Bị Đau Lưng Nên Khám Gì? Hướng Dẫn Thăm Khám Và Điều Trị Tốt Nhất

Ngày đăng: 06/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng là tình trạng thường gặp, bất cứ ai cũng từng bị ít nhất một lần trong đời. Cơn đau có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng, kéo dài vài ngày đến vài tuần. Vậy bị đau lưng nên khám gì, đau lưng nên khám ở đâu? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời đầy đủ nhất.

Khi nào người bệnh bị đau lưng nên đi khám?

Tình trạng đau ê ẩm lưng nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển sang mạn tính. Hậu quả là làm chèn ép vào hệ thần kinh khiến cơn đau lan xuống mông, chân và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau lưng có thể được chia thành hai loại: Đau cấp tính (cơn đau kéo dài từ vài ngày đến vài tuần) và đau lưng mạn tính (cơn đau kéo dài liên tục trong ba tháng trở lên).

Hầu hết các cơn đau lưng cấp tính có thể tự hết khi người bệnh dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng và thường xuyên tập thể dục.

Người bệnh bị đau lưng nên khám gì?
Người bệnh bị đau lưng nên khám gì?

Tuy nhiên, bệnh nhân cần đi khám khi đau lưng kèm theo một trong những biểu hiện sau:

  • Cơn đau xuất hiện sau một chấn thương cột sống như khiêng vác nặng, lao động sai tư thế hay tai nạn giao thông.
  • Đau từ vùng lưng kéo xuống dưới đầu gối hoặc làm tê bì, ngứa ran ở một hoặc cả hai chân khiến người bệnh khó khăn khi đi lại, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày.
  • Cơn đau kéo dài liên tục trên một tuần, cường độ đau tăng dần, đặc biệt là vào ban đêm, khi nằm xuống hoặc những lúc đứng lên đi lại.
  • Đau lưng kèm theo sốt cao, sụt cân, rối loạn đại tiểu tiện.

Cùng một triệu chứng đau lưng nhưng đây có thể lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý với mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu chỉ dựa vào cảm quan, người bệnh không thể nhận biết chính xác. Chính vì thế, cần đi khám để dựa vào hình ảnh, kết quả xét nghiệm khoa học để chẩn đoán, điều trị đúng.

Đau lưng nên khám gì? Quy trình hỏi bệnh sử và khám thực thể

Bệnh sử rất quan trọng vì đây là yếu tố hàng đầu giúp bác sĩ hiểu cơn đau lưng bắt đầu khi nào và những yếu tố nào gây ra cơn đau. Ví dụ như chấn thương hay lối sống và liệu có ai trong gia đình mắc bệnh hay không. Sau khi đọc qua bệnh sử, các bác sĩ sẽ hỏi thêm một số thông tin liên quan về triệu chứng bệnh.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kể lại quá trình xuất hiện triệu chứng đau lưng. Hoặc người bệnh sẽ điền vào một tờ đơn có câu hỏi liên quan đến triệu chứng này. Bạn đọc càng cung cấp nhiều thông tin, các bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán đúng bệnh hơn.

Một vài câu hỏi tiêu biểu thường được áp dụng bao gồm:

  • Cơn đau lưng bắt đầu khi nào?
  • Có bị chấn thương gì liên quan đến cơn đau hay không?
  • Bạn cảm nhận đau nhất ở vị trí nào? Mức độ nghiêm trọng ra sao?
  • Cơn đau có lan ra những phần khác của cơ thể không?
  • Những yếu tố nào làm cơn đau nhẹ hoặc nặng hơn?
  • Bạn đã từng bị chấn thương hay phẫu thuật ở phần lưng hay cột sống hay không?
  • Bạn có bị bệnh gì về thận hay phụ khoa không?
  • Có ai trong gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương không?
Ngoài ra, người bệnh có thắc mắc gì có thể đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ
Ngoài ra, người bệnh có thắc mắc gì có thể đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ

Sau khi hỏi xong bệnh sử, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác theo hướng dẫn trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Điều này giúp bác sĩ khám được sức mạnh của gân cơ cũng như cảm giác tại vị trí đau.

Phần khám bệnh thường có quy trình như sau:

  • Quan sát và đo lường mức độ di động của chân tay.
  • Sờ nắn vào vùng đau lưng để xem thử có bị sưng hay không và kiểm tra các dây chằng ở khớp, đồng thời bắt xem mạch có đập bình thường không và huyết áp, nhịp tim có bất thường gì hay không.
  • Kiểm tra tổng quát cột sống, chân và các dây thần kinh.
  • Làm một số nghiệm pháp đặc biệt như nghiệm pháp duỗi thẳng chân, xoay eo, vặn mình,…

Từ những thăm khám trên, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng đau lưng đang gặp phải là do vấn đề gi: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay các bệnh lý khác. Nhờ đó đưa ra phương pháp điều trị và khắc phục phù hợp nhất.

Bị đau lưng nên đi khám gì? Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy

Nếu nghi ngờ người bệnh mắc một bệnh nào đó, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như chụp cắt lớp, X-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu, nước tiểu, đo độ loãng xương để xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng.

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Đây là xét nghiệm sinh hóa thường quy được phân tích trên mẫu máu và nước tiểu. Kết quả của xét nghiệm này sẽ dùng để phát hiện và đánh giá một số những rối loạn cũng như tình trạng bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận và bệnh phụ khoa.
  • Chụp X-quang: X-quang cột sống được chỉ định khi người bệnh bị chấn thương hoặc gặp cảm giác bị tê bì chân tay dai dẳng, âm ỉ đau trong nhiều ngày. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra hình ảnh chụp phim để thấy tổn thương các thân đốt sống trong chấn thương hoặc thoái hóa vùng cột sống thắt lưng.
  • Chụp cắt lớp: Chụp điện toán cắt lớp, hay được gọi là CT scan, là một loại xét nghiệm đưa ra kết quả phần cắt ngang tại vùng thắt lưng. Dựa vào hình ảnh được đưa ra, các bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện hơn mức độ tổn thương của người bệnh.
  • Chụp MRI: Chụp MRI sẽ cung cấp hình ảnh khác với X-quang hoặc CT scan. Chụp MRI cột sống lưng cho thấy xương, đĩa đệm, tủy sống và khoảng trống giữa những xương đốt sống nơi dây thần kinh đi qua. Từ đó, đánh giá được kết quả tổn thương ở phần lưng.
  • Đo độ loãng xương: Đo loãng xương là tập hợp các xét nghiệm để kiểm tra mật độ khoáng xương (Bone Mineral Density). Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương của các bệnh lý xương khớp.
Người bệnh lưu ý không nên ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu
Người bệnh lưu ý không nên ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu

Cụ thể việc lựa chọn loại xét nghiệm nào còn tùy thuộc vào cơn đau và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo trước ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.

Hình ảnh chụp chiếu phần lưng sẽ cho thấy rõ nhất các bộ phận bị tổn thương bên trong. Kết hợp với kết quả xét nghiệm, sẽ cho thấy chỉ số sinh thiết trong cơ thể, qua đó chẩn đoán được đúng vấn đề đang gặp phải để chỉ định các xử lý tương ứng.

Đau lưng nên khám ở đâu? Gợi ý những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng

Đau lưng nên đi khám bệnh viện nào? Dưới đây là các địa chỉ thăm khám hàng đầu ở nước ta.

Bệnh viện Bạch Mai

Với triệu chứng đau lưng nói riêng và bệnh lý xương khớp nói chung, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi khám và điều trị nội khoa tại bệnh viện Bạch Mai. Đây là cơ sở y tế lớn nhất hàng đầu miền Bắc với đội ngũ y sĩ và trang thiết bị hiện đại.

  • Địa chỉ: Số 78, Giải Phóng, phường Phương Mai, Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3869 3731.

Bệnh viện Quân đội Trung ương 108

Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý xương khớp, cột sống lưng, cột sống cổ uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Hiện nay bệnh viện có 4 chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý về xương khớp gồm: khoa Xương khớp, Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Khoa Y học Cổ truyền.

  • Địa chỉ: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 069 555 283.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy từ lâu đã nổi tiếng với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới nhất luôn được bệnh viện cập nhật, đảm bảo hiệu quả nhất cho người bệnh

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028 3855 4137.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM là gợi ý hoàn hảo cho người bệnh tại khu vực phía Nam đang phân vân thăm khám đau lưng ở đâu tốt. Đây là một đơn vị y khoa uy tín hàng đầu trên cả nước.

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (028) 3923 5791.

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Đau lưng nên khám gì? Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM là địa chỉ y tế hiện đại, luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào chữa bệnh. Bệnh viện có hầu hết các chuyên khoa từ da liễu, hô hấp, xương khớp, tim mạch và đội ngũ thầy thuốc chuyên môn cao hàng đầu khu vực phía Nam.

Người bệnh có thể đến 1 trong 3 cơ sở của bệnh viện để thăm khám:

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5; Số 201 Nguyễn Chí Thanh, quận 5; Số 221B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028 3855 4269.

Ngoài việc thăm khám bằng Tây y, người bệnh cũng có thể tìm đến các bệnh viện, các cơ sở y học cổ truyền để được chẩn đoán và chữa bệnh theo phương pháp Đông y. Một số địa chỉ uy tín phải kể đến như:

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là cơ sở y tế công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh và phục hồi chức năng bằng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt cũng như dưỡng sinh theo lý luận và kỹ thuật của y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.

  • Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 385 33797.

Trung tâm ứng dụng Đông Phương Y Pháp

Trung tâm Đông phương y pháp là cơ sở YHCT hàng đầu, ứng dụng vật lý trị liệu chuyên nghiệp, bài bản trong khám chữa và điều trị bệnh, đặc biệt là xương khớp. Với hệ thống trang thiết bị và phòng trị liệu chất lượng cao, đây chính là địa chỉ uy tín để lựa chọn.

Hàng ngàn người bệnh khi tìm đến đây đã được điều trị khỏi bệnh, trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng và người nước ngoài. Tất cả đều bày tỏ sự hài lòng và dành hết lời khen ngợi cho chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.

Đông phương y pháp là cơ sở trị liệu được các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao
Đông phương y pháp là cơ sở trị liệu được các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao

Phương pháp khám chữa bệnh chính: Vọng, Văn, Vấn, Thiết; Bát cương Tứ chẩn của YHCT kết hợp máy móc, thiết bị và bằng chứng của YHHĐ.

Phương pháp điều trị chính: Vật lý trị liệu (Châm cứu, bấm huyệt, điện châm, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải, đắp thuốc,…); Bài tập trị liệu; Dinh dưỡng; Vận động phục hồi chức năng,…..

Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao sẽ mang lại hiệu quả trị liệu cao nhất. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh đã và đang được rất nhiều người bệnh trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn.

  • Địa chỉ HN: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Địa chỉ HCM: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
  • Số điện thoại: 097 457 3434 – (024) 6687 3434.

Đi khám cần chuẩn bị những gì? Những lưu ý cần nhớ

Dưới đây là quy trình thăm khám của bác sĩ đối với bệnh nhân bị đau lưng. Để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo hiệu quả thăm khám, người bệnh cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

  • Trước khi vào thăm khám, người bệnh nên chuẩn bị một số giấy tờ về những chẩn đoán và phương pháp điều trị trước đây nếu có.
  • Thậm chí, để chi tiết nhất, bạn đọc nên chuẩn bị về cả những bệnh đã khỏi trong quá khứ, đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến dây thần kinh tọa, thận, bệnh phụ khoa hay xương khớp.
  • Đặc biệt, người bệnh nên đem theo đơn thuốc đang uống cho bác sĩ xem. Khi biết những bệnh lý trong quá khứ và các loại thuốc đang sử dụng sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án chăm sóc tốt nhất cho tình trạng của người bệnh, tránh những rủi ro không đáng có.
  • Các bệnh viện công lập khám chữa bệnh chủ yếu vào giờ hành chính 8h – 18h từ thứ 2 đến thứ 6. Người bệnh cần chú ý đến sớm để xếp hàng lấy số khám bệnh, tránh tình trạng phải chờ đợi lâu.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi “đau lưng nên khám gì và khám ở đâu?”. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích cho quá trình khám và chẩn đoán bệnh của bản thân.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác