loại thức ăn chứa đạm từ thực vật như đậu Hà lan, lúa mì, đậu hũ…
  • Bổ sung nhiều loại rau xanh (súp lơ, bông cải, đậu, salad…), hoa quả (táo, cam, kê..) và ngũ cốc chứa nhiều vitamin trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Sử dụng thịt (thịt bò, thịt gà bỏ da…) và các loại sữa có chất béo thấp.
  • Ăn cá từ 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Đặc biệt là các loại cá có chứa hàm lượng chất béo omega 3 cao như cá chép, cá hồi…
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như hải sản, chuối, sữa…

Bên cạnh việc ăn uống các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng, người bệnh cũng cần phải thay đổi cách chế biến thức ăn để nhận đủ dưỡng chất mà các loại thực phẩm mang lại. Cụ thể.

  • Tăng cường cách chế biến thực phẩm giữ chất dinh dưỡng như hấp, luộc, chưng…
  • Hạn chế các cách biến thực phẩm chiên, xào, hun khói…
  • Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng… trong lúc chế biến các món ăn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, các bệnh nhân cũng có thể bắt đầu các thói quen có lợi cho sức khỏe và tình trạng bệnh của mình như sau:

  • Tập thể dục: Giúp giảm đau thần kinh và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bỏ thuốc lá: Tăng việc lưu thông máu trong cơ thể.
  • Massage chân tay: Cải thiện việc lưu thông máu, kích thích dây thần kinh và có thể làm giảm đau tạm thời.
  • Tránh stress, căng thẳng.
  • Không dựa vào khuỷu tay trong một thời gian dài.
Tập thể dục giúp giảm đau thần kinh và kiểm soát lượng đường trong máu
Tập thể dục giúp giảm đau thần kinh và kiểm soát lượng đường trong máu

Kết hợp các bài tập trị liệu trong khi châm cứu trị tê tay

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát, bạn có thể kết hợp phương pháp châm cứu rối loạn tiền đình với các bài tập trị liệu sau:

  • Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia từ vai xuống cổ tay 3 lần rồi xát mạnh 5 lần
  • Hai tay đỡ trời: Để tay ngang bụng sao cho các ngón tay đan vào nhau. Sau đó, từ từ nâng bàn tay lên ngang mũi, ngửa tay lên trời, mắt nhìn theo và hít thở đều. Tiếp tục, vòng tay sang hai bên và đưa xuống hông, thở ra. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 5 lần mỗi ngày.

Nếu đang gặp phải tình trạng tê tay run tay bạn có thể sử dụng phương pháp châm cứu trị tê tay để giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.Đây là phương pháp an toàn hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được cho bạn.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác