Hiện Tượng Đau Đầu Nhức Mắt Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau đầu nhức mắt là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nên dễ bị bỏ qua. Chỉ đến khi hiện tượng này ảnh hưởng nhiều sinh hoạt, công việc thì người bệnh mới thăm khám và điều trị. Mời bạn đọc tham khảo nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất trong phạm vi bài viết sau đây.

Tổng quan về bệnh đau đầu nhức mắt

Trên thực tế, khá nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu kèm nhức mắt, có thể đau quanh hốc mắt, đau nhức hốc mắt hoặc các triệu chứng về mắt khác như đỏ mắt, giảm thị lực, chảy nước mắt,… hoặc đau đầu lan đến khu vực hốc mắt,…

Thông thường, những cơn nhức mỏi mắt và đau đầu sẽ kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến nhiều tuần lễ, sau đó tự động biến mất. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có khả năng phải chịu đựng các cơn đau nhức vĩnh viễn.

Rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau đầu nhức mắt
Rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau đầu nhức mắt

Dưới đây là một số những triệu chứng được coi là nghiêm trọng, người bệnh cần được thăm khám y tế ngay lập tức:

  • Đau đầu với mức độ vừa và nặng hay đau tăng dần về cường độ và tần suất, mắt giật liên tục.
  • Sốt cao đau đầu nhức mắt, giảm/mất thị lực, buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng/ tiếng động, liệt vận nhãn, đau tăng khi ăn nhai, vận động, rối loạn ý thức/rối loạn tâm lý hành vi,…

Tình trạng đau đầu nhức mắt thường xuất hiện ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Ở người trưởng thành, phần lớn người gặp phải là phụ nữ. Nếu tình trạng này được xác định sớm và điều trị kịp thời thì không gây quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng phải xác định rằng, đau đầu nhức mắt rất dễ tái phát và dai dẳng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt

Hiện tượng đau đầu nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt không tốt như sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu hay chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, đau đầu nhức hốc mắt còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt, thần kinh và mạch máu.

Cụ thể, những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này gồm:

  • Đau nửa đầu: Đau đầu nhức mắt là một trong những dấu hiệu thường gặp của chứng đau nửa đầu. Một số triệu chứng của tình trạng mờ mắt đau nửa đầu bao gồm đau mắt, chóng mặt kèm buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi thị lực,…
  • Đau đầu căng thẳng: Đây là loại đau đầu phổ biến nhất, xuất hiện theo từng cơn, từ 1 đến 2 lần mỗi tháng. Nếu không điều trị sớm, bệnh lý này có thể trở thành mãn tính. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng đau đầu và nhức hốc mắt căng thẳng là đau đầu âm ỉ, đau cổ và trán, đau da đầu hoặc cảm giác như trán bị thắt chặt.
  • Đau đầu từng cụm: Đau đầu từng cụm cũng có thể gây ra đau nhức hốc mắt, kèm theo một số triệu chứng khác như mắt sưng, mắt đỏ và chảy nhiều nước mắt.
  • Đau đầu mỏi mắt: Đau đầu mỏi mắt cũng có thể là triệu chứng của vấn đề về thị lực. Khi nhìn chằm chằm vào màn hình tivi hoặc máy tính quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, đồng thời não bộ có thể bị kích thích và gây ra đau. Một số vấn đề về mắt khác như bệnh tăng nhãn áp, viêm màng cứng, viêm dây thần kinh thị giác cũng có thể khiến người bệnh bị đau đầu và nhức hốc mắt.
  • Viêm xoang: Viêm xoang xảy ra khi các biểu mô lót trong xoang bị viêm hoặc tắc nghẽn. Bệnh gây ra các cơn đau đầu giống như một phản ứng kéo theo một nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức mắt, đau ở răng hàm trên,…
  • Liệt dây thần kinh số 6: Người bệnh khi bị liệt dây thần kinh số 6 sẽ không đưa được mắt ra phía ngoài và nhìn một hoá hai (song thị) nếu bệnh nhân nhìn theo hướng ngang, đôi khi mắt bị lác trong rõ. Lúc nghỉ ngơi, mắt bị lệch vào phía trong. Bên cạnh đó, bệnh gây ra hiện tượng đau nửa đầu trái và nhức mắt trầm trọng.
Liệt dây thần kinh số 6 là bệnh lý nguy hiểm
Liệt dây thần kinh số 6 là bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra, đau đầu nhức mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng nhãn áp, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, u sọ não, viêm não,… Do vậy, khi có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh hiện nay

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ khai thác kỹ tiền sử, đấu hiệu khởi phát, diễn tiến, tính chất cơn đau và các dấu hiệu kèm theo cũng như bệnh lý sẵn có của người bệnh. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra mắt. Mắt người bệnh có thể được làm giãn bằng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng. Mục đích là để giúp bác sĩ nhãn khoa xem xét đồng tử của người bệnh được rõ hơn.

Các xét nghiệm bổ sung cần thiết trong trường hợp này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra trường hợp cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp MRI giúp thu hình ảnh chi tiết của các cơ quan, giúp bác sĩ phát hiện khối u (nếu có) ở dây thần kinh sọ.
  • Chọc dò tủy sống để kiểm tra các bệnh lý như viêm màng não, ung thư hạch, bạch cầu hoặc rối loạn truyền nhiễm.
  • Chụp X-quang ngực, X-quang mạch (DSA) giúp các định có hay không một mạch máu hẹp hoặc phình động mạch.
Tuỳ từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán khác nhau
Tuỳ từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán khác nhau

Nếu đã loại trừ được những tình trạng kể trên, kèm theo việc xuất hiện triệu chứng đau đầu và sau đó là yếu hoặc liệt cơ mắt mà người bệnh đã trình bày trước đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán rằng bệnh nhân bị đau đầu nhức mắt.

Thông thường, đau đầu nhức mắt có thể dễ dàng được cải thiện thông qua việc sử dụng một số thuốc giảm đau và thay đổi thói quen sinh hoạt cho khoa học, lành mạnh.

Phương pháp điều trị bệnh đau đầu nhức mắt

Các bác sĩ thường gặp khá nhiều than phiền của người bệnh hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt. Do người bệnh thường chủ quan, đến khi triệu chứng này trầm trọng mới bắt đầu điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau đầu nhức mắt phổ biến.

Áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà

Đối với tình trạng đau đầu nhức mắt nhẹ, bệnh nhân chỉ cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể thì các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo đơn giản chữa nhức hốc mắt đau đầu như sau:

Chườm lạnh

Đối với dạng đau đầu theo nhịp kèm theo nhức mỏi mắt, người bệnh không nên chườm nóng mà hãy chườm lạnh lên vùng thái dương. Hạ thấp nhiệt độ của máu lưu thông qua khu vực này sẽ giúp làm giảm bớt cường độ đập của dây thần kinh để giảm đau.

Cách làm như sau: Dùng một khăn sạch thêm vài viên đá đặt lên vùng thái dương và nằm thư giãn.

Gừng giảm đau đầu hốc mắt hiệu quả

Một số loại loại gia vị có tác dụng chống viêm như gừng có thể gây ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình cảnh báo cho các nơron thần kinh khi cơn đau xuất hiện, khiến cơ thể không phản ứng lại với nhịp độ đau.

Cách làm: Đun sôi nước rồi thêm khoảng vài lát gừng tươi và vài thìa cà phê đường nâu. Đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút, lọc trà và uống nóng sẽ cho tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc từ ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là athyon, cineol có công dụng kháng khuẩn, giảm đau rất hiệu quả.

Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu giã nát vắt lấy nước rồi uống cùng với mật ong hoặc tinh nghệ. Ngoài ra, sử dụng trứng rán ngải cứu trong bữa ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Sử dụng thuốc Tây

Hầu hết tình trạng đau đầu nhức mắt đều có thể chữa khỏi thông qua việc sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như Ibuprofen, Paracetamol, Alaxan.

Thuốc Tân dược sẽ nhanh chóng giảm đau đầu nhức mắt cho người bệnh
Thuốc Tân dược sẽ nhanh chóng giảm đau đầu nhức mắt cho người bệnh

Trong trường hợp đau nghiêm trọng hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau trên không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê đơn như:

  • Thuốc giãn cơ: Gabapentin, Benzodiazepin, Clonidine,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Dopamine, Serotonin, Norepinephrine,…
  • Các loại thuốc giảm đau dạng tiêm tĩnh mạch (IV) như Methylprednisolone hoặc prednisone.
  • Một số loại thuốc huyết áp: Thuốc ức chế beta và chất đối kháng canxi.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc, khi xuất hiện các hiện tượng lạ thì cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Điều trị theo Đông y

Phương pháp điều trị theo Đông y cũng được khá nhiều người bệnh đau đầu nhức mắt tin tưởng và ưa chuộng bởi tính chất an toàn, lành tính. Ngoài ra, các bài thuốc này sẽ tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, giúp điều trị bệnh dứt điểm.

Các bài thuốc thường được sử dụng phổ biến trong trường hợp này bao gồm:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Bạch linh, Đẹn ba lá, Đương quy, Bắc sài hồ, Cúc hoa mỗi vị 15g.
  • Hoàng cầm, Quảng trần bì và Đại hoàng mỗi vị 8g.
  • Đan bì, Chi tử, Bạc hà và Sơn cúc cùng mỗi vị 10g .
  • Thạch cao 20g, Điềm căn tử 6g cùng Bạch chỉ 12g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các vị dược liệu đã chuẩn vị vào ấm sắc thuốc.
  • Thêm nước và sắc đến khi còn 2 bát thuốc đặc thì đem ra sử dụng nóng.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Sinh khương, Vân quy, Xuyên khung, Đẳng sâm, Truật sơn kế, Sài hồ, Bạch chỉ mỗi vị 12g.
  • Châu ma, Hoàng phòng phong mỗi vị 8g.
  • Trần bì, Hắc phụ, Trích thảo mỗi vị 6g.
  • Đông tang diệp, Miên kỳ mỗi vị 10g.
  • Thiểu tân 4 – 6g, Khương hoạt 6 – 8g cùng Kinh giới 8 – 16g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các vị dược liệu đã chuẩn vị vào ấm sắc thuốc.
  • Thêm nước ngập mặt dược liệu và sắc đến khi còn 2 bát thuốc đặc thì đem ra sử dụng nóng.

Bên cạnh tác dụng giúp giảm đau, các thầy thuốc sẽ kê đơn để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ gan thận và loại trừ các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể. Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn thuốc tây y nên bệnh nhân phải phải kiên trì uống thuốc thì bệnh mới khỏi hẳn.

Trị liệu bằng châm cứu, bấm huyệt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa nhức đầu nhức hốc mắt, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt. Cũng giống như Đông y, đây cũng là một khía cạnh khác của y học cổ truyền.

Phương pháp điều trị này dựa trên nguyên tắc tương tự các bài thuốc Đông y, mục đích chủ yếu là để lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não, đồng thời giảm chèn ép để giảm đau. Đồng thới kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể để phục hồi các tổn thương não bộ, chữa lành bệnh tự nhiên.

Massage, day ấn chữa hiện tượng đau đầu mỏi mắt

Day ấn, massage tại nhà chỉ là biện pháp có tác dụng giảm nhẹ cơn đau tạm thời, ít có tác dụng trong quá trình điều trị lâu dài. Tuy nhiên, với những cơn đau đầu nhức mắt do căng thẳng, stress thì đây là một giải pháp phù hợp.

Nghiên cứu đã cho thấy, những người bị đau nửa đầu trái nhức mắt kiên trì bấm huyệt liên tục trong vòng 6 tuần cảm thấy cơn đau giảm nhẹ và ngủ ngon hơn. Người bệnh nên thực hiện bấm huyệt giảm đau đầu bằng các chuyển động nhẹ nhàng theo vòng tròn, từ 30 giây – 1 phút. Hoặc dùng ngón tay cái day nhẹ thái dương rồi xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, lưng, đầu hoặc 2 bên vai.

Day ấn, massage tại nhà rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được
Day ấn, massage tại nhà rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được

Bên cạnh đó, khi đến các cơ sở trị liệu chuyên khoa, thầy thuốc sẽ bấm các huyệt đạo như: Huyệt Ấn Đường, huyệt Toản Trúc, huyệt Nghinh Hương hay huyệt Phong Trì. Tại các cơ sở này, việc điều trị sẽ được thực hiện đúng cách, đúng liệu trình đem lại hiệu quả rõ rệt hơn.

Châm cứu trị liệu đau nửa đầu bên trái và nhức mắt do liệt dây thần kinh số 6

Cơ chế của châm cứu trị liệu là giúp thông kinh, hoạt lạc, phục hồi hệ thần kinh và tăng cường tính dẫn truyền. Theo đó, khi áp dụng phương pháp châm cứu vào dây thần kinh số 6, tổn thương ở các dây thần kinh sẽ dần được cải thiện, tình trạng bệnh phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra, châm cứu liệt dây thần kinh số 6 còn có tác dụng giảm viêm, giảm đau khiến tình trạng đau đầu hay đau quanh hốc mắt của bệnh nhân trong quá trình điều trị giảm đi đáng kể.

Muốn phương pháp này mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần phải kiên trì. Thông thường một liệu trình điều trị điện châm mất từ 20 – 25 lần, tương đương với 20 – 25 ngày, mỗi ngày 1 lần. Thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân.

Châm cứu dây thần kinh số 6 là phương pháp trị liệu cần kỹ thuật, chuyên môn cao. Do vậy, người thực hiện cần có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng và nhiều năm kinh nghiệm ứng dụng trên thực tế. Bệnh nhân cần phải hạn chế thực hiện tự châm cứu ở nhà hay ở các cơ sở kém uy tín.

Châm cứu chữa viêm xoang gây nhức mỏi mắt và đau đầu

Cách chữa viêm xoang mũi bằng châm cứu tập trung vào việc kích thích các huyệt liên quan để cải thiện chức năng tuần hoàn máu quanh liên mũi. Từ đó mà các triệu chứng kèm theo sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Châm cứu trị bệnh được đông đảo người bệnh lựa chọn
Châm cứu trị bệnh được đông đảo người bệnh lựa chọn

Đối với những người bệnh điều trị viêm xoang mũi gây đau đầu nhức mắt, các huyệt đạo cần châm cứu gồm: huyệt Đại Trùy, huyệt Phế Du, huyệt Cao Hoang, huyệt Phong Môn, huyệt Hợp Cốc, huyệt Nghinh Hương và huyệt Túc Tam Lý.

Trước khi tiến hành châm cứu, các thầy thuốc sẽ phải quan sát những biểu hiện của bệnh nhân một cách kỹ lưỡng. Đồng thời người bệnh cũng cần phải cung cấp thông chính xác các triệu chứng mà bản thân gặp phải để hỗ trợ thầy thuốc trong việc lựa chọn kim châm và vị trí huyệt cần tác động. Sau mỗi liệu trình trị liệu, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh dần được khắc phục và sức khoẻ dần được nâng cao.

Phòng ngừa tình trạng đau đầu nhức mắt

Để phòng ngừa hiện tượng đau đầu nhức mắt, người bệnh cần chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều độ. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý:

  • Sắp xếp công việc khoa học, không làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, cơ thể suy nhược.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh tốt cho hệ miễn dịch.
  • Không ngồi làm việc quá lâu, dành ra thời gian nhất định để thư giãn mắt nếu phải làm việc nhiều với máy tính.
  • Chú ý đến ánh sáng trong phòng khi xem tivi, dùng điện thoại, đọc sách.
  • Khi đi ra ngoài trời nắng, nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.
  • Ngoài ra, nên lựa chọn bài thể dục phù hợp và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập tốt cho mắt cũng như nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện thể thao là một trong những cách tốt nhất để duy trì sức khỏe cũng như phòng tránh hiện tượng đau đầu nhức mắt. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường để phát hiện sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    28/03

    hôm nay

    29/03

    Ngày mai

    30/03

    Ngày kìa

    +

    Khác