Đau Đầu Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị An Toàn

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Đau đầu sau sinh liên quan đến các cơn đau cổ, đau vai gáy, trường hợp nặng có thể kéo dài đến khi bé được 6 tuần tuổi. Vì vậy mà tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bỉm sữa tham khảo một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách giảm đau đầu sau sinh mổ, sinh thường trong bài viết này để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé.

Đau đầu thứ phát và nguyên phát
Đau đầu thứ phát và nguyên phát

Các dạng đau đầu sau sinh

Sau sinh bị đau đầu có hai loại tình trạng đau đầu, đó là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát:

Đau đầu nguyên phát

  • Đau nửa đầu: Nửa đầu bị đau dữ dội, có thể đau chỉ ở một bên nhưng có thể đau cùng lúc hai bên. Cơn đau thường sẽ đi kèm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Cơn đau nửa đầu có thể gây biến chứng về rối loạn thị giác, tê liệt, điểm mù.
  • Đau đầu do căng thẳng: Mẹ bầu căng thẳng, thiếu ngủ, cơ thể mất nước là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trường hợp này, bà đẻ bị đau đầu từ mức độ nhẹ đến trung bình. Đau từ vùng cổ lan đến toàn bộ vùng đầu. Thông thường cơn đau sẽ kéo dài trong 30 phút hoặc hơn, tình trạng nặng có thể kéo dài một tuần.

Đau đầu thứ phát

  • Tiền sản giật sau sinh: Đây là chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường đều có thể xảy ra, tình trạng này xuất hiện khi bệnh nhân thừa protein trong nước tiểu (protein niệu), huyết áp cao sau khi sinh. Tiền sản giật có thể gây ra cơn đau dữ dội, buồn nôn, đau bụng, co giật, giảm thị lực,…
  • Máu tụ dưới màng cứng: Đẻ xong bị đau đầu dạng này là một trong những tác dụng phụ do thuốc gây tê. Tình trạng phát triển sau khi bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống khiến màng cứng bị tổn thương trước khi sinh. Cơn đau sẽ dữ dội trong 72 giờ sau phẫu thuật do máu tụ dưới màng cứng.

Nguyên nhân mẹ sau sinh bị đau đầu

Theo chuyên gia, tình trạng đau đầu sau sinh thường hoặc mổ do khá nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến sau đây khiến mẹ bỉm sỉm bị đau nhức đầu:

  • Có tiền sử đau nửa đầu
  • Sụt cân do giảm nội tiết tố
  • Sụt giảm nồng độ nội tiết tố estrogen
  • Thiếu ngủ, mệt mỏi, trầm cảm
  • Cơ thể thiếu nước

Ngoài ra đau đầu thứ phát có thể xuất hiện do một số nguy cơ tiềm ẩn như sản giật, tiền sản giật, khối u, huyết khối tĩnh mạch, viêm màng não, thoái hóa cột sống,…..

Triệu chứng đau đầu sau sinh
Triệu chứng đau đầu sau sinh

Triệu chứng đau đầu sau sinh

Việc phát hiện các cơn đau đầu, chóng mặt không khó để cảm nhận khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, không phải ngay khi sinh xong bạn sẽ cảm thấy đau đầu ngay, một số trường hợp phải sau vài ngày mới cảm thấy đau. Những cơn đau đầu sau sinh mổ và sinh thường sẽ tăng dần mức độ từ nhẹ đến nặng, cụ thể:

  • Sau sinh hay bị đau đầu chóng mặt từ vài ngày đến vài tuần, bệnh nhân sẽ thấy đau vùng phía sau, làn dần đến vai và cổ.
  • Đặc điểm các cơn đau này thường nhói nhẹ, đau liên tục và trở nặng khi mẹ bỉm sữa đột ngột đứng lên, đi lại hoặc ngồi lâu trong tư thế thẳng đứng.
  • Ngoài ra, đau nhức đầu còn có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

Nếu cơn đau đầu ngày càng trở nặng và kèm theo các triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu thủng nặng cột sống, nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đau đầu sau sinh có sao không? Cách điều trị hiệu quả và an toàn

Nhiều bệnh nhân thắc mắc đau đầu sau sinh có sao không, thực tế nếu chữa trị đúng cách, tình trạng sẽ thuyên giảm dần và có thể chữa khỏi. Dưới đây là các cách chữa phổ biến.

Dùng thuốc chữa đau đầu sau sinh cho phụ nữ theo Tây y

Đau đầu sau khi sinh phải làm sao để chữa trị? Một trong những cách phương pháp để chữa là dùng thuốc Tây. Chứng đau đầu, đau nửa đầu có thể xảy ra vì sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau khi sinh hoặc yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động. Một số loại thuốc Tây chữa đau đầu được dùng khá phổ biến, mẹ bỉm sữa có thể tham khảo:

Paracetamol thuốc dùng được cho phụ nữ sau sinh đau đầu

Paracetamol thường được biết đến là loại thuốc hạ sốt, trị đau đầu, đau nửa đầu quen thuộc với nhiều người. Đau đầu dữ dội sau sinh là tình trạng khá phổ biến, paracetamol vẫn an toàn cho mẹ bỉm sữa nếu dùng đúng liều lượng.

Paracetamol - Liều thuốc an toàn cho mẹ bầu
Paracetamol – Liều thuốc an toàn cho mẹ bầu

Thành phần: Hoạt chất Acetaminophen

Công dụng:

  • Điều trị tình trạng đau cơ, đau đầu, đau nửa đầu.
  • Giúp giảm cảm giác khó chịu khi cảm lạnh.
  • Giảm thân nhiệt, hạ sốt.
  • Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ chữa viêm, sưng trong khớp.

Liều dùng: Khi sốt trên 38,5 độ C, mẹ bỉm sữa sử dụng 500mg paracetamol (1 viên). Sau 4 đến 6 giờ dùng liều tiếp theo, không uống quá 6 viên/ ngày.

Panadol extra chữa đau đầu sau sinh

Trong panadol extra có chứa caffeine nên nhiều mẹ bỉm sữa e ngại sử dụng loại thuốc này khi đau đầu. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy không phát hiện thành phần caffein trong sữa mẹ nếu hấp thụ dưới 100mg nên có thể chữa đau đầu sau khi sinh mổ hoặc thường bằng loại thuốc này.

Thành phần: 500mg paracetamol và 65mg caffeine

Công dụng:

  • Điều trị mức độ từ nhẹ đến nặng các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu.
  • Giúp bệnh nhân hạ sốt.
  • Đau do viêm khớp, đau cơ.
  • Hỗ trợ thuyên giảm đau bụng kinh.

Liều dùng:

  • Ngay khi phát hiện cơn đau đầu, mẹ bỉm sữa có thể dùng 1 viên để giảm đau.
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm và có ý định dùng liều tiếp theo, bệnh nhân nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Caffeine trong thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Tylenol giúp mẹ sau sinh bị nhức đầu thuyên giảm tình trạng

Phụ nữ sau sinh đau đầu uống thuốc gì để chữa các cơn đau đầu, đau nửa đầu? Tylenol được đánh giá là an toàn cho cho mẹ bỉm sữa, loại thuốc này còn được dùng để hạ sốt cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Tylenol hỗ trợ giảm mẹ sau sinh bị đau nửa đầu
Tylenol hỗ trợ giảm mẹ sau sinh bị đau nửa đầu

Thành phần: Hoạt chất Acetaminophen và một số tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng:

  • Trị cảm lạnh, sốt, cảm cúm.
  • Trị chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau tai mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Hỗ trợ thuyên giảm một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau cơ, đau lưng, viêm khớp.
  • Đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Liều dùng:

  • Liều khuyến cáo cho người lớn là 325mg đến 650, cách 4 đến 6 giờ cho liều tiếp theo nếu cần.
  • Nếu triệu chứng không thuyên giảm, mẹ bỉm sữa có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liều lượng phù hợp.

LƯU Ý CHUNG: Bệnh nhân không tự ý mua sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc và giảm nguy cơ tác động đến sức khỏe mẹ và bé, mẹ bỉm sữa cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc phù hợp và liều dùng đúng cách.

Gợi ý một số bài thuốc nam chữa đau đầu cho mẹ sau sinh

Theo YHCT, phụ sinh bị mất sức sau quá trình sinh đẻ, huyết hôi tích độc trong cơ hoặc mất máu gây cảm nhiễm phong tà gây nên căn bệnh nhức đầu. Các bài thuốc Nam có thể giúp mẹ bỉm sữa điều trị sau sinh bị đau đầu chóng mặt.

Thuốc nam giúp giảm tình trạng chóng mặt choáng váng
Thuốc nam giúp giảm tình trạng chóng mặt choáng váng

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Nhân sâm, cam thảo, bạch truật mỗi loại 12g – trần bì, hoàng kỳ, sài hồ, hắc phụ tử mỗi loại 0,8g và đương quy 10g.
  • Hướng dẫn sắc thuốc: Sắc tất cả nguyên liệu trên với 1 lít 2 nước, lọc bã thuốc, lấy 120ml.
  • Liều dùng: Sắc 1 thang/ ngày, ngày sử dụng 3 lần.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Đương quy (tẩm rượu), sài hồ, bạch truật (hoàng thổ sao), bạch thược (tẩm rượu), phục linh, cúc hoa, màn kinh tử, hương phụ mỗi loại 10g, cam thảo (chích) 0,5g, bạc hà 20g, sinh khương (3 nhát).
  • Hướng dẫn sắc thuốc: Lấy các nguyên liệu trên, trừ sinh khương và bạc hà, xông giòn tán vụn trên chảo, sau đó sắc với sinh khương và bạc hà cùng với 1 lít nước, lọc bã thuốc lấy 150ml.
  • Liều dùng: Sắc 1 thang/ ngày, ngày sử dụng 3 lần.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Nhân sâm, mạn kinh tử, bạch linh, bạch thược, đương quy, bạch truật, thục địa, hoàng kỳ, xuyên khung, cam thảo mỗi loại 12g, hồng táo 3 quả, gừng tươi 3 lát
  • Hướng dẫn sắc thuốc: Sắc tất cả nguyên liệu trên 6 bát còn 2 bát.
  • Liều dùng: Ngày sử dụng 2 lần.

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: Đương quy 120g, xuyên khung 8g.
  • Hướng dẫn sắc thuốc: Tán 2 loại nguyên liệu trên thành bột, sắc với 2 chén rượu và 1 chén nước.
  • Liều dùng: Lấy nửa chén thuốc uống nóng trong 1 lần.

Bài thuốc 5:

  • Nguyên liệu: Xuyên khung 8g, đương quy và mạn kinh tử mỗi loại 120g.
  • Hướng dẫn sắc thuốc: Tán 2 loại nguyên liệu trên thành bột, sắc với 2 chén rượu và 1 chén nước.
  • Liều dùng: Lấy nửa chén thuốc uống nóng trong 1 lần.

Sau sinh đau đầu uống thuốc gì còn phù thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân đặc biệt là các bài thuốc Đông y. Mẹ bỉm sữa mới sinh bị đau đầu nên thăm hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên môn để lựa chọn bài thuốc, liều lượng phù thích hợp với mình.

Chữa đau đầu sau sinh không dùng thuốc

Phụ nữ sau sinh bị đau đầu phải làm sao để cải thiện tình trạng bệnh mà không cần dùng thuốc đau nửa đầu, đau đầu? Mẹ bỉm sữa có thể tham khảo mẹo an toàn, đơn giản điều trị tại nhà:

  • Chườm ấm hoặc lạnh: Chườm nóng giúp thư giãn các cơ bị văng, giảm đau nhức, thuyên giảm các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Trong khi hơi lạnh giúp giảm áp lực đè lên dây thần kinh, giúp làm hẹp mạch máu, cải thiện các cơn đau. Khi cảm thấy đau đầu, bạn có thể chườm túi lạnh hoặc khăn ấm lên trán, khu vực cổ, gáy khoảng 15 phút.
  • Uống trà gừng: Gừng chứa chất chống oxy hóa, thành phần chống viêm giúp giảm đau đầu, buồn nôn. Bệnh nhân đập dập tép gừng, ngâm trong nước nóng, nhấp từng ngụm nhỏ khi đau.
  • Hạn chế ánh sáng, âm thanh: Ánh sáng phát ra từ thiết bị điện tử có thể gây đau đầu. Vì vậy khi đau đầu mẹ không nên sử dụng các thiết bị chiếu sáng, kém rèm cửa để tạo không gian yên tĩnh, cho cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn
  • Bấm huyệt, xoa bóp: Massage thái dương, vùng cổ hoặc bấm huyệt có thể giảm đáng kể các cơn đau nhức đầu. Mẹ bỉm sữa tìm điểm nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, ấn vào và day tròn từ từ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mất ngủ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây chứng đau đầu sau sinh. Để thuyên giảm tình trạng, bệnh nhân đảm bảo giấc ngủ từ 7 đến 9 tiếng/ ngày để nạp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Âm nhạc trị liệu: Người bệnh có thể thư giãn đầu ốc bằng các bài nhạc với âm điệu nhẹ như các bản piano, nhạc không lời giảm tâm trạng tiêu cực, tâm trí rối loạn khi stress, căng thẳng.
  • Vận động thể dục nhẹ: Các bài vận động nhẹ giúp lưu thông mạch máu, giảm áp lực khi bị đau đầu. Các mẹ có thể tập yoga, ngồi thiền, đi bộ,….
  • Chế độ ăn uống khoa học: Để giảm đau đầu sau sinh, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất như dâu trắng, sữa tươi, khoai tây, dâu trắng,…. Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất sắt như bông cải xanh, mía, rau chân vịt hỗ trợ tốt lưu thông mạch máu.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đau đầu cho mẹ bỉm sữa?
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đau đầu cho mẹ bỉm sữa?

Một số lưu ý khi chữa đau đầu sau sinh

Bất kỳ loại thực phẩm, thức uống mà mẹ tiêu thụ trong quá trình cho trẻ bú để có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bỉm sữa lưu ý một số điều sau khi điều nhức đầu sau sinh mổ hoặc thường:

  • Trong thời gian mẹ bỉm sữa dùng thuốc để chữa bệnh, mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng biểu hiện của bé. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như dễ bị kích thích, tiêu chảy, quấy khóc, bỏ bú,…
  • Ngay khi phát hiện mẹ có những dấu hiệu này, mẹ nên ngừng sử dụng thuốc ngay và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời.
  • Chỉ sử dụng những loại thuốc khi có sự chỉ định, hướng dẫn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng được chỉ định, đặc biệt không được dùng gấp đôi liều lượng nếu lỡ cử.
  • Đối với các bài thuốc nam, nếu bệnh nhân không tìm được nguyên liệu đã chỉ định, bạn không được thay thế bằng những nguyên liệu khác, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp này.
  • Mẹ nên cho trẻ bú trước khi sử dụng thuốc để giảm tối đa lượng thuốc trong sữa khi bé uống.
  • Đối với những loại thuốc chưa được đánh giá là lành tính với sự an toàn của trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải dùng để điều trị. Trường hợp này, mẹ không nên cho trẻ bú trực tiếp, nên bú sữa ngoài hoặc hút sữa mẹ ra ngoài để cho bé bú. Lưu ý, mẹ phải hút sữa đúng thời gian trong cữ bú của bé để duy trì được lượng sữa, cho bé bù lại sau khi cơ thể đã đào thải hết thuốc.
  • Mẹ bỉm sữa tuyệt đối không dùng bia rượu, hạn chế cà phê, không hút thuốc lá để tránh tiêu thụ các chất kích thích vào cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng của bé.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, tiết được nhiều sữa cho bé.

Phụ nữ đau đầu sau sinh uống thuốc gì phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người. Trên đây là những cách và một loại thuốc phổ biến được áp dụng để chữa đau nhức đầu cho mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên để lựa chọn loại thuốc phù hợp, bệnh nhân cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân theo những lưu ý khi dùng thuốc để tránh những tác dụng không muốn của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

XEM NGAY:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác