Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng mỏi gối là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt tình trạng bệnh này đang ở mức báo động do có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vậy, đau lưng mỏi gối là bệnh gì và nên điều trị bằng cách nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Những dấu hiệu của bệnh đau lưng mỏi gối

Đau lưng mỏi gối thường xuất hiện ở người cao tuổi, người lao động nặng hoặc hoạt động ở 1 tư thế trong thời gian dài. Xương khớp chịu áp lực lâu ngày dẫn đến lão hóa, kém dẻo dai. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng mỏi gối.

Người già là đối tượng có tỉ lệ mắc chứng đau lưng mỏi gối cao
Người già là đối tượng có tỉ lệ mắc chứng đau lưng mỏi gối cao

Hiện nay tình trạng đau lưng mỏi gối đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Theo thống kê cho thấy người từ 35 tuổi trở lên thường mắc phải chứng bệnh này. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm bằng các dấu hiệu sau:

  • Chân tay tê bì, bị rối loạn cảm giác khi sờ nắn, mang vác đồ vật nặng.
  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thắt ở lưng và chỉ giảm dần nếu được nằm nghỉ ngơi.
  • Đầu gối đau mỏi, cảm giác rã rời, thiếu sức sống, di chuyển khó khăn nhất là khi đi lên bậc thang.
  • Khi thay đổi thời tiết, xương khớp nhức mỏi, người bệnh có cảm giác lâm râm như kiến bò bên trong.
  • Khi đứng lên ngồi xuống dễ bị đau mỏi đầu gối, đi đứng mất thăng bằng.
  • Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, không thể tập trung làm bất cứ việc gì.
  • Sức khỏe sinh lý suy giảm nghiêm trọng.

Những dấu hiệu này không khó nhận biết, ban đầu biểu hiện sẽ ở mức độ nhẹ và thi thoảng mới diễn ra khiến người bệnh lầm tưởng là triệu chứng mệt mỏi thông thường. Nhưng lâu dần, chúng sẽ gây đau nhức, phiền toái liên tục với cường độ cao hơn, cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm có thể mắc phải.

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì?

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? Theo nghiên cứu, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến thần kinh, xương khớp, thận,… Cụ thể, khi xuất hiện dấu hiệu đau mỏi đồng thời vùng lưng và gối bạn có thể đang mắc phải một số bệnh sau:

Loãng xương do thiếu canxi 

Thiếu canxi là tình trạng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt, không đủ cho quá trình hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là xương khớp. Khi đó dẫn đến tình trạng xương mỏng, giòn hơn và gây ra các cơn đau ở lưng và gối.

Nguyên nhân bị thiếu hụt canxi thường do chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ canxi hoặc công việc phải ngồi nhiều giờ, không hấp thụ đủ lượng ánh sáng mặt trời, phụ nữ sinh nở nhiều lần,…

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? – Bệnh cơ xương khớp

Nhức mỏi lưng và gối còn là triệu chứng đặc trưng của các bệnh về cơ xương khớp như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phong thấp,…

Các cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện và khu trú ở vùng thắt lưng. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp điều trị kịp thời độ sẽ gia tăng chèn ép dẫn đến cơn đau lan xuống bắp chân và đầu gối. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt, vận động, làm việc. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Ngoài các triệu chứng này, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng kèm theo như: Cứng thắt lưng, cứng khớp gối, rối loạn cảm giác, sưng viêm khớp,…

Đau thần kinh tọa

Hệ thống dây thần kinh tọa được phân bố đều từ tủy sống tới các ngón chân để giúp cơ thể dễ dàng di chuyển, đứng ngồi và hoạt động linh hoạt. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thần kinh dễ gặp thương tổn bởi khi hoạt động nhiều sẽ tác động trực tiếp lên chúng.

Ban đầu khi các dây thần kinh tọa này bị tổn thương chúng sẽ gây nên những cơn đau vùng thắt lưng rồi từ từ lan dần xuống gối, bắp chân, bắp tay. Về lâu dài có thể sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, teo cơ, mất chức năng vận động.

Bệnh thận hư yếu

Thận là cơ quan có vai trò giúp bài tiết chất thải, duy trì thành phần điện giải và thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do một số nguyên nhân, thận có thể suy giảm chức năng, từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu cực như:  tiểu nhiều lần, bí tiểu, nước tiểu vàng, táo bón,…

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? - Dấu hiệu của bệnh thận ở nam giới
Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? – Dấu hiệu của bệnh thận ở nam giới

Bên cạnh đó, một trong những triệu chứng dễ gặp phải đó là đau lưng mỏi gối. Tình trạng thận yếu kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, yếu sinh lý và giảm nhu cầu tình dục.

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? – Dấu hiệu suy nhược cơ thể

Cơ thể suy nhược cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng mỏi gối phát sinh. Vì khi cơ thể mệt mỏi, mức độ chống chịu của cơ thể với các tác nhân bên ngoài sẽ suy giảm. Khi thể trạng suy yếu dẫn đến phong hàn dễ xâm nhập và gây ứ trệ, không thông khiến gân cốt tổn thương và đau nhức.

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý trên, tình trạng đau lưng mỏi gối còn do ảnh hưởng của một số tác nhân cơ học như:

  • Do chấn thương khi tập luyện thể dục, bị tai nạn hay mang vác các vật nặng dẫn đến cột sống lưng và các khớp gối có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, dẫn đến tình trạng tổn thương, sưng viêm, chèn ép rễ thần kinh, mỏi khớp gối,…
  • Hoạt động sai tư thế như ngồi gù vai về phía trước, đi gù lưng, ngồi làm việc quá lâu, đứng thường xuyên sẽ gây ra những áp lực lên áp lực cột sống.
  • Làm việc nặng nhọc quá sức lao động có thể dẫn đến các hiện tượng co cơ khi vận động. Từ đó cũng có thể dẫn đến tình trạng đau mỏi vùng lưng và đầu gối.

Ảnh hưởng của bệnh đau lưng mỏi gối

Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm nếu không có giải pháp điều trị ngay từ ban đầu. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và làm giảm sút hiệu quả công việc của người bệnh.
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nếu đau lưng mỏi gối do thận suy, thận yếu,…
  • Khả năng vận động bị hạn chế, việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
  • Ở mức độ nghiêm trọng, hoặc không chữa trị đúng cách có thể dẫn đến liệt chi, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng này, người bệnh không nên chủ quan khi bị đau nhức vùng lưng gối. Nếu xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài trên 3 ngày không đỡ, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để biết rõ đang gặp phải tình trạng đau lưng mỏi gối là bệnh gì. Từ đó áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị tình trạng đau lưng mỏi gối hiệu quả

Đau lưng mỏi gối là bệnh phổ biến nên hiện nay có rất nhiều cách điều trị được áp dụng. Dưới đây là một số cách thông dụng và mang lại hiệu quả cao nhất.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Trường hợp đau lưng mỏi gối ở giai đoạn đầu khi các dấu hiệu bệnh chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể áp dụng các phương pháp điều trị dân gian. Khi đó người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:

Dùng lá ngải cứu

  • Ngải cứu cũng là thảo dược chữa đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Lấy lá ngải cứu rửa sạch, đem sao nóng với một ít muối hạt rồi chườm trực tiếp lên chỗ đau mỏi giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả.

Dùng cây đinh lăng

  • Đinh lăng có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay rất tốt.
  • Cách dùng đơn giản như sau: Người bệnh lấy lá đinh lăng tươi hoặc khô đem sắc nước uống hàng ngày. Sau 10 – 15 ngày kiên trì sử dụng các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng.

Dùng lá lốt 

Lá lốt có vị cay, tính ấm, tác dụng giảm đau nhức sưng tấy và trừ hàn khí rất tốt. Vì vậy đây là dược liệu thường trị các bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có đau lưng mỏi gối.

Lá lốt có hiệu quả giảm đau ở giai đoạn đầu
Lá lốt có hiệu quả giảm đau ở giai đoạn đầu

Cách sử dụng: Lá lốt rửa sạch, đem sao nóng với muối trắng. Sau đó bọc hỗn hợp mới sao vào trong miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vị trí đau nhức đến khi nguội hẳn thì dừng.

Các phương pháp chữa trị dân gian có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém do tận dụng cây thuốc trong tự nhiên. Tuy nhiên dược tính trong các loại thảo dược này rất thấp, người bệnh cần kiên trì ít nhất 10 đến 20 ngày mới mang lại hiệu quả.

Điều trị đau lưng mỏi gối bằng thuốc Tây y

Nếu phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị. Sau khi thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh đau lưng mỏi gối là bệnh gì, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp.

Thuốc trị bệnh xương khớp

Các loại thuốc giảm đau lưng mỏi gối do bệnh xương khớp được chỉ định là:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau thông dụng nhất là acetaminophen. Ngoài ra, một số loại thuốc khác như: steroid, salicylat, capsaicin,… Nhóm này có tác dụng giảm các cơn đau nhanh chóng và rất ít để lại tác dụng phụ.
  • Thuốc chống viêm: Một số thuốc được chỉ định như indomethacin, diclofenac, nhóm coxib, nhóm oxicam,… Tác dụng chính là giảm viêm sưng dẫn đến đau nhức khớp xương.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, decontractyl là 2 loại thuốc giúp chống co cơ và đau cơ rất tốt.

Thuốc trị bệnh thận

Tùy vào mức độ và tình trạng thận, bác sĩ chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm cholesterol: Đây là nhóm thuốc sử dụng cho người bị suy thận, đặc biệt là ở giai đoạn mạn tính có nồng độ cholesterol cao. Loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là Statin để giảm các cholesterol xấu.
  • Thuốc điều trị kiểm soát huyết áp cao: Lượng dịch ứ đọng nhiều tác động khiến huyết áp tăng dẫn đến thận mất dần chức năng thải dịch. Vì vậy sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp  vừa tăng chức năng cho thận vừa giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  • Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu: Người bị suy thận có tế bào hồng cầu ít hơn người thường vì vậy sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu. Do đó việc bổ sung erythropoietin hormone để kích thích cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu là rất cần thiết.
  • Thuốc làm giảm ứ đọng dịch: Thận suy yếu khiến khả năng lọc và thải độc giảm nhanh chóng và gây phù nề tay chân. Các loại thuốc giảm dịch ứ đọng giúp loại bỏ và cân bằng lượng dịch trong cơ thể, làm giảm các triệu chứng sưng phù nhanh chóng.

Thuốc bồi bổ cơ thể suy nhược

Đối với tình trạng cơ thể suy nhược, ngoài ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bảo vệ xương: Các vấn đề về xương khớp xảy ra khi cơ thể người suy thận không được cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. Vì vậy sử dụng vitamin D và canxi có tác dụng ngăn chặn xương yếu, đồng thời giúp giảm lượng phosphat trong máu.
  • Các loại vitamin: Vitamin tổng hợp, A, C, K, E,… Các loại vitamin này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó người bị suy nhược cơ thể hồi phục nhanh chóng và sinh hoạt trở lại như bình thường.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Tây y chữa đau lưng mỏi gối
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Tây y chữa đau lưng mỏi gối

Đau lưng mỏi gối là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, khi điều trị cũng cần sử dụng đúng thuốc mới có thể mang lại hiệu quả. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp.

Sử dụng bài thuốc Đông y chữa đau lưng mỏi gối

Các bài thuốc Đông y cũng được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh đau lưng mỏi gối. Dưới đây là một số gợi ý phù hợp để người bệnh áp dụng cho tình trạng bệnh đang gặp phải.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối do cơ thể suy nhược

Ngoài triệu chứng đau lưng, nhức mỏi gối, tê bì tay chân, cơ thể suy nhược, bệnh nhân còn có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, mất ngủ, người mệt mỏi, ăn uống kém, thường xuyên đau nhức đầu,…

Thể bệnh này thường gặp ở người cao tuổi hoặc những người làm việc nặng, quá sức. Để trị bệnh cần áp dụng bài thuốc điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đẳng sâm mỗi loại 180g; quy giao, táo nhân, dâm dương hoắc, hà thủ ô, đan sâm, kỷ tử mỗi loại 120g và sa nhân 30g.
  • Thực hiện: Quy giao để riêng, các vị thuốc còn lại đem sao vàng, tán bột. Sau đó đem bột thuốc trộn với quy giao và mật ong rồi vo thành viên. Mỗi lần dùng 10g, ngày dùng thuốc 2 lần sẽ có hiệu quả.

Bài thuốc trị đau nhức lưng mỏi gối do thận hư

Thể bệnh này thường kèm theo các triệu chứng đặc trưng là: Người yếu sức, chân hay mỏi, tinh thần tiều tụy, chịu lạnh kém, tiểu tiện ít, táo bón, sinh lý yếu,…

Để điều trị thể bệnh này cần áp dụng bài thuốc:

  • Chuẩn bị: Sa uyển tử sơn dược, đỗ trọng, sơn du nhục, nhục thung dung, ngưu tất và thỏ ti tử mỗi loại 10g; tang ký sinh 15 và ngũ vị 5g.
  • Thực hiện: Đem sắc các vị thuốc với nước để uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối do bệnh cơ xương khớp

Quan niệm y học cổ truyền chứng đau nhức xương khớp là do phong hàn và thấp nhiệt xâm nhập, gây ứ trệ và làm gối sưng đau. Vì căn nguyên chính là do phong hàn do đó cần áp dụng bài thuốc có tác dụng tán hàn, hóa ứ, hoạt huyết và giải độc để trị bệnh.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: Đương quy, can địa hoàng 30g; sinh khương, phục linh mỗi loại 20g; xuyên khung, bạch thược, thương truật, hậu phác, bạch chỉ, bán hạ mỗi loại 12g; can khương, nhục quế 10g và ma hoàng 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi phong hàn được giải phóng.
Kiên trì sử dụng thuốc Đông y sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng
Kiên trì sử dụng thuốc Đông y sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng

Các bài thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn so với Tây y nhưng có ưu điểm an toàn, không có tác dụng phụ. Đặc biệt cách trị bệnh này theo cơ chế giúp trị bệnh từ căn nguyên kết hợp bồi bổ nâng cao sức đề kháng. Do đó người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng.

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh

Vật lý trị liệu hiện nay là một trong những phương pháp được bác sĩ và bệnh nhân ưu tiên sử dụng khi trị đau lưng mỏi gối. Nguyên nhân do cách trị bệnh này không cần sử dụng thuốc nên có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tốt.

Một số phương pháp trị bệnh bằng vật lý trị liệu phổ biến hiện nay là:

Massage, xoa bóp, bấm huyệt

Đây là cách tác động lực trực tiếp lên huyệt đạo khu vực thắt lưng để trị bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chà xát 2 tay vào nhau cho nóng rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng và  đẩy từ trên xuống chà xát 5 – 10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái mỗi bên 5 -10 lần.
  • Bước 2: Đặt bàn tay trên thắt lưng sao cho ngón cái ở bên, 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng. Sau đó dùng 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, trong khoảng 3 phút.
  • Bước 3: Nắm hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi dùng mu tay lần lượt đấm vào 2 bên thắt lưng với lực vừa phải khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Để 2 tay trên hông, ngón tay cái đặt ở hai bên thăn lưng rồi thực hiện bấm lần lượt các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Nên bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút để có hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 5: Cuối cùng để hai bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau sau đó phát vào vùng thắt lưng khoảng 2 – 3 phút.

Người bệnh kiên trì áp dụng các bước bấm huyệt, massage này trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần để các cơ khớp vùng lưng được thư giãn, khí huyết lưu thông từ đó giảm đau nhức lưng và vùng chân hiệu quả.

Châm cứu trị đau lưng mỏi gối

Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ/ thầy thuốc thực hiện liệu trình châm cứu riêng biệt.

Đau lưng do bệnh thận

  • Các huyệt cần châm cứu là: Huyệt Phong Thị, Đại Trường Du, Dương Lăng Tuyền, Thận Du, Cách Du, Ủy Trung,….
  • Liệu trình trị liệu: Điều trị trong vòng 5 – 7 ngày và mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần duy trì từ 15 – 20 phút
Châm cứu giúp giảm đau lưng mỏi gối hiệu quả
Châm cứu giúp giảm đau lưng mỏi gối hiệu quả

Đau lưng do bệnh xương khớp

  • Các huyệt cần châm cứu: Huyệt Mệnh môn, Đại trường du, Khúc trì, Phong trì, Hợp cốc, Phong môn, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, A thị huyệt…
  • Liệu trình trị liệu: Mỗi ngày châm 1 lần, thực hiện trong vòng 5 – 10 ngày tùy cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể.

Các huyệt vị có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Do đó khi lựa chọn điều trị đau lưng mỏi gối bằng châm cứu người bệnh cần tìm đến cơ sở châm cứu uy tín để thực hiện. Các cơ sở này có trang thiết bị đảm bảo cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao nên mang lại hiệu quả nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro không đáng có.

Thực hiện bài tập thể dục

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hay các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, khí công, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… cũng là biện pháp giúp thư giãn cơ khớp vfa giảm đau nhức tê mỏi.

Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện người bệnh chú ý không nên tập quá sức. Vì khi đó có thể tạo thêm áp lực lên xương khớp khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh đau lưng mỏi gối hiệu quả

Ngoài quan tâm đau lưng mỏi gối là bệnh gì? Bạn đọc cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Tránh lao động quá sức, không nên mang vác vật nặng, tập thể thao có cường độ cao. Đối với những công việc nặng, nên chia nhỏ khối lượng việc để tránh gây áp lực lên xương khớp.
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả, chất xơ để nâng cao thể trạng, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa cồn, thực phẩm quá cay nóng, thức ăn đóng hộp, có chứa nhiều chất bảo quản,… Vì các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng sưng tấy và đau nhức cho người bệnh.
  • Duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi đau lưng mỏi gối là bệnh gì. Dấu hiệu này có thể dẫn đến các bệnh có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu có dấu hiệu nhức mỏi lưng bệnh nhân nên thăm khám và áp dụng cách trị bệnh kịp thời.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    28/03

    hôm nay

    29/03

    Ngày mai

    30/03

    Ngày kìa

    +

    Khác