Đau đầu căng cơ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trịnh Linh
Đánh giá bài viết

Đau đầu căng cơ là một dạng đau đầu mãn tính khá phổ biến. Nhưng người bệnh lại rất dễ nhầm lẫn với các dạng đau đầu khác. Vậy phải làm sao để chúng ta phân biệt chính xác và có cách điều trị hiệu quả? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!

Đau đầu căng cơ là một dạng đau đầu mãn tính khá phổ biến
Đau đầu căng cơ là một dạng đau đầu mãn tính khá phổ biến

Đau đầu căng cơ là gì

Mọi người thường hay nghĩ mọi chứng đau đầu đều như nhau. Nhưng thực chất đau đầu có nhiều dạng: đau nửa đầu migraine, đau nửa đầu vai gáy, đau đầu từng cụm…. Và trong đó có đau đầu căng cơ. 

Theo nghiên cứu chuyên môn, đau đầu căng cơ là một dạng đau đầu thường gặp nhất. Bệnh khởi phát từ những cơn đau không có tính chất mạch đập. Đối tượng bệnh lý này khá trẻ, thường chỉ trong giới hạn từ 20 tuổi đến 50 tuổi. Có thể xuất hiện ở trẻ em, nhưng lại cực hiếm khi gặp ở đối tượng người già. Và phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới. 

Bệnh đau đầu căng cơ được chia thành hai loại: 

  • Đau mãn tính: Là dạng đau đầu căng cơ kéo dài, thường xuyên. Được chia tiếp ra thành dạng đau có nhạy và đau không nhạy khi ấn quanh sọ.
  • Đau từng hồi: Có đau thường xuyên và đau không thường xuyên. Thời gian đau đầu ít hơn 12 ngày/năm là đau không thường xuyên. Trên 12 đến 180 ngày/năm là đau thường xuyên.

Vậy đau đầu căng cơ có nguy hiểm không? Nguyên nhân từ đâu, làm thế nào để phân biệt, phòng ngừa và điều trị?

Đau đầu căng cơ có hai dạng: đau mãn tính và đau từng hồi
Đau đầu căng cơ có hai dạng: đau mãn tính và đau từng hồi

Nguyên nhân gây nhức đầu căng cơ

Đau da đầu căng cơ không xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như thiếu máu não, tổn thương dây thần kinh, viêm màng não, u não…. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là xuất phát từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kèm theo các yếu tố tâm lý. Trầm cảm là nguyên nhân gây đau ở mức độ cao nhất và khó điều trị nhất.

Chế độ ăn uống

Các nhà khoa học và đội ngũ y bác sĩ đã nghiên cứu cho thấy các nhóm thực phẩm như: cafe, phụ gia thực phẩm, chế phẩm lên men có khả năng gây đau đầu cao hơn các loại thực phẩm khác. 

Trong các loại thực phẩm trên có chứa các chất như: Cafein, Monosodium glutamate và Tyramine. Đó đều là hợp chất tạo ra những kích thích gây co cơ bất thường, khiến cho mạch đập thay đổi cường độ và tính chất. Hấp thụ lượng chất này lâu ngày, tạo dư lượng lớn sẽ sinh ra những cơn nhức đầu căng cơ.

Hấp thụ nhiều thực phẩm có chứa cafein sẽ dẫn đến đau đầu
Hấp thụ nhiều thực phẩm có chứa cafein sẽ dẫn đến đau đầu

Thói quen sinh hoạt

Lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học là nguyên nhân của nhiều dạng bệnh lý. Trong đó phải kể đến đau đầu căng cơ. 

  • Mất ngủ, ngủ quá ít, ngủ quá nhiều, ngủ không đúng giờ sẽ khiến cho đồng hồ sinh học bị nhiễu loạn. Trung khu tiếp nhận và xử lý của não bộ cũng hoạt động trái quy luật tự nhiên tạo ra rối loạn thần kinh dẫn đến những cơn đau nhức ở vùng xung quanh hộp sọ.
  • Nằm ngủ, vận động sai tư thế, thường xuyên sử dụng chất kích thích.
  • Vận động, lao động nặng nhưng không phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu

Yếu tố tâm lý

Áp lực công việc, lo âu muộn phiền, chấn thương tâm lý là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh trung ương. Khi thần kinh căng thẳng sẽ sinh ra một loại hormone có tên là Cortisol. Lượng hormone càng nhiều thì đòi hỏi cơ thể phải liên tục cung cấp năng lượng. Điều này dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Từ đó gây rối loạn tuần hoàn máu, tạo áp lực lên các thành mạch. 

Chính vì thế, yếu tố tâm lý làm một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau đầu. Đặc biệt là đau đầu căng cơ mãn tính ở những người thường xuyên bị stress hoặc mắc bệnh trầm cảm.

Bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân này sẽ thường khó điều trị hơn so với các nguyên nhân còn lại. Đồng thời việc điều trị cũng đòi hỏi chuyên môn cao hơn, thời gian dài hơn và phải có phác đồ điều trị đau đầu căng cơ cụ thể cho từng bệnh nhân.

Áp lực công việc là nguyên nhân thường gặp tập trung vào giới trẻ
Áp lực công việc là nguyên nhân thường gặp tập trung vào giới trẻ

Biểu hiện của đau đầu căng cơ

Đau đầu có nhiều thể loại khác nhau. Giữa các thể loại sẽ có những điểm giống và khác nhau. Nắm bắt được các đặc điểm này, người bệnh sẽ có thể có những nhận định cơ bản về bệnh lý của mình tránh gây ra hoang mang, lo lắng không cần thiết. Kèm theo việc biết được nguồn gốc vấn đề, người mắc chứng đau đầu có thể biết được thời điểm nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Biểu hiện của đau đầu căng cơ

Theo chẩn đoán của y học, biểu hiện đau đầu căng cơ gồm có:

  • Những cơn đau có cảm giác như siết chặt và ép, nhưng không theo mạch đập.
  • Cường độ đau có thể từ nhẹ đến nặng nhưng không nặng hơn khi hoạt động mạnh
  • Vị trí đau là vùng trán, chẩm, có thể kéo sang hai bên đầu.
  • Thời gian đau một cơn có thể kéo dài từ 30 phút cho đến 7 ngày.
  • Mỗi tháng có thể đau nhiều cơn, nhưng không thường tổng thời gian cho tất cả các cơn sẽ không quá 15 ngày trong một tháng
  • Cảm giác đau kèm theo nặng đầu và trũng, sâu, mỏi vùng mắt
  • Đã xảy ra ít nhất từ 8-10 lần những cơn đau như trên.
Nặng, mỏi vùng hốc mắt là một trong những biểu hiện của đau đầu căng cơ
Nặng, mỏi vùng hốc mắt là một trong những biểu hiện của đau đầu căng cơ

Phân biệt triệu chứng đau đầu căng cơ với các bệnh lý đau đầu khác

Để phân biệt triệu chứng đau đầu căng cơ với các dạng bệnh lý đau đầu khác, người bị phải chú ý theo dõi 3 đặc điểm sau: Vị trí đau, tính chất đau, cường độ đau. Ngoài ra còn có thể kèm theo một số dấu hiệu phản ứng kèm theo. Sau đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa một số bệnh lý đau đầu thông dụng nhất để bạn đọc tham khảo:

Đau đầu có nhiều dạng với nhiều biểu hiện khác nhau
Đau đầu có nhiều dạng với nhiều biểu hiện khác nhau

Đau đầu căng cơ có nguy hiểm không? – Gợi ý phương pháp điều trị hiệu quả

So với một số bệnh lý cùng loại khác, đau đầu căng cơ có tính chất nhẹ hơn và không để lại những biến chứng nguy hiểm, lâu dài. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc coi nhẹ không điều trị hay sử dụng thuốc điều trị đau đầu cơ cơ một cách bừa bãi. Vì điều này có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước.

Sau đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh nên áp dụng theo mức độ từ nhẹ đến nặng và có sự kết hợp hài hòa.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt

Đau đầu căng cơ nên ăn gì? Trước hết, mọi người nên vẫn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không cần quá kiêng khem hay không được sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào. Nhưng những người bị chứng đau đầu co cơ nên hạn chế một số thực phẩm có chứa các chất sau:

  • Cafein: Cà phê, nước tăng lực, nước ngọt, cacao, socola, trà ủ….
  • Tyramine: Pho mai, dưa chua, thực phẩm lên men, các loại bia, rượu, socola, chất làm ngọt nhân tạo….
  • Monosodium glutamate: Phụ gia thực phẩm như mì chính

Để điều trị bệnh lý này, ngoài việc ăn uống lành mạnh, mọi người nên có thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Giấc ngủ đủ, sâu, đúng giờ, đúng tư thế trong môi trường thông thoáng. Hay thường xuyên vận động, tập gym, chơi thể thao, hoặc chỉ đơn giản là đi bộ sẽ không chỉ giúp thể chất khỏe mạnh mà sẽ giảm đau đầu một cách đáng kể.

Luyện tập thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn giúp ngăn ngừa đau đầu
Luyện tập thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn giúp ngăn ngừa đau đầu

Phương pháp vật lý trị liệu

Trong phác đồ điều trị, các bác sĩ chắc chắn sẽ sử dụng một trong hai phương pháp vật lý trị liệu sau: luyện tập thư giãn và xoa bóp liệu pháp. Điểm chung của hai hình thức điều trị này đó chính là mang lại trạng thái thả lỏng, thoải mái cho cơ thể. Từ đó phục hồi về thể chất, mang lại năng lượng và sức sống cho cả cơ thể cũng như não bộ. Nhờ đó, những cơn đau đầu cũng được giải quyết.

Xoa bóp liệu pháp là phương pháp điều trị đau đầu không dùng thuốc
Xoa bóp liệu pháp là phương pháp điều trị đau đầu không dùng thuốc

Liệu pháp tâm lý và liệu pháp hành vi

Hai liệu pháp này được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhân có nguyên nhân khởi phát là trầm cảm. Sau khi được chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân sẽ được cải thiện được sức khỏe tâm thần, có khả năng điều tiết cảm xúc, biết cách giải tỏa áp lực và suy nghĩ tích cực hơn.

Tuy nhiên phương pháp này diễn ra trong thời gian khá dài. Và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người điều trị, ý chí của bệnh nhân và sự quan tâm của người thân. 

Khi có dấu hiệu không ổn định về tâm lý, hãy thăm khám để được phòng tránh trầm cảm và đau đầu căng cơ
Khi có dấu hiệu không ổn định về tâm lý, hãy thăm khám để được phòng tránh trầm cảm và đau đầu căng cơ

Sử dụng thuốc điều trị đau đầu căng cơ

Phần lớn các trường hợp đều có thể sử dụng thuốc điều trị đau đầu căng cơ để giải quyết một cách dứt điểm vấn đề này. Vậy đau đầu căng cơ uống thuốc gì?

  • Thuốc điều trị cắt cơn: Hay nói một cách khác đây là thuốc giảm đau. Mục đích là để cắt hoặc để giảm mức độ của các cơn đau. Việc sử dụng thuốc này tùy thuộc vào mức độ, tần suất đau cũng như bệnh lý nền và các phản ứng phụ của bệnh nhân.
  • Thuốc giãn cơ: Nếu bệnh nhân có xuất hiện tình trạng co cơ quanh sọ hoặc vùng vai gáy, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giãn cơ. Thuốc sẽ giúp khắc chế tình trạng co cơ, từ từ điều trị đau đầu.
Thuốc cắt cơn và giãn cơ là hai loại chính được sử dụng để điều trị đau đầu căng cơ
Thuốc cắt cơn và giãn cơ là hai loại chính được sử dụng để điều trị đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ khá phổ biến, nhưng thường ở thể không thường xuyên, nhẹ và không để lại biến chứng. Chính vì thế không ít người chủ quan và chỉ mua thuốc giảm đau thông thường về sử dụng. Chỉ khi cơn đau tăng về tần suất và mức độ thì người bệnh mới tìm đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. 

Tuy không nguy hiểm, nhưng việc điều trị muộn sẽ ảnh hưởng hưởng đến thời gian và hiệu quả. Vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn khác thường, mọi người nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm:

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác