Đau Lưng Mãn Tính Có Gây Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Điều Trị

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng mãn tính là tình trạng vùng lưng bị đau nhức kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng khiến người bệnh lo lắng. Để điều trị bệnh hiệu quả hãy tham khảo các giải pháp có trong bài viết dưới đây.

Đau lưng mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh

Đau lưng mãn tính là tình trạng người bệnh bị đau vùng lưng kéo dài từ 3 tháng trở lên và tái đi tái lại nhiều lần. Khi đó, đau nhức không phải do va chạm hay chấn thương thông thường mà là do các bệnh lý gây nên.

Đau lưng trên 3 tháng được gọi là đau lưng mãn tính
Đau lưng trên 3 tháng được gọi là đau lưng mãn tính

Các cơn đau do bệnh lý này có tính chất âm ỉ, kéo dài chứ không dữ dội đột ngột như khi đau lưng cấp tính. Thông thường, người bệnh có thể nhận biết bản thân đã mắc phải tình trạng đau lưng mãn tính hay chưa dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Đau cơ: Đau nhức các cơ trong nhiều ngày gây ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cơ thể.
  • Đau lan vùng lưng: Người bệnh bị đau nhức vùng lưng, trong thời gian lâu dài có thể lan xuống hông, đùi, xương chậu. Những cơn đau này gia tăng khi người bệnh vận động, di chuyển.
  • Co thắt cơ bắp: Tình trạng co thắt cơ bắp là một trong những dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh.
  • Đau kéo dài không rõ nguyên nhân: Những cơn đau nhức kéo dài vài tuần, vài tháng không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu đau lưng mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng trên 3 tháng không khỏi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Do thói quen xấu trong sinh hoạt

Nếu người bệnh mắc một số thói quen xấu dưới đây nguy cơ bị đau lưng mãn tính là rất cao:

  • Tư thế ngủ, ngồi, đi lại, đeo xách: Nếu sinh hoạt không đúng tư thế hoặc đeo túi xách quá nặng, thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng. Không điều chỉnh tình trạng này kịp thời các cơn đau sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát lại.
  • Đặc thù công việc hàng ngày: Trường hợp thường xuyên mang vác nặng, đứng ngồi 1 chỗ quá lâu, sử dụng máy tính thường xuyên,… rất dễ mắc bệnh lý đau lưng lâu ngày không khỏi.
  • Vận động quá sức: Nếu vận động quá sức hoặc vận động với cường độ cao có thể khiến cho phần lưng bị sang chấn gây đau nhức khó chịu.

Do bệnh lý

Người bệnh có thể bị đau lưng mãn tính do một số bệnh lý, nhất là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp sau:

  • Đau cơ xơ hóa: Đây là hội chứng mãn tính khiến cho các phần cơ, gân, dây chằng và phần mềm của cơ thể bị đau nhức. Bệnh lý này có thể gây ra các cơn đau nhức toàn thân nhất là vùng thắt lưng. Và cơn đau có thể trầm trọng hơn khi người bệnh vận động hoặc làm việc nặng.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến, nhất là ở người cao tuổi có hệ xương khớp yếu.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cũng là bệnh lý về xương khớp có thể gây ra các cơn đau mãn tính.
  • Đau thần kinh tọa: Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa có thể gây đau lưng trên bên trái, đau lưng bên trái phía dưới, đau lưng bên phải phía trên, đau nửa lưng bên trái hoặc đau toàn bộ vùng lưng. Bệnh không điều trị kịp thời có thể di chuyển xuống đùi, bắp chân.
  • Loãng xương: Đây là bệnh thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên và phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh. Loãng xương sẽ gây ra tình trạng đau ở cột sống, làm đau cơ lưng bên phải, đau cơ lưng bên trái cạnh sống lưng, dễ dẫn đến tình trạng gãy xương.
  • Bệnh lý về thận: Khi mắc các bệnh lý liên quan đến thận, thường xảy ra ở vùng ngang xương sườn cuối cùng phía sau lưng trở xuống. Các bệnh lý này thường gặp ở nam giới nhiều hơn sơ với nữ giới.
  • Loét dạ dày: Nếu mắc bệnh lý về đau dạ dày, loét dạ dày người bệnh cũng có thể gặp phải các cơn đau vùng lưng.
  • Vảy nến: Đây là bệnh lý về da liễu nhưng triệu chứng của nó có thể gây ra những hiện tượng đau các khớp, cứng khớp, đau lưng dưới và ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người bệnh.
Đau lưng mãn tính có thể do bệnh thận gây nên
Đau lưng mãn tính có thể do bệnh thận gây nên

Ngoài ra, đau lưng mãn tính còn do các nguyên nhân như: Béo phì, tâm lý lo âu, căng thẳng, mang thai,…

Đau lưng mãn tính có nguy hiểm không?

Đau lưng mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý do đó nếu không điều trị rất nguy hiểm.

  • Bệnh lâu ngày điều trị rất khó khăn và có thể không trị khỏi hoàn toàn khiến tình trạng đau nhức lưng tái phát thường xuyên.
  • Đau lưng khiến người bệnh phải chịu cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và hiệu suất công việc.
  • Nếu bệnh không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể gây teo cơ, biến dạng cột sống, lâu ngày dẫn đến bại liêt, tàn phế vĩnh viễn.
  • Nếu đau lưng ra huyết trắng có thể người bệnh gặp phải một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: Viêm cổ tử cung, sa cổ tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng,… Bệnh lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Trường hợp bệnh nặng có dấu hiệu mắc biến chứng cong vẹo cột sống, mất khả vận động hay bại liệt thì rất khó hồi phục sức khỏe như ban đầu. Do đó, bệnh nhân khi có dấu hiệu đau lưng kéo dài không được chủ quan mà cần có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách điều trị đau lưng mãn tính

Đau lưng giai đoạn mãn tính điều trị gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn so với giai đoạn cấp tính. Vì vậy, để giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau.

Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh bằng mẹo dân gian

Đối với bệnh đau lưng mãn tính, các triệu chứng tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Khi đó người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau dân gian như:

Sử dụng đinh lăng

Đi lăng chứa Alcaloid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin B1, Lysin, Cystein, Methionin, Glucozit,… Vì vậy, người bệnh có thể dùng lá đinh lăng trị chứng đau nhức lưng tại nhà:

Chuẩn bị: Lá đinh lăng 20g, rễ trinh nữ 10g, cúc tần 10g, rễ bưởi bung 10g và lá lốt 10g.

Dùng lá đinh lăng có hiệu quả giảm đau lưng ngay tại nhà
Dùng lá đinh lăng có hiệu quả giảm đau lưng ngay tại nhà

Cách dùng: Rửa sạch các loại thảo dược rồi cho lên sắc với 1 lít nước đến khi còn ½ thì tắt bếp. Đợi thuốc nguội thì chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày để bệnh thuyên giảm.

Dùng hạt gấc

Hạt gấc có chứa nhiều hợp chất hữu giúp nhanh lành vết thương, giảm đau nhức khi mắc bệnh về xương khớp đặc biệt là vùng lưng. Người bệnh có thể áp dụng cách dùng hạt gấc sau đây để trị bệnh đau lưng của mình:

Chuẩn bị: Hạt gấc khoảng 50 hạt, rượu trắng 1 lít và bình thủy tinh.

Cách dùng:

  • Hạt gấc rửa sạch rồi đem nướng cháy xém.
  • Đập dập phần vỏ cứng của hạt gấc để lấy nhân ở bên trong.
  • Giã nát nhân, cho vào bình và đổ rượu vào để ngâm khoảng 7 ngày.
  • Khi dùng người bệnh lấy bông thấm rượu gấc và xoa đều xung quanh vùng lưng nhức mỏi. Dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau giảm nhanh chóng.

Trị đau lưng bằng ngải cứu

Ngải cứu theo Đông y có vị đắng, tính ấm, mùi thơm được dùng để trừ hàn thấp, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu, điều hòa khí huyết,… Theo y học hiện đại, loại dược liệu này chứa nhiều tinh dầu, các flavonoid có tác dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể dùng ngải cứu để giảm các triệu chứng đau nhức do đau lưng mãn tính gây ra.

Cách dùng:

  • Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, vò nát. sau đó cho vào chảo sao nóng cùng 1 ít muối hạt.
  • Dùng vải sạch bọc hỗn hợp mới sao để chườm lên vị trí đau nhức trên lưng 2 lần mỗi ngày.

Điều trị bằng Tây y

Sau khi thăm khám, tùy vào triệu chứng cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp:

Dùng thuốc uống

Thuốc dùng để triệu trị đau lưng mãn tính thường có công dụng giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen là thuốc giảm đau thường được dùng để điều trị chứng đau nhức vùng lưng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận và gan do đó bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các sản phẩm thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid thường dùng gồm: Naproxen, Aspirin, Ibuprofen, thuốc ức chế COX-2. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng dễ gây loét đường tiêu hóa, tăng nguy cơ đau tim.
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này được dùng trong trường hợp co thắt cơ gây đau nhức vùng lưng.
  • Thuốc chống trầm cảm và chống co giật: Đây là các loại thuốc được dùng cho trường hợp đau do thần kinh.
Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng nhanh chóng
Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng nhanh chóng

Phương pháp điều trị xâm lấn 

Trường hợp sử dụng thuốc Tây y không mang hiệu quả cao hoặc bệnh đã trở nặng bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như:

Dùng thuốc tiêm

Phương pháp tiêm giúp thuốc gây tê hoặc thuốc nhóm steroid trực tiếp truyền vào các khớp, các cơ, dây chằng và vị trí xung quanh dây thần kinh. Phương pháp này thường có hiệu quả giảm đau trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó tiêm ngoài màng cứng còn giúp cung cấp dưỡng chất và cứu trợ tạm thời cho những khu vực đau khi bị chèn ép, khí huyết không lưu thông.

Phóng xạ tần số vô tuyến

Phương pháp phóng xạ tần số vô tuyến là làm chết các dây thần kinh bị đau thông qua nhiệt truyền từ một cây kim nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, khi thực hiện phương pháp này đúng cách có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh từ vài tháng đến 1 năm cho khoảng 60% bệnh nhân bị đau lưng mãn tính.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị điện trị liệu sử dụng chất kích thích thần kinh ngoại biên cấy ghép và chất kích thích tủy sống cấy ghép (SCS) để điều trị đau mãn tính. Phương pháp này bác sĩ khuyến cáo chỉ nên áp dụng cho tình trạng bệnh nặng, không tehre dùng thuốc điều trị.

Chữa đau lưng mãn tính bằng Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng là giải pháp điều trị bệnh đau lưng mãn tính hiệu quả. Các bài thuốc này sử dụng nguyên liệu 100% dược liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn, lành tính. Nếu người bệnh sử dụng đúng thuốc, đúng liệu trình có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát đau nhức.

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả gồm:

Bài thuốc Nghiệm phương

Chuẩn bị:

  • Rễ lá lốt, Thiên niên kiện, Quế chi, Bạch chỉ mỗi loại 8g.
  • Tỳ giải, Rễ cây xấu hổ, Kê huyết đằng mỗi loại 16g.
  •  Rễ cỏ xước 12g cùng Trần bì 6g.

Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày để trị bệnh đau lưng mãn tính. Uống từ 5 – 10 tháng 1 đợt sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc Cổ phương 

Chuẩn bị: Can khương, Thương truật và Quế chi mỗi vị 8g; Ý dĩ và Phục linh mỗi vị 12g; Cam thảo 6g cùng Xuyên khung 16g.

Nên uống thuốc Đông y ít nhất 5 ngày để có hiệu quả giảm đau tốt nhất
Nên uống thuốc Đông y ít nhất 5 ngày để có hiệu quả giảm đau tốt nhất

Cách dùng: Đem các thảo dược sắc với 700ml nước đến khi còn ½ thì chia ra uống 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng ít nhất 5 – 7 ngày các triệu chứng đau nhức sẽ giảm dần và không tái phát lại.

Điều trị đau lưng mãn tính bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu hiện nay được xem là cách điều trị bệnh an toàn và mang lại hiệu quả nhất. Phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, phụ  nữ mang thai và cho con bú.

Châm cứu

Châm cứu được cho là phương pháp tác động huyệt mang lại hiệu quả giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả. Đặc biệt khi bị đau nhức kéo dài, người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị này.

Căn cứ vào các trường hợp đau cụ thể mà bác sĩ tiến hành châm cứu vào các huyệt như:

  • Châm cứu do thận hư: Thực hiện châm huyệt Thận du 5 phân, Mệnh môn 3 phân, Yêu dương quan 3 phân, Chí thất 3 phân.
  • Do hàn thấp, thay đổi thời tiết: Tiến hành châm cứu các huyệt Bổ thận du, Yêu dương quan Yêu du, Ủy trung.
  • Huyết ứ: Thực hiện châm cứu các huyệt Bổ thận du, Yêu dương quan, Ủy trung, Nhân trung, Dương lăng tuyền, Chi câu.
  • Do thấp nhiệt: Thực hiện châm các huyệt Đại chùy, Nội đình, Khúc trì, Hợp cốc, Thận du, Đại trường du, Yêu dương quan, Ủy trung.

Châm cứu nếu thực hiện sai cách hoặc không đúng vị trí huyệt sẽ dẫn đến nguy hiểm. Vì vậy, nếu lựa chọn điều trị đau lưng mãn tính bằng châm cứu người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt là cách dùng tay để tạo áp lực lên các huyệt vị. Từ đó giúp giải phóng căng thẳng và tăng lưu lượng máu và giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Một số cách bấm huyệt giảm đau lưng mãn tính tốt nhất gồm:

  • Bấm huyệt ở lưng thấp: Các huyệt ở lưng thấp còn được gọi là B-23, và B-47 cách vài inch kể từ đốt sống thắt lưng thứ 3, nằm ở giữa thắt lưng tại điểm lõm xuống của xương sườn và xương hông. Khi kích thích đến 22 huyệt này cơn đau nhức lưng sẽ giảm đáng kể.
  • Bấm huyệt ở hông: Phía sau các huyệt lưng dưới là huyệt vùng hông, thường được gọi là huyệt B-48. Vị trí nằm cách một vài inch ở cạnh xương cùng (xương cụt). Khi bấm huyệt này ở cả 2 bên hông có thể giảm cơn đau cho vùng thắt lưng, xương chậu và hông.
  • Ấn huyệt khuỷu tay: Khi ấn huyệt LU-6 ở vùng khủy tay cũng có hiệu quả giảm đau lưng mãn tính. Đây là huyệt nằm ở phần trong của cánh tay, cách khuỷu tay khoảng 3 inch.
  • Bấm huyệt vị ở mông: Đây là huyệt G-30 nằm ở bên dưới và cạnh bên huyệt B-48, tại phần nhiều thịt hơn của mông. Khi tác động lên huyệt vị này cơn đau nhức vùng lưng sẽ giảm dần.
Ấn huyệt G-30 và B-48 cũng có hiệu quả giảm đau nhanh chóng
Ấn huyệt G-30 và B-48 cũng có hiệu quả giảm đau nhanh chóng

Lưu ý: Vị trí huyệt G-30 là nơi tập trung khá nhiều dây thần kinh tọa của cơ thể do đó nếu tạo áp lực lên dây thần kinh tọa có thể khiến bạn khó chịu ở chân. Vì vậy, hãy tìm đến chuyên gia để giúp thực hiện động tác này hiệu quả nhất.

Thời gian thực hiện bấm huyệt để mang lại hiệu quả tốt nhất là 15 – 20 phút mỗi lần. Người bệnh có thể thực hiện các cách bấm huyệt này hàng ngày giúp ngăn ngừa cơn đau nhức lưng tái phát.

Điện trị liệu

Điện trị liệu là phương pháp điều trị bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình xuyên da. Liệu pháp này giúp bệnh nhân khắc phục nhanh triệu chứng đau mãn tính nhanh chóng và hiệu quả.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ thực hiện điện trị liệu với các huyệt vị như:

  • Khi nhiễm phong hàn: Thực hiện điện châm ở các huyệt A thị huyệt, Kiên tỉnh hai bên, Dương lăng tuyền.
  • Do hàn thấp, thể thận hư: Thực hiện điện châm các huyệt Giáp tích D1-D3, Kiên tỉnh, Kiên liêu, Kiên trung du và Kiên ngoại du.
  • Đau lưng thể ứ huyết: Điện châm các huyệt Hoàn khiêu, A thị huyệt, Yêu dương quan, Thứ liêu, Ủy trung và Dương lăng tuyền.
  • Nếu bị đau dọc cột sống: Thực hiện châm các huyệt Đại chùy, Phong phủ, Tích trung, Yêu du và Thận du.

Thời gian thực hiện điện châm từ 20 – 30 phút và một liệu trình điều trị từ 10 – 15 lần châm.

Cấy chỉ trị đau lưng mãn tính

Cấy chỉ là phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng phổ biến do an toàn và mang lại hiệu quả cao. Cách điều trị này sử dụng sợi chỉ catgut tác động mạnh vào các huyệt vị vùng lưng để giảm triệu chứng đau nhức lưng.

Các huyệt đạo cần cấy chỉ để trị bệnh đau lưng mãn tính gồm:

  • Trường hợp chưa chèn ép thần kinh và mạch máu nên cấy chỉ vào các huyệt Thẩm du, Đại trường du và Giáp tích.
  • Trường hợp đã có dấu hiệu chèn ép các mạch máu và dây thần kinh cần cấy chỉ vào các huyệt đạo trên và kèm huyệt Hoàn Khiêu, Phong Thị và Quang Minh.
Cấy chỉ được áp dụng nhiều khi bị đau lưng mãn tính
Cấy chỉ được áp dụng nhiều khi bị đau lưng mãn tính

Mỗi một liệu trình cấy chỉ kéo dài từ 3 đến 6 lần thực hiện. Mỗi một lần điều trị cách nhau dao động từ 2 tuần.

Biện pháp phòng ngừa đau lưng mãn tính

Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến đau lưng mãn tính cần lưu ý là:

  • Nên phát hiện bệnh sớm và kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị để ngăn ngừa đau nhức trở thành mãn tính.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp.
  • Hạn chế vận động nặng, ngồi lâu 1 tư thế hoặc thay đổi tư thế đột ngột khiến tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn.
  • Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh đau lưng mãn tính. Do đó để ngăn ngừa bệnh hiệu quả bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Bình Luận

Bệnh học

    Trị liệu

      Đặt lịch khám chữa bệnh

      23/04

      hôm nay

      24/04

      Ngày mai

      25/04

      Ngày kìa

      +

      Khác