Tổng Hợp 12 Cách Chữa Đau Vai Gáy Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Chữa đau vai gáy tại nhà là một trong các phương pháp đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 12 cách giảm đau vai gáy hiệu quả nhất dưới đây.

Hướng dẫn cách trị đau vai gáy tại nhà

Có rất nhiều cách chữa đau nhức vai gáy tại nhà mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên dưới đây là một số cách dùng tốt nhất đã được dân gian kiểm chứng về hiệu quả, bệnh nhân có thể tham khảo thêm và áp dụng.

Trị đau vai gáy tại nhà bằng hạt gấc

Hạt theo y học cổ truyền có đặc tính giảm đau, chống ứ, tiêu thũng hiệu quả. Vì vậy, dân gian có rất nhiều bài thuốc từ hạt gấc có hiệu quả trị đau xương khớp do chấn thương hoặc do các bệnh lý.

Để giảm triệu chứng đau vai gáy tại nhà, người bệnh có thể áp dụng như sau:

Chuẩn bị:

  • Hạt gấc chín
  • Rượu trắng từ 40 độ trở lên
  • Bình thủy tinh có nắp đậy

Cách sử dụng:

  • Hạt gấc bóc sạch lớp màng đỏ bên ngoài, đem phơi qua 1 nắng cho khô.
  • Cho lên rang đến khi có mùi thơm, để nguội rồi cho vào cối giã nát.
  • Cho gấc đã giã vào lọ thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm
  • Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, sau 1 tuần thì đem ra sử dụng.
  • Khi dùng lấy một ít rượu thoa vào khu vực vai gáy bị đau rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để cơn đau suy giảm.
  • Mỗi ngày nên thực hiện xoa bóp rượu gấc từ 2 – 3 lần, nhất là khi cơn đau xuất hiện để có hiệu quả tốt nhất.

Chú ý: Rượu hạt gấc chỉ được dùng bôi ngoài da, không nên sử dụng theo đường uống vì có thể gây ngộ độc.

Chườm lạnh để điều trị đau vai gáy tại nhà

Chườm lạnh có tác dụng giảm cơn đau mỏi vai gáy cấp tính. Thông thường phương pháp này được áp dụng trong vòng 3 – 4 giờ đầu tiên sau chấn thương. Nhiệt lạnh sẽ giúp đóng băng các mô bị tổn thương, khiến cho mạch máu co lại từ đó ức chế phản ứng sưng viêm và làm dịu cảm giác đau tức khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Lấy một cục đá to bọc vào miếng vải sạch rồi chườm vào vị trí vai gáy bị đau.
  • Cách khoảng 1 – 2 giờ thực hiện chườm đá khoảng 15 phút để khu vực tổn thương không bị sưng đau.

Lưu ý: Khi áp dụng cách chườm lạnh không được lấy cục đá áp trực tiếp lên da vì sẽ dễ gây bỏng lạnh. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ phù hợp với cơn đau cấp tính, nếu tình trạng đau mỏi vai gáy chuyển sang giai đoạn mãn tính thì nên lựa chọn phương pháp khác.

Cách chữa đau mỏi vai gáy tại nhà bằng ngải cứu

Theo Đông y, lá ngải cứu chứa nhiều các chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể dùng loại thảo dược này để trị đau nhức xương khớp, viêm khớp hay bệnh đau vai gáy. Có rất nhiều cách dùng lá ngải cứu giảm đau tại nhà, người bệnh có thể áp dụng 1 trong các cách sau:

Cách 1: Chườm nóng  

Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng 200g muối hạt.

Cách dùng:

  • Ngải cứu ngâm với nước muối loãng để loại sạch vi khuẩn và để cho ráo nước hoàn toàn.
  • Để chảo nóng rồi cho ngải cứu và muối vào sao vàng.
  • Sau đó dùng khăn vải sạch bọc hỗn hợp mới sao đắp lên vị trí bị đau nhức.
  • Sau khoảng 5 – 10 phút thuốc nguội bớt thì bỏ ra sao nóng lại và tiếp tục chườm.
  • Mỗi lần chườm nóng bằng lá ngải cứu khoảng 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ giảm cơn đau nhức hiệu quả.
Các tinh chất trong ngải cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả
Các tinh chất trong ngải cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả

Cách 2: Uống nước lá ngải cứu 

Uống nước ngải cứu cũng mang lại hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức vai gáy tại nhà. Người bệnh nên thực hiện cách giảm triệu chứng bệnh này như sau:

  • Ngâm và rửa sạch ngải cứu với nước muối loãng.
  • Xay nhuyễn ngải cứu với 300ml nước rồi lọc lấy nước cốt.
  • Chia nước cốt này làm 2 phần để uống hết trong ngày. Người bệnh có thể kết hợp với cách chườm nóng bằng lá ngải cứu để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Chữa đau vai gáy bằng cây xương rồng

Trong Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có chất độc nhẹ nếu không dùng đúng cách. Công dụng chính dùng để tiêu thũng, thông tiện, sát trùng, giải độc, thanh nhiệt,… Sử dụng cây xương rồng cũng có hiệu quả giảm tình trạng đau nhức xương khớp rất tốt.

Cách 1: Chườm nóng 

Chuẩn bị: 50g xương rồng và muối hạt

Cách dùng:

  • Xương rồng cắt bỏ phần gai, rửa sạch và sắt thành khúc.
  • Đem giã nhuyễn xương rồng cùng với muối hạt rồi cho lên chảo sao nóng.
  • Bọc hỗn hợp thuốc vào mảnh vải sạch để chườm lên vị trí vai gáy bị đau nhức.
  • Chườm trong khoảng 20 phút, khi thuốc nguội có thể sao lại để tiếp tục chườm.
  • Kiên trì thực hiện cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng xương rồng này mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả giảm đau.

Cách 2: Uống thuốc sắc xương rồng

Chuẩn bị: Cành xương rồng bánh tẻ.

Cách dùng:

  • Xương rồng gọt bỏ gai, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Sau đó đem sao vàng hạ thổ để dùng dần.
  • Mỗi ngày lấy 1 nắm nhỏ xương rồng đem sắc chung với 3 chén nước đến khi còn 1 chén thì tắt bếp.

Chia nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi ngày 1 thang và kiên trì trong vòng 15 ngày sau đó nghỉ 1 – 2 tháng thì sử dụng lại sẽ ngăn ngừa đau vai gáy tái phát.

Lưu ý:

  • Nhựa cây xương rồng có độc do đó trong quá trình sơ chế người bệnh cần chú ý không nên để nhựa bắn vào da và mắt.
  • Thân cây xương rồng có nhiều gai vì vậy nên cẩn trọng tránh để gai đâm gây nhiễm trùng.
  • Không nên lạm dụng xương rồng trị đau vai gáy trong thời gian dài vì dễ gây tiêu chảy và kích thích niêm mạc miệng.

Cây trinh nữ chữa đau vai gáy tại nhà

Cây trinh nữ theo y học cổ truyền có tính hàn, giúp an thần, tiêu thũng, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Trong y học hiện đại cũng đã chứng minh cây trinh nữ chứa các chất có khả năng ức chế dây thần kinh, ngăn chặn cảm giác đau nhức, giúp ngủ ngon giấc. Vì vậy, tất cả các bộ phận của cây này được sử dụng rộng rãi để chữa đau vai gáy tại nhà.

Có thể dùng cây chinh nữ trị đau vai gáy ngay tại nhà
Có thể dùng cây chinh nữ trị đau vai gáy ngay tại nhà

Người bệnh có thể sử dụng cây trinh nữ giảm triệu chứng đau nhức bằng 1 trong các cách sau:

Bài 1: Sắc uống

Chuẩn bị: 30g rễ trinh nữ, 1 ít rượu và 500ml nước.

Cách dùng:

  • Rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái thái thành lát mỏng rồi đem sao vàng cùng với một ít rượu.
  • Đem thuốc đã sao sắc cùng 500ml nước đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc mới sắc làm 2 phần để uống vào buổi sáng và buổi tối trong ngày.

Bài 2: Kết hợp cây trinh nữ và các thảo dược khác

Chuẩn bị: Rễ trinh nữ, rễ cây đinh lăng, rễ chi chi, rễ cây đại bi và rễ cây cơm rượu với số lượng bằng nhau.

Cách dùng:

  • Đem tất cả thảo dược rửa sạch, thái mỏng sau đó ngâm với rượu 45 độ trong 1 tháng.
  • Khi trị bệnh sử dụng  30 – 45ml/ ngày chia làm 2 – 3 lần uống trước các bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mẹo giảm đau nhức vai gáy bằng gừng tươi

Gừng chứa nhiều zingibain có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm thư giãn các cơ khớp. Vì vậy trong dân gian đã sử dụng loại củ này để chườm đắp chữa đau vai gáy tại nhà.

Chuẩn bị: 4 củ gừng tươi, 2 củ hành tím và bột mì.

Cách dùng:

  • Gừng và hành tím rửa sạch, giã nát rồi trộn chung với bột mì.
  • Sau đó bỏ hỗn hợp đã trộn vào chảo xào nóng rồi đợi thuốc nguội bớt và đắp lên khu vực vai gáy bị đau.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh nên dùng băng gạc y tế quấn quanh và để thuốc đến ngày hôm sau thì thay thuốc mới.

Trị đau nhức vai gáy tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt chứa các thành phần ancaloit và benzyl axetat giúp giảm đau kháng viêm rất hiệu quả. Vì vậy, loại lá này thường được dùng để trị bệnh đau nhức cơ xương khớp.

Cách 1: Chườm lá lốt và muối hạt

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt to và 1 thìa muối hạt.

Cách dùng:

  • Lá lốt khi hái về ngâm nước muối rồi rửa sạch bụi bẩn.
  • Sau đó cho lá lốt vào chảo sao nóng với muối hạt.
  • Dùng vải bọc thuốc lại và chườm lên vị trí bị đau nhức trong khoảng 20 phút.
  • Khi thuốc nguội thì cho lên sao lại và tiếp tục chườm 2 – 3 lần. Mỗi ngày người bệnh thực hiện chườm lá lốt ít nhất 2 lần, và nên chườm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút giúp giảm đau và ngủ ngon giấc hơn.
Sử dụng lá lốt giúp giảm đau nhức khó chịu vùng vai gáy rất hiệu quả
Sử dụng lá lốt giúp giảm đau nhức khó chịu vùng vai gáy rất hiệu quả

Cách 2: Xoa bóp rượu lá lốt  

Chuẩn bị: 200g rễ lá lốt khô và 2 lít rượu trắng trên 40 độ

Cách dùng:

  • Rễ lá lốt đem về rửa sạch, chặt khúc ngắn và cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu.
  • Ngâm rượu rễ lá lốt khoảng 1 tháng ở nơi thoáng mát rồi đem ra sử dụng.
  • Khi dùng chỉ cần đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa bóp, massage vùng vai gáy để giảm cảm giác đau mỏi khó chịu.

Cách 3: Uống nước sắc lá lốt

Chuẩn bị: 10g lá lốt và 500ml nước.

Cách dùng:

  • Rễ lá lốt rửa sạch sau đó cho lên sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Chia nước thuốc làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì áp dụng trong khoảng 10 ngày liên tục để có hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Cách điều trị đau vai gáy tại nhà bằng kinh giới

Kinh giới còn được gọi là kinh giới tuệ, canh giới, khương giới, giả tô,… Đây không chỉ là loại rau sống quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh. Khi bị đau vai gáy, nếu sử dụng rau kinh giới bằng cách sau đây sẽ có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh rất tốt:

  • Lấy lá và hoa kinh giới rửa sạch rồi để trong bóng râm cho khô tự nhiên.
  • Khi thuốc khi thì lấy nhẹt vào trong vỏ gối kê dưới vùng vai gáy và đầu khi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Cách chữa bệnh đau vai gáy tại nhà bằng đậu đen và thạch xương bồ

Đậu đen kết hợp với thạch xương bồ là bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy được dân gian lưu truyền rộng rãi. Dó đó người bệnh thực hiện điều trị đau nhức tại nhà bằng 2 nguyên liệu này theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 150g đậu đen
  • 30g thạch xương bồ

Cách dùng:

  • Thạch xương bồ cho vào cối giã hoặc máy xay nát.
  • Sau đó trộn cùng với đỗ đen và đem sao nóng trên chảo.
  • Lấy khăn sạch bọc hỗn hợp thuốc rồi chườm vào vị trí cổ vai gáy bị đau nhức.
  • Thực hiện chườm từ 15 – 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ có tác dụng trừ phong, trừ tà, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức.

Chữa đau vai gáy bằng cam nướng hành khô và phèn chua

Cam, hành và phèn chua là các nguyên liệu có hiệu quả giảm viêm, giảm đau và tiêu sưng rất tốt. Vì vậy, khi kết hợp các  loại nguyên liệu này giúp giảm triệu chứng nhức mỏi khó chịu vùng vai gáy ngay tại nhà.

Kết hợp hành khô với phèn chua là cách chữa đau vai gáy ngay tại nhà giúp giảm triệu chứng bệnh rất tốt
Kết hợp hành khô với phèn chua là cách chữa đau vai gáy ngay tại nhà giúp giảm triệu chứng bệnh rất tốt

Chuẩn bị: 1 quả cam, 3 thìa cà phê phèn chua cùng với 3 củ hành khô.

Cách dùng:

  • Hành khô bóc vỏ bỏ, đập dập; cam rửa sạch, cắt bỏ đầu và khoét bỏ ruột.
  • Tiếp theo cho hành, phèn chua vào ruột cam sau đó nướng trên bếp cho đến khi cháy xém vỏ.
  • Đợi cam nguội rồi thái thành từng lát mỏng và đắp lên vị trí bị đau nhức.
  • Thực hiện đắp trong khoảng 10 phút, và mỗi ngày đắp 2 lần để có tác dụng tốt nhất.

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Bấm huyệt, xoa bóp có tác dụng thông kinh, hoạt lạc và kích thích lưu thông khí huyết đến vùng tổn thương. Vì vậy, nếu mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần trong khoảng 30 phút sẽ có hiệu quả giảm đau nhức nhanh chóng.

Người bệnh có thể nhờ người thân hay chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện xoa bóp, bấm huyệt chữa đau vai gáy cho mình theo các bước như sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi trên giường hoặc trên ghế sau đó người trợ giúp đứng phía sau lưng, thoa một ít dầu nóng vào vai gáy của người bệnh.
  • Bước 2: Dùng tay xoa nhẹ nhàng từ gáy, cổ sau đó qua hai vai theo chuyển động tròn trong 3 phút.
  • Bước 3: Tiếp theo lấy hai đầu ngón tay cái ấn xuống da theo đường từ gáy sang hai bên vai.
  • Bước 4: Nắm bàn tay lại, rồi dùng các khớp ngón tay day ấn và lăn tại vị trí các Huyệt Phong trì, Kiên tỉnh và Đại chùy.
  • Bước 5: Lấy đầu ngón tay cái ấn và giữ khoảng 30 giây lần lượt vào các huyệt Phong trì, Phong phủ, Phế du và Đốc du.
  • Bước 6: Dùng bàn tay bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai để khu vực bị đau được thư giãn.

Bài tập chữa đau vai gáy tại nhà

Tập luyện các bài tập được đánh giá là cách chữa đau vai gáy ngay tại nhà hiệu quả. Vì khi tập luyện các cơ được thả lỏng, khí huyết lưu thông và giải phóng áp đè nén lên các dây thần kinh gây đau. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập giảm đau vùng vai gáy hiệu quả sau:

Bài tập 1: 

  • Ngồi khoanh chân trên sàn nhà, hai tay thả lỏng tự nhiên, mặt hướng về phía bên phải.
  • Vắt chéo chân phải qua đầu gối chân bên trái, tay trái cầm ngón cái của chân phải và từ từ ép sát chân vào người. Còn tay phải đưa ra sau lưng để vặn người qua bên phải.
  • Giữ nguyên 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu sau đó nghỉ vài giây rồi đổi bên.
  • Mỗi ngày thực hiện bài tập này khoảng 20 phút để các cơ ở khu vực bị đau được kéo căng, thư giãn.
Người bệnh có thể thực hiện động tác vặn mình để giảm triệu chứng đau nhức cổ vai gáy tại nhà
Người bệnh có thể thực hiện động tác vặn mình để giảm triệu chứng đau nhức cổ vai gáy tại nhà

Bài tập 2:

  • Chuẩn bị chai nước có dung tích khoảng 1,5 – 2 lít.
  • Khi tập cần đứng thẳng, tay trái cầm chai nước đưa lên ngang vai rồi giữ trong 30 nhịp đếm.
  • Sau đó thả tay xuống, chuyển chai nước sang bên tay phải và lặp lại động tác.
  • Mỗi bên nên thực hiện khoảng 3 lần để có hiệu quả giảm đau nhức vùng vai gáy tốt nhất.

Ngoài 2 bài tập trên, người bệnh có thể tìm hiểu và thực hiện các bài tập yoga có tác dụng giảm đau nhức vùng cổ vai gáy khác. Ngoài ra, nếu không có điều kiện tập yoga có thể thực hiện vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu cũng có tác dụng trị bệnh rất tốt.

Lưu ý khi chữa đau vai gáy tại nhà

Không phải bệnh nhân nào thực hiện chữa đau vai gáy tại nhà cũng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, khi áp dụng các cách điều trị bệnh này người bệnh cần chú ý:

  • Chỉ nên áp dụng cách chữa bệnh dân gian khi triệu chứng đau ở dạng nhẹ hoặc trung bình. Nếu trường hợp bệnh nặng, đau nhức kéo dài và có dấu hiệu biến chứng cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
  • Không nên tự ý kết hợp cách chữa tại nhà với các loại thuốc điều trị khác khi chưa được bác sĩ cho phép. Đặc biệt là các loại thuốc giảm đau nếu uống không đúng liều lượng sẽ làm gia tăng triệu chứng bệnh.
  • Các phương pháp tại nhà thường có tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng ít nhất 5 – 7 ngày triệu chứng mới có dấu hiệu suy giảm.
  • Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để nhanh đạt hiệu quả trị bệnh.
  • Tránh mang vác nặng, làm việc sai tư thế hoặc quá sức khiến tình trạng đau nhức gia tăng.

Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà để điều trị bệnh cho mình. Bên cạnh đó cần chú ý các thói quen trong sinh hoạt giúp đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    24/04

    hôm nay

    25/04

    Ngày mai

    26/04

    Ngày kìa

    +

    Khác