5 Cách Chữa Đau Đầu Bằng Tỏi Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Chữa đau đầu bằng tỏi là một trong những cách giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu bằng mẹo dân gian đơn giản và an toàn nhất. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số cách dùng tỏi chữa đau đầu hiệu quả sau đây.

Công dụng của tỏi đối với bệnh đau đầu

Tỏi là nguyên liệu thường gặp trong nấu ăn và rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa tới 6,36g protein, 150g calo, 33g carbohydrates và các dưỡng chất như vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, magie, photpho,…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, tỏi có chứa hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong nguyên liệu này còn có hàm lượng cao germanium, selen và germanium. Đặc biệt, thành phần selen cùng khoáng chất và vitamin trong tỏi có tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, trị cảm cúm, huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch,…

Tỏi có chứa các hoạt chất giúp giảm triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả
Tỏi có chứa các hoạt chất giúp giảm triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý do vi khuẩn, virus gây nên. Bên cạnh đó còn có hiệu quả chống viêm nhiễm, sát khuẩn rất tốt. Chính vì vậy, tỏi thường được dùng để giải độc, sát trùng, làm ấm tỳ vị, chữa đầy bụng, rắn cắn, tiêu chảy, sốt rét, ho gà, đau nhức đầu,…

Đối với bệnh đau đầu, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức khó chịu rất tốt. Người bệnh có thể hoàn toàn sử dụng tỏi để chữa bệnh lý này ngay tại nhà.

Cách chữa đau đầu bằng tỏi nên áp dụng

Trong dân gian lưu truyền một số mẹo giảm đau nhức đầu hiệu quả từ tỏi, bạn đọc có thể tham khảo dưới đây và áp dụng.

Nhét tỏi vào lỗ tai trị chứng đau đầu

Một trong những cách dùng tỏi trị đau nhức đầu đơn giản, dễ thực hiện nhất là nhét tỏi vào lỗ tai.

Cách thực hiện như sau:

  • Chọn 2 tép tỏi có kích thước vừa với lỗ tai, sau đó bóc sạch vỏ và nhét trực tiếp vào lỗ tai.
  • Với mẹo trị đau đầu này, sức nóng từ tỏi sẽ giúp giảm được cảm giác đau đầu nhanh chóng chỉ sau vài phút.
  • Người bệnh nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả giảm triệu chứng đau đầu tốt nhất.
Nhét tỏi vào lỗ tai là cách chữa đau đầu bằng tỏi đơn giản tại nhà
Nhét tỏi vào lỗ tai là cách chữa đau đầu bằng tỏi đơn giản tại nhà

Lưu ý: Người bệnh cũng có thể để tép tỏi trong lỗ tai qua đêm giúp giảm triệu chứng bệnh vào ban đêm để ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, nên cẩn thận và chọn tép tỏi to đế tránh tỏi lọt vào trong tai.

Đắp tỏi giảm đau nhức đầu

Đắp tỏi cũng có hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức đầu ngay tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng cách trị đau đầu bằng tỏi này như sau:

  • Lấy 1 củ tỏi, đem bóc bỏ vỏ rồi giã nát.
  • Bọc tỏi đã giã vào miếng vải sạch, sau đó đắp lên trán.
  • Mỗi ngày đắp 1 -2 lần, nhất là trước khi đi ngủ giúp giảm triệu chứng đau đầu gây mất ngủ hiệu quả.

Lưu ý: Người bệnh không nên đắp trực tiếp tỏi đã nghiền lên da vì các tinh chất trong tỏi có thể gây phỏng, rát, sưng phồng, kích ứng da.

Dùng tỏi nấu cháo

Dùng tỏi nấu ăn, nhất là nấu cháo là cách trị đau đầu bằng tỏi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Người bệnh có thể thực hiện nấu cháo như sau:

  • Chuẩn bị 3 củ tỏi, 10 cây hành và 2 bát gạo nếp (người bệnh có thể tùy chỉnh lượng gạo sao cho vừa ăn).
  • Cách nấu: Nấu gạo thành cháo, lúc cháo sắp chín bỏ hành tỏi thái nhỏ vào, đun lại cho sôi là được. Ăn cháo khi còn nóng, ăn xong đắp chăn cho mồ hôi ra khắp người sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, người bị đau nhức đầu có thể ăn các món nấu với tỏi như: Tỏi ngâm dấm, chim bồ câu hầm tỏi, dê xào tỏi, rau muống xào tỏi,… Thường xuyên ăn các món ăn này cảm giác đau nhức đầu cũng giảm dần và không còn khó chịu nữa.

Xông hơi bằng tỏi giảm đau nhức đầu

Dùng tỏi kết hợp với một số thảo dược để xông hơi cũng có tác dụng giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu rất tốt. Ngoài ra, người có dấu hiệu cảm cúm áp dụng cách này còn giúp cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu và giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị: Lá chanh, lá bưởi, lá tre, cành cúc tần, hương nhu mỗi loại 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ cùng 3 nhánh tỏi tươi.
  • Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ngâm với nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn và ký sinh trùng. Sau đó cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút cho tinh chất ra hết nước.
  • Dùng nước thảo dược để xông cho ra mồ hôi. Người bệnh chú ý cần trùm kín người khi xông mới có hiệu quả tốt nhất.

Mỗi tuần nên xông khoảng 2 lần để triệu chứng đau nhức đầu giảm dần, không gây khó chịu, đồng thời hỗ trợ ngủ ngon, cải thiện giấc ngủ tốt nhất.

Chữa đau đầu bằng cách uống nước tỏi

Ngoài những cách trên, khi bị đau đầu người bệnh có thể uống nước tỏi cũng có khả năng giảm triệu chứng đau nhức đầu.

Uống nước ép thỏi cũng là cách giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
Uống nước ép thỏi cũng là cách giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Cách dùng:

  • Lấy 1 – 2 củ tỏi, bóc vỏ sau đó đem giã nát và vắt lấy nước để uống.
  • Người bệnh có thể uống trực tiếp nước cốt tỏi hoặc pha thêm nước lọc để dễ uống hơn.

Tuy nhiên, nước cốt có mùi nồng đặc trưng của tỏi nên không phải bệnh nhân nào cũng uống được. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi lựa chọn cách chữa đau đầu bằng tỏi này.

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa đau đầu bằng tỏi

Theo kinh nghiệm dân gian, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức đầu nhưng đây không phải là phương pháp đặc trị. Do đó, nhiều trường hợp sử dụng tỏi không giảm triệu chứng hoặc không mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt những người mắc chứng đau đầu nặng, kéo dài hoặc do các bệnh lý gây ra.

Để tăng hiệu quả, khi điều trị bệnh đau đầu bằng tỏi người bệnh cần:

  • Tỏi có mùi đặc trưng nên khi ăn khiến hơi thở có mùi, vì vậy người bệnh có thể súc miệng bằng cà phê, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su không đường để loại bỏ mùi hôi.
  • Tuyệt đối không nên ăn tỏi lúc đói vì trong tỏi chứa thành phần có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày, đường ruột. Vậy nên khi ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn lúc bụng đói khiến cho dạ dày cồn cào, khó chịu.
  • Người có bệnh liên quan tới mắt hay thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì có thể kích thích mắt gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc,…
  • Người bệnh cũng không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì chất allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới hiện tượng phù nề, nghẽn mạch máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Tỏi có tình nóng, vị cay nên người có tiền sử mắc các bệnh về gan cũng không nên ăn. Vì sử dụng quá nhiều sẽ làm nóng gan, lâu dài dẫn đến tổn thương và mắc các bệnh lý về gan.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu, Aspirin không nên trị đau đầu bằng tỏi vì có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người có thể trạng suy yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi vì dùng quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm và phát nhiệt.
  • Để giảm triệu chứng đau nhức đầu nhanh chóng, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nhất là không nên để cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài hoặc làm việc quá sức chịu đựng của cơ thể.
  • Trong trường hợp dùng tỏi không giảm triệu chứng bệnh, tốt nhất bạn nên ngừng áp dụng và đến cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn điều trị.

Trên đây là một số cách chữa đau đầu bằng tỏi đơn giản rất dễ áp dụng ngay tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo và kết hợp thêm một số cách điều trị khác để nhanh chóng trị khỏi bệnh và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác