Đau lưng mệt mỏi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Thông thường đau lưng mệt mỏi xảy ra do vận động mạnh, tình trạng này sẽ có thể tự khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau đây.

Đau lưng mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng mệt mỏi là tình trạng thường gặp nhưng lại làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đau lưng mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Đau lưng mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Nếu thường xuyên gặp phải những cơn đau lưng mệt mỏi kéo dài, bạn đọc cần đến gặp bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.

Chấn thương

Các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động tác động trực tiếp lên cột sống là nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm giác đau.

Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cảm nhận cơn đau ở phần mô mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, các đốt sống lưng sẽ bị tổn thương làm biến dạng cột sống hoặc chèn ép lên dây thần kinh gây đau lưng dữ dội.

Tính chất công việc

Những đối tượng thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, đứng lên ngồi xuống liên tục hay ngồi quá lâu cũng có thể gây ra đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, bạn đọc cần thay đổi tư thế làm việc và hạn chế mang vác vật nặng.

Đau thần kinh tọa

Những cơn đau thần kinh tọa có thể xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột với tính chất dữ dội hoặc âm ỉ khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang lại khó khăn cho người bệnh trong quá trình vận động hàng ngày.

Bệnh có thể diễn biến nặng gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện, đại tiện mất tự chủ, thậm chí là khiến bệnh nhân mất đi khả năng vận động nếu không được kiểm soát kịp thời.

Thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hoá đốt sống lưng thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng lão hóa tự nhiên, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa đốt sống lưng không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuổi càng cao, các chấn thương càng khó hồi phục, chỉ cần có một tổn thương nhỏ cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa, dẫn đến các bệnh lý xương khớp khác.

Viêm cột sống

Viêm cột sống là một dạng bệnh lý xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể hiểu nhầm và tấn công vào các mô, tế bào khỏe mạnh. Viêm cột sống làm ảnh hưởng lớn đến sụn và các xương dưới sụn, khiến người bệnh đau lưng, mệt mỏi và khó khăn mỗi khi cử động.

Triệu chứng đau lưng mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống
Triệu chứng đau lưng mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống

Thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng, các lớp sụn bị phá hủy hoàn toàn, gai xương hình thành, đâm vào các rễ thần kinh gây đau buốt. Các cơn đau này bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó thường lan rộng xuống mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Nếu không được điều trị, viêm cột sống có thể làm cột sống biến dạng, rất khó phục hồi.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy phía trong các bao xơ thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các rễ thần kinh làm xuất hiện những cơn đau đớn, khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau khi chấn thương, khiêng vác nặng hoặc xoay trở gập lưng mạnh khiến cho đĩa đệm bị mài mòn, rách và trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

Triệu chứng đau lưng mệt mỏi khi mang thai

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, đau lưng mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cũng là tình trạng phổ biến, xảy ra ở khoảng 50 – 80% bà bầu. Với một số trường hợp, biểu hiện đau lưng mệt mỏi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nhiều bà bầu bị đau lưng dai dẳng và khó chịu.

Những nguyên nhân khiến phụ nữ khi mang bầu bị đau lưng bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sinh ra một loại hormone gọi là relaxin. Hormone này có tác dụng làm giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này. Tại vị trí dây chằng và các cơ ở vùng xương chậu giãn ra khiến cơ bị căng giãn, gây ra tình trạng đau lưng mệt mỏi buồn ngủ kèm theo đau vùng chậu hông.

Căng cơ lưng

Căng cơ lưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau lưng trong thời kỳ thai nghén. Khi thai nhi lớn dần, tử cung của phụ nữ càng trở nên nặng hơn. Do phần trọng lượng tăng lên tập trung ở phía trước bụng nên đa số các bà bầu sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước theo phản xạ tự nhiên.

Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng mệt mỏi trong thai kỳ
Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng mệt mỏi trong thai kỳ

Để giữ thăng bằng, bà bầu buộc phải nghiêng mình ngược về phía sau. Từ đó khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến tình trạng bị căng mỏi. Hậu quả là gây ra cảm giác nhức mỏi, co cứng và đau lưng khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ.

Yếu cơ bụng

Cơ bụng của có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống để phân bổ đều trọng lượng cơ thể. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng của phụ nữ trở nên căng ra và bị yếu dần đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục không đúng cách.

Phương pháp điều trị đau lưng, khắc phục mệt mỏi

Khi gặp phải tình trạng đau lưng mệt mỏi, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau giãn cơ vì có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Việc sử dụng thuốc giảm đau trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tốt nhất khi nhận thấy tình trạng này thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.

Có nhiều biện pháp điều trị, người bệnh có thể lựa chọn tuỳ theo mức độ bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người.

Tây y điều trị đau lưng mệt mỏi

Với trường hợp đau lưng mệt mỏi ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được kể là thuốc giảm đau, kháng viêm hay giãn cơ nhằm xoa dịu cơn đau và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn đều được sử dụng trong trường hợp này. Điển hình như các opioids, tramadol, corticosteroid,…
  • Thuốc giãn cơ Coltramyl, Eperisone HCl, Mydocalm,..
  • Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại bổ sung để tăng cường sức khỏe xương khớp như: Canxi, Vitamin D, Chondroitin và Glucosamin.
Tuỳ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ thích hợp
Tuỳ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ thích hợp

Khi việc điều trị nội khoa không khiến bệnh tình thuyên giảm hoặc thuyên giảm không đáng kể, khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh đồng thời kèm theo nhiều rủi ro. Chính vì vậy vậy, với những trường hợp còn có thể sử dụng các phương pháp khác như châm cứu, vận động trị liệu hay vật lý trị liệu thì phẫu thuật sẽ không được ưu tiên chỉ định.

Khỏi đau lưng, hết mệt mỏi với các phương pháp Đông y

Đông y gọi đau lưng mệt mỏi là “yêu thống”, thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân của chứng yêu thống là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ gân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí, từ đó gây đau. Hoặc cũng có thể do công năng của can thận suy yếu không còn nuôi dưỡng được xương khớp.

Nếu gặp tình trạng này, các thầy thuốc sẽ kê một số bài thuốc như sau:

  • Độc hoạt ký sinh thang: Độc hoạt 12g, phòng phong 8g, tế tân 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 8g, thược dược 10g, địa hoàng 8g, xuyên khung 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, phục linh 8g, nhân sâm 8g, cam thảo 6g và quế tâm 8g. Sắc uống kiên trì mỗi ngày một thang.
  • Tân thống trục ứ thang: Đào nhân 12g, cam thảo 8g, xuyên khung 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, ngũ linh chi 8g, hương phụ 4g, khương hoạt 4g, một dược 8g, địa long 8g và tần giao 4g. Sắc cô đặc uống mỗi ngày một thang.
  • Hữu quy hoàn: Thục địa 32g, kỷ tử 16g, đỗ trọng 16g, sơn dược 16g, sơn thù 16g, thỏ ty tử 16g, đương quy 12g, phụ tử 12g, nhục quế 12g, lộc giác giao 16g. Sắc uống kiên trì mỗi ngày một thang.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc uống, rượu đắp hay bấm huyệt, châm cứu cũng là những biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên những biện pháp này không nên tự thực hiện, nên tìm đến các thầy thuốc Đông y để được chữa trị đúng cách.

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh

Những cơn đau lưng triền miên gây mệt mỏi cho cơ thể người bệnh và khiến vận động hàng ngày vô cùng khó khăn. Do vậy, song song với quá trình điều trị, bạn đọc có thể sử dụng một số mẹo dân gian sau đây:

Chườm muối

Chườm muối là biện pháp đơn giản giúp giảm đau nhanh cho người bệnh. Nhờ tác động của nhiệt, các gân cơ sẽ được thư giãn đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn đến vùng lưng để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Chườm muối nóng sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
Chườm muối nóng sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn

Cách làm:

  • Cho khoảng 200 – 300 gram muối lên chảo rồi rang bằng lửa âm ỉ. Thường xuyên đảo đều tay để muối khô và vàng chắc hạt lại, sẽ mất khoảng 5 – 10 phút.
  • Để cho muối bớt nóng thì gói vào một miếng vải trắng đắp lên quanh khu vực thắt lưng để giảm triệu chứng đau. Chườm trong vòng 10 – 15 phút vào sáng sớm hoặc trước khi ngủ, mỗi ngày 2 – 3 lần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tác dụng thúc đẩy cho máu được lưu thông, điều hòa kinh nguyệt cũng như giúp thuyên giảm triệu chứng nhức mỏi.

Cách làm như sau:

  • Giã lá ngải cứu ra thật nhuyễn mịn rồi đun nóng cùng với ít giấm.
  • Bỏ thành phẩm vào trong một mảnh vải trắng sạch sau đó chườm đều tay và nhẹ quanh vùng thắt lưng.

Lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu dễ kiếm trong vườn, có tính ôn hòa nên có lợi cho những người đau lưng mệt mỏi thường xuyên hoặc thoát vị đĩa đệm.

Cách làm:

  • Rửa thật kỹ càng lá lốt để khô ráo sau đó giã nhuyễn.
  • Cho lá lốt và muối vào nồi nước đun sôi cùng nhau.
  • Sau cùng cho thành phẩm vào một chiếc khăn trắng sạch và chườm lên vùng lưng bị đau.

Các biện pháp khắc phục khi mang thai

Khi mang thai, phụ nữ đã gặp nhiều khó khăn, nếu tình trạng đau lưng kéo dài thì sinh hoạt hàng ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bà bầu nên tham khảo một vài mẹo sau đây để có thể khắc phục tình trạng đau mỏi lưng trong thai kỳ.

  • Tư thế ngủ và đặc điểm của nệm có thể giúp giải quyết những cơn đau lưng hiệu quả. Nếu muốn tránh những ảnh hưởng xấu tới cột sống, bà bầu nên nằm nghiêng sang một bên khi ngủ. Để giữ được tư thế này, có thể lựa chọn các sản phẩm gối dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên sử dụng giày dép thấp, đế bằng để thuận tiện cho việc di chuyển, vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi vừa hạn chế nguy cơ gây đau lưng mệt mỏi.
  • Massage, xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng cũng là biện pháp giúp các bà bầu giảm tình trạng căng cứng cơ gây đau lưng.
  • Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến khích bà bầu tăng cường bổ sung canxi. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng như trong các thực phẩm chức năng chuyên dùng cho thai kỳ.

Lưu ý cho người bị đau lưng mệt mỏi

Cùng với quá trình điều trị, người bệnh bị đau lưng mệt mỏi cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Để tránh đau lưng nặng hơn, người bệnh nên thường xuyên duy trì việc tập luyện lưng và cơ bụng. Đồng thời giữ dáng đi thẳng, mang giày đế thấp thoải mái, tránh mang vác, khiêng đồ nặng sai tư thế.
  • Nếu thừa cân béo phì thì nên giảm cân để hạn chế áp lực lên cột sống.
  • Lưu ý chọn tư thế làm việc thích hợp như ngồi thẳng và đặt đầu gối vuông góc. Khi ngồi lâu thì nên chọn ghế chắc chắn có tầm cao vừa của cơ thể. Khi đứng làm việc nên giữ các đồ vật ngang khuỷu tay để tránh phải đưa tay ra với lên cao. Khi phải ngồi hoặc đứng lâu thì nên thay đổi tư thế, đi lại xung quanh.
  • Chú ý tập luyện nhẹ nhàng đều đặn các động tác lưng, bụng. Khi nằm ngủ nên chọn các loại nệm phẳng có độ cứng vừa phải (khoảng 3 – 5cm là tốt nhất), nên tránh đeo túi nặng lệch một bên.
  • Phân biệt đau lưng mệt mỏi do bệnh lý và mang thai để có những phương hướng khắc phục cho phù hợp.

Nhìn chung, bạn đọc không nên chủ quan nếu nhận thấy hiện tượng đau lưng mệt mỏi diễn ra thường xuyên. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có bất kỳ biện pháp khắc phục nào. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên để gia tăng sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bị đau lưng mệt mỏi.

Tham khảo thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác