Đau Đầu Vận Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau đầu vận mạch xuất hiện với những cơn đau dai dẳng ở nửa đầu kèm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Vậy đau đầu vận mạch có chữa được không, điều trị như thế nào mới hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh lý này trong nội dung bài viết sau đây.

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch, hay còn được gọi với tên khác hội chứng đau đầu Migraine hoặc bệnh rối loạn vận mạch não. Những người bị đau đầu vận mạch thường cảm thấy đau nhức vùng đầu, thái dương và vùng trước trán. Đồng thời có thể cảm giác rõ sự co thắt của các mạch máu ở khu vực này.

Hơn nữa, người bệnh cũng có thể cảm thấy các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và tiếng động. Tình trạng đau đầu này thường xảy ra theo từng cơn, có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày hoặc vài lần mỗi tuần. Cơn đau đầu xảy đến một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước.

Bệnh đau đầu vận mạch gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh
Bệnh đau đầu vận mạch gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Khi bị đau đầu thường xuyên, tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám xác định bệnh chính xác và tư vấn hướng điều trị, tránh để bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo bệnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau đầu vận mạch hiện nay chưa rõ nhưng bệnh có thể xảy ra do tác động của yếu tố môi trường hoặc gen trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự co giãn bất thường của mạch máu não sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng một số chất hóa học trong não, điển hình là serotonin. Chất này bị phóng thích rồi phân hủy một cách đột ngột khiến mạch máu co giãn mạnh và gây ra tình trạng đau nửa đầu một cách dữ dội.

Dưới đây là những yếu tố có thể khởi phát cơn đau đầu vận mạch:

  • Sự thay đổi hormone nữ: Một số trường hợp phụ nữ thường có cơn đau đầu ngay trước hoặc trong thời gian có kinh nguyệt. Hơn nữa, một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm tần suất cơn đau.
  • Một số thực phẩm như socola, phomai hay đồ ăn đóng hộp, một số chất phụ gia như monosodium glutamate cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu.
  • Một số đồ uống như rượu bia, đồ uống có chứa nhiều cafein cũng như căng thẳng, stress trong cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đau đầu vận mạch gặp phải khi thể trạng của người bệnh không khỏe, thời tiết hoặc áp suất không khí thay đổi đột ngột.
  • Một số trường hợp có thể có cơn đau khi thay đổi nhịp thức – ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều), hoặc khi vận động thể lực mạnh đột ngột.

Trước cơn đau đầu vận mạch, một số bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sau :

  • Các bất thường về thị giác như nhìn thấy tia chớp sáng, đường zích zắc, đôi khi có thể mất thị lực.
  • Các bất thường về cảm giác, vận động hoặc khó khăn trong phát âm.
  • Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 20 – 60 phút.
Bệnh nếu không được kiểm soát sẽ càng ngày càng nghiêm trọng
Bệnh nếu không được kiểm soát sẽ càng ngày càng nghiêm trọng

Trong khi đó, trong cơn đau, người bệnh thường có các triệu chứng:

  • Đau dữ dội từ vùng thái dương đến trước trán, đau giật theo nhịp đập của mạch.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc chóng mặt và đau tăng lên khi vận động đi lại.
  • Người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Cơn đau đầu vận mạch có thể kéo dài từ 4 – 72 giờ nếu không được điều trị.

Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu vận mạch thực chất không quá nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên do người bệnh thường chủ quan khiến bệnh tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau đầu vận mạch rất dễ tiến triển sang thể mạn tính. Khi tần suất cơn đau xuất hiện nhiều hơn 2 – 3 lần/tuần thì chứng tỏ bệnh đã bị biến thể trở thành căn bệnh đau đầu ác tính với mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều lần. Trước hết, các cơn đau đầu này sẽ xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh.

Khi người bệnh bị các cơn đau đầu hành hạ, mạch máu não co giãn bất thường khiến cho oxy và dưỡng chất không được cung cấp đủ lên các tế bào não. Mà não lại là cơ quan nhạy cảm nhất với sự thiếu hụt oxy. Nếu lượng máu cấp lên não thấp hơn mức tiêu chuẩn quá nhiều, chỉ sau vài chục giây, các triệu chứng như choáng váng, đau đầu, run rẩy chân tay, ngất xỉu sẽ xuất hiện.

Hơn nữa, chỉ cần 4 – 5 phút thiếu oxy, các tế bào não sẽ bị tổn thương sẽ vĩnh viễn không phục hồi. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ngay lập tức: Đột quỵ, tử vong. Hoặc nếu có được cấp cứu kịp thời thì hệ quả để lại cũng rất nghiêm trọng: Liệt nửa người, mất trí nhớ, hình thành khối u não,…

Bên cạnh đó, khi bệnh đau đầu vận mạch kéo dài có thể khiến cơ thể thiếu máu não sinh ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và thường dễ tái phát. Các phương pháp điều trị hiện tại hầu như chỉ giúp giảm thiểu và kiểm soát bệnh. Do vậy, nên hạn chế việc tự chữa tại nhà mà cần thăm khám để có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị đau đầu vận mạch hiệu quả nên áp dụng

Cho đến nay, vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị não chữa trị dứt điểm được chứng đau đầu vận mạch. Hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp giãn mạch và làm giảm các cơn đau nhức.

Dưới đây là một số gợi ý điều trị có thể khắc phục cơn đau nhanh chóng, xử lý bệnh về lâu dài mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đối với tình trạng đau đầu vận mạch nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các vị thuốc dân gian. Dưới đây là một số vị thuốc có hiệu quả trong trường hợp này:

Uống trà gừng giảm đau

Trà gừng từ lâu đã được xem là một phương thuốc giúp giảm tình trạng đau đầu. Các chất chống viêm trong củ gừng sẽ ức chế các tác nhân gây đau đầu giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn.

Bạn đọc chỉ cần lấy 1 củ gừng to đập dập và nấu chung với khoảng 500ml nước. Nấu đến khi nước sôi thì cho thêm một ít đường phèn rồi tiếp tục nấu với lửa nhỏ cho đường tan hết là có thể sử dụng.

Sử dụng một số mẹo điều trị dân gian giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn
Sử dụng một số mẹo điều trị dân gian giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn

Trà tâm sen cải thiện đau đầu

Tâm sen là một loại trà có tác dụng trị mất ngủ, ổn định huyết áp và khắc phục chứng đau đầu. Ngoài ra, trà còn giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể và giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Bạn đọc chỉ cần chuẩn bị khoảng 3g tâm sen khô, cho nước sôi vào và để khoảng 5 – 10 phút là có thể thưởng thức được.

Các mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu vận mạch chứ không thể chữa bệnh dứt điểm. Do vậy, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch bằng Tây y

Các loại thuốc tân dược chữa bệnh tập trung chủ yếu vào mục tiêu giảm thiểu các cơn đau và dự phòng bệnh tái phát. Một số loại thuốc chữa đau đầu vận mạch thường được bác sĩ kê toa là:

  • Thuốc giảm đau thông thường và thuốc kháng viêm không steroid.
  • Thuốc chống nôn Metodopramide được chỉ định khi bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
  • Các thuốc như nhóm Triptan, Ergotamin là thuốc ưu tiên dự phòng bệnh tái phát.

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không điều trị bệnh hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý mua thuốc vì sử dụng bừa bãi sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, thuốc tác dụng ngược gây ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày.

Đau đầu vận mạch uống thuốc gì? Điều trị theo quan điểm Đông y

Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau đầu vận mạch bằng Đông y hiện nay khá phổ biến. So với Tây y, thuốc Đông y được kết hợp từ các vị dược liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ và giúp bồi bổ toàn cơ thể.

Điều trị theo quan điểm Đông y ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn
Điều trị theo quan điểm Đông y ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn

Theo Đông y, đau đầu vận mạch thuộc chứng đầu thống. Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh sẽ tập trung vào giảm triệu chứng và bồi bổ khí huyết cho cơ thể.

  • Bài thuốc số 1: Phục linh, bạch truật mỗi loại 12g; bán hạ, thiên ma mỗi loại 10g; cam thảo 6g, đại táo 2 quả , 1 lát gừng sống và trần bì 8g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày một thang và dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
  • Bài thuốc số 2: Xuyên khung, ngưu tất, diên hồ cát căn mỗi loại 30g; địa long 15g; tế tân 3g và bạch chỉ 9g. Người bệnh cũng sắc thuốc uống mỗi ngày mỗi thang và uống liên tục trong 7 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Bài thuốc số 3: Cân đằng, hương phụ, mạn kinh tử mỗi loại 12g; chi tử 8g, cam thảo 6g và hạ khô thảo, quyết minh tử mỗi loại 16g. Bệnh nhân sắc uống tất cả các vị thuốc trên, mỗi ngày uống 1 thang liên tục 7 ngày sẽ thấy kết quả.

Các bài thuốc Đông y ít gây tác dụng phụ nhưng công dụng giảm đau sẽ chậm hơn thuốc Tây y. Do vậy, khi lựa chọn điều trị bằng Đông y, người bệnh phải kiên trì sử dụng nhiều ngày thì bệnh mới thuyên giảm.

Điều trị đau đầu vận mạch bằng vật lý trị liệu

Với những trường hợp bệnh phát hiện sớm thì chỉ cần điều trị bằng vật lý trị liệu là đủ. Ngoài ra, phương pháp này khi được kết hợp với dùng thuốc có thể giúp tăng khả năng hồi phục và hạn chế một số tác dụng phụ của thuốc.

Chuyên gia có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau như:

Transcutaneous electrical nerve stimulation – Liệu pháp TENS

Transcutaneous electrical nerve stimulation được hiểu là phương pháp kích thích điện qua da với mục đích giảm đau. Đồng thời, sóng siêu âm sẽ đưa sóng âm đến khu vực bị tổn thương để kích thích cơ thể tự hồi phục. Ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng làm giảm đau đầu bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến trung khu của não bộ.

Kích thích tủy sống

Phương pháp kích thích tủy sống bao gồm việc cấy ghép một loại thiết bị đưa dòng điện áp thấp đến cột sống để chặn các tín hiệu đau. Đây là một phương pháp mới, được các chuyên gia mong đợi là bước tiến nhảy vọt trong điều trị bệnh đau đầu vận mạch.

Châm cứu, bấm huyệt

Theo quan điểm YHCT, cơ thể có một hệ thống kinh lạc đóng vai trò vận chuyển khí huyết để duy trì sự sống. Bệnh đau đầu vận mạch xảy ra khi yếu tố bên trong như, khí huyết ứ trệ hoặc yếu tố bên ngoài môi trường như hàn, nhiệt, thấp xâm nhập gây nên bệnh.

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực tay ấn, còn châm cứu sẽ sử dụng những kim châm để tác động lên huyệt đạo trên cơ thể. Cách này sẽ tạo ra một kích vật lý tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, mạch máu và cơ quan thụ cảm thể để giảm đau.

Theo nhiều nghiên cứu, châm cứu, bấm huyệt có thể điều trị đau đầu vận mạch rất tốt
Theo nhiều nghiên cứu, châm cứu, bấm huyệt có thể điều trị đau đầu vận mạch rất tốt

Châm cứu bấm huyệt sẽ giúp khí huyết lưu thông, loại bỏ ngoại tà và cân bằng âm dương cho cơ thể. Đồng thời, các luồng xung động khi kích thích vào huyệt đạo được truyền đến tủy lên não, tới các cơ quan đáp ứng và hình thành một cung phản xạ mới để phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.

Tổ chức tại các điểm huyệt đạo được tác động sẽ tiết ra Cathecolamin, Histamin, Axetylcholin, đặc biệt là Endorphine – một hormon nội sinh giúp giảm nhanh tình trạng đau đầu.

Đau đầu vận mạch nên ăn gì? Kiêng gì?

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đảm bảo tiêu chí ăn uống khoa học, đúng cách là biện pháp giúp người bệnh có thể kiểm soát cơn đau đầu đau đầu vận mạch hiệu quả.

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Rau xanh và trái cây: những loại rau xanh, trái cây giàu magie như cà rốt, bắp cải, các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, thanh long,…
  • Cá biển: Chú ý đến các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu có tác dụng giảm chứng đau đầu do thời tiết.
  • Ngũ cốc nguyên cám: ngũ cốc cung cấp tinh bột và chất xơ tốt cho cơ thể, đồng thời trong ngũ cốc còn chứa magie có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu vận mạch.
  • Một số loại gia vị như: gừng, tỏi có tác dụng chống viêm và chống đau đầu khá hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng với lượng lớn vì có thể gây ra chứng ợ nóng nhẹ hay tiêu chảy.

Ngoài ra, người bệnh đau đầu vận mạch cũng cần hạn chế các loại thực phẩm sau đây:

  • Phụ gia thực phẩm: bột ngọt, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu dễ dẫn đến các phản ứng dị ứng hoặc đau nhức đầu dữ dội hơn.
  • Chocolate: các chất như Phenylethylamine và theobromine trong thành phần chocolate có thể khiến các mạch máu bị giãn nở nên dù chỉ ăn một miếng nhỏ vẫn có khả năng gây ra cơn đau đầu.
  • Thức ăn nhanh, đồ hộp: Thành phần bảo quản trong các loại thực phẩm này là Monosodium glutamate – một trong những tác nhân gây đau đầu cần được hạn chế.
  • Đường: Đa phần đường đang được sử dụng hiện nay là đường nhân tạo. Không chỉ gây ra hội chứng chuyển hóa, đường nhân tạo còn làm cơn đau đầu vận mạch trầm trọng hơn.

Do đó, chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là biện pháp hỗ trợ trị bệnh nhanh gọn, hiệu quả. Song song với việc điều trị, người bệnh nên tự xây dựng một kế hoạch ăn uống để đảm bảo vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa cải thiện tối đa triệu chứng đau đầu.

Đau đầu vận mạch khám ở đâu? Địa chỉ khám chữa uy tín

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra nguyên nhân gây đau đầu vận mạch là do các rối loạn trong hệ thần kinh. Do vậy, khi mắc bệnh lý này, người bệnh cần đến kiểm tra và chữa trị tại chuyên khoa Thần kinh.

Để có thêm thông tin về các bệnh viện, phòng khám chữa đau đầu vận mạch uy tín, bạn đọc có thể tham khảo danh sách dưới đây:

Bệnh viện Quân đội Trung ương 108

Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là đơn vị có kinh nghiệm đầu ngành về khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh. Trong đó, chẩn đoán và điều trị đau đầu vận mạch là một trong những thế mạnh của bệnh viện.

Khoa Nội thần kinh đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong khám và điều trị như kỹ thuật đo điện thần kinh, cấy ghép tế bào gốc,… Ngoài ra, nơi đây đã trang bị đầy đủ các máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình điều trị bệnh như: Máy chụp cộng hưởng từ 1.5T và 3.0T, máy chụp cắt lớp vi tính 320 dãy,…

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm. Tuy là một cơ sở y tế mới, nhưng tên tuổi, uy tín của bệnh viện được nhiều bệnh nhân bị đau đầu vận mạch đánh giá cao.

Nơi đây có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho các bệnh lý phức tạp thuộc nhiều chuyên khoa, trong đó có bệnh đau đầu vận mạch. Ngoài ra, bệnh viện là nơi quy tụ của các chuyên gia hàng đầu trong điều trị và giảng dạy.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện thuộc tuyến Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh có số lượng bệnh nhân khám hàng ngày đông đảo nhất cả nước. Tại bệnh viện, bệnh nhân được cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất đồng thời được chữa trị bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hàng đầu.

Chuyên khoa thần kinh của bệnh viện đã được phân thành 2 khoa chính là nội thần kinh và ngoại thần kinh. Các chuyên khoa này đều được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ như máy điện cơ, máy MRI, điện não, hệ thống chụp cắt lớp CT-scan và công nghệ chụp PET/CT hiện đại hàng đầu thế giới.

Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Một trong số ít những địa chỉ khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền uy tín, chất lượng ở nước ta là Trung Tâm Đông Phương Y Pháp. Nơi đây được các chuyên gia trong ngành đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong, dẫn đầu về phát triển lĩnh vực vật lý trị liệu điều trị bệnh không dùng thuốc. Trong đó có chữa đau đầu vận mạnh.

Nếu muốn điều trị bằng vật lý trị liệu, bạn đọc có thể lựa chọn Trung tâm Đông Phương Y Pháp
Nếu muốn điều trị bằng vật lý trị liệu, bạn đọc có thể lựa chọn Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Trải qua quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện, Trung Tâm Đông phương y pháp đã quy tụ đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, đã và đang giữ vị trí cao tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đây đều đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Vì vậy, người bệnh có thể an tâm lựa chọn.

Một số lưu ý cho người bệnh đau đầu vận mạch

Để phòng tránh đau đầu vận mạch, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc có những yếu tố kích thích cơn đau.
  • Bạn đọc nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời hạn chế bị kích thích về mặt thần kinh.
  • Trong công việc, người bệnh cũng cần hạn chế làm những công việc lao lực quá mức hay áp lực căng thẳng kéo dài không tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện yoga, bơi lội, đi bộ hoặc dưỡng sinh và luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về bệnh đau đầu vận mạch. Bệnh một khi kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như tinh thần của người bệnh. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhất.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác