Đau Lưng Nhức Mỏi Vai Gáy: Dấu hiệu, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Đau lưng nhức mỏi vai gáy là tình trạng dễ gặp phải ở người thường xuyên lao động nặng, người già hoặc có sức đề kháng yếu. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hoặc teo cơ, bại liệt.

Đau lưng nhức mỏi vai gáy là dấu hiệu bệnh lý gì?

Đau vai đau lưng có thể là những cơn đau nhức mỏi thông thường do làm việc quá sức hoặc do mắc một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Đau do bệnh loãng xương

Loãng xương là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau lưng nhức mỏi vai gáy. Căn bệnh này khởi phát do mật độ canxi trong xương bị giảm sút, xương giòn và dễ bị tổn thương. Biểu hiện của bệnh là đau âm ỉ hoặc đau như bị kim châm vùng vai gáy. Cơn đau lan xuống vùng lưng, cột sống thắt lưng và mạn sườn.

Bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột hoặc khi các nhánh mạch vành bị tắc nghẽn khiến tế bào bị chết. Biểu hiện bệnh là xuất hiện các cơn đau khởi phát ở vùng ngực trái rồi lan ra lưng, vai gáy. Ngoài ra, khi bị nhồi máu cơ tim bệnh nhân còn cảm thấy hồi hộp, lo lắng, khó thở, hoa mắt hoặc chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều.

Đau do viêm phế quản phổi

Bệnh nhân viêm phế quản phổi do ký sinh trùng, virus tấn công khiến cho kẽ phổi bị viêm và có thể chứa nhiều mủ. Triệu chứng nhận biết là xuất hiện đau nhức phần vai gáy, mức độ tăng lên nhiều hơn khi ho, hắt hơi hoặc hoạt động. Bên cạnh đó còn xuất hiện triệu chứng ho có đờm, ho khan, ho kèm máu hoặc mủ, khó thở và sốt.

Đau dây thần kinh liên sườn

Khi rễ thần kinh liên sườn bị chèn ép hoặc tổn thương có thể dẫn đến đau nhức vùng lưng và lan sang bả vai, cổ và cánh tay. Tình trạng này có thể xảy ra do việc vận động sai tư thế, tai nạn hoặc chấn thương. Ngoài ra, bệnh lý này có thể là kết quả từ việc bị thoái hóa cột sống.

Đau dây thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân gây đau lưng nhức mỏi vai gáy
Đau dây thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân gây đau lưng nhức mỏi vai gáy

Biểu hiện bệnh là đau nhói phần lưng 2 bên sườn, sau đó lan sang cả vai gáy cả cánh tay. Tình trạng đau nhức gia tăng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế, giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ

Các bao xơ đĩa đệm ở cột sống yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống gây chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh. Từ đó gây đau mỏi tại vùng cổ vai gáy hoặc thắt lưng và lâu ngày sẽ lan sang các vị trí lân cận.

Đau lưng nhức mỏi vai gáy do gai cột sống

Khi cột sống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu chất bôi trơn xuất hiện những phần xương mọc chìa ra ngoài, cọ xát với xương khác hoặc phần mềm xung quanh gây ra cơn đau tại vùng đốt sống bị gai. Trường hợp bệnh nặng hơn cơ đau chạy dọc cột sống lan lên vùng vai gáy hoặc di chuyển xuống cả hai chân khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển.

Viêm đau bao cơ quanh khớp

Bệnh viêm đau cơ quanh khớp cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng nhức mỏi vùng vai gáy. Đây là tình trạng các dây chằng quanh ổ khớp vai bị chấn thương mà không điều trị kịp thời dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những người thường xuyên phải giơ tay cao như vận động viên chuyên nghiệp, thợ sơn, thợ vẽ,…

Biểu hiện bệnh thường gặp là đau nhói vùng bả vai, cánh tay yếu dấu hiệu đau xuất hiện nhiều hơn khi ngủ, giơ tay.

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất, chạy dọc từ sống lưng đến bàn chân có tác dụng điều khiển các hoạt động của cơ thể. Nếu dây thần kinh này bị tổn thương có thể gây đau dọc sống lưng nhất là thắt lưng và vùng vai gáy, cổ.

Hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống

Nếu dây chằng cột sống bị thoái hóa sẽ bị dày lên và phình to ra lấn chiếm nhiều diện tích khiến ống sống bị hẹp lại. Từ đó dẫn đến tủy sống bị chèn ép gây nên những cơn đau ở thắt lưng và vai gáy.

Đau do rối loạn xương bả vai

Vị trị đau nhức do rối loạn xương bả vai thường xuất hiện ở phần dưới bả vai, sau đó lan dần sang vùng lưng. Đây là tình trạng dễ gặp phải ở nhân viên văn phòng, người lái xe thường xuyên. Nguyên nhân do họ thường phải ngồi quá lâu một tư thế và di chuyển cổ tay nhiều. Khi đó phần vai và bả vai phải chịu thương tổn nhiều hơn và khó thư giãn.

Nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy và thắt lưng 

Đau mỏi vai gáy ngoài là dấu hiệu của các bệnh lý trên còn do một số nguyên nhân như sau:

  • Do làm việc quá sức, thường xuyên làm việc nặng khiến cột sống và xương khớp bị ảnh hưởng
  • Do ngồi làm việc một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế hay gặp ở người làm văn phòng.
  • Do lớn tuổi xương khớp bị khô khớp, ít chất nhầy, thiếu canxi gây viêm khớp hoặc thoái hóa.
  • Tăng cân, béo phì có thể khiến xương khớp phải chịu trọng lực lớn dẫn đến đau nhức.
  • Chấn thương: Khi bị ngã, va chạm có thể tác động đến cơ xương khớp và gây ra cơn đau lưng nhức mỏi vai gáy.
  • Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến cho cơ bắp bị thắt chặt gây ra tình trạng đau nhức, tê mỏi.
  • Do thời tiết thay đổi hoặc ngồi trước quạt hay máy lạnh, dầm mưa lâu, tắm gội ban đêm làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau lưng đau vai gáy.

Đau lưng nhức mỏi vai gáy gây nguy hiểm không?

Đau lưng kèm nhức mỏi phần vai gáy do nguyên nhân làm việc hoặc nghỉ ngơi không đúng tư thế thì không nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian và cải thiện lối sống để giảm triệu chứng bệnh. Thông thường thời gian điều trị đau lưng đau vai gáy ở trường hợp này thường sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian 1 – 2 tháng.

Đau lưng nhức mỏi vai gáy do bệnh lý rất nguy hiểm
Đau lưng nhức mỏi vai gáy do bệnh lý rất nguy hiểm

Tuy nhiên, với bệnh nhân đau lưng nhức mỏi vai gáy do bệnh lý thì có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu như không được khám và điều trị kịp thời. Một số biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi bị đau lưng, vai gáy lâu ngày:

  • Trường hợp bị đau nhức do nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
  • Bệnh nhân đau do mắc các bệnh xương khớp, dây thần kinh lâu ngày có thể làm suy giảm khả năng vận động, teo cơ, bại liệt.

Các biến chứng này rất nguy hiểm, do đó khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị:

  • Đau cứng vùng lưng, cổ vai gáy, hoạt động cúi, xoay người gặp nhiều khó khăn.
  • Đau nhói xuất hiện liên tục hoặc đau âm ỉ kéo dài, lâu ngày sẽ kéo dài xuống vùng cánh tay và chân.
  • Cơn đau chạy dọc theo sống lưng, đau từ cổ đến vai gáy với cường độ khác nhau, cường độ mạnh có thể gây cảm giác bỏng rát.
  • Bị run tay, cầm nắm đồ vật khó khăn hoặc không đủ lực để nhấc vật nặng lên.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện đau lưng, vai gáy kèm đau đầu, đau nửa đầu, đau buốt vùng thái dương.

Cách chữa đau lưng nhức mỏi vai gáy hiệu quả

Đau mỏi vai gáy kéo dài không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên sớm áp dụng một số biện pháp chữa đau vai gáy và lưng hiệu quả dưới đây.

Mẹo giảm đau lưng nhức mỏi vai gáy tại nhà

Khi cơn đau nhức mới bắt đầu xuất hiện người bệnh nên áp dụng các cách giảm đau ngay tại nhà như sau:

Giảm đau bằng chườm lạnh

Khi xuất hiện cơn đau, đặc biệt do chấn thương có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giảm đau rất hiệu quả. Nhiệt lạnh sẽ giúp mạch máu co lại và khiến các dây thần kinh tê liệt, từ đó giảm đi cảm giác đau, nhức.

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau ngay tại nhà
Chườm lạnh giúp giảm cơn đau ngay tại nhà

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị túi chườm hoặc khăn sạch rồi cho đá vào.
  • Đặt túi hoặc khăn lạnh lên các vị trí bị đau nhức, chú ý không nên để túi chườm lâu ở 1 vị trí mà cần thường xuyên di chuyển các khu vực lưng và vai gáy.
  • Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp chườm lạnh này 2 – 3 lần để có hiệu quả giảm đau nhức tốt nhất.

Trị đau nhức bằng gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, dùng để trị cảm mạo, phong hàn, đau nhức rất hiệu quả. Cách dùng gừng trị đau lưng nhức mỏi vai gáy thực hiện theo một trong 2 cách sau:

Bài thuốc đắp

  • Lấy gừng tươi rửa sạch rồi đem giã nhỏ. Thêm muối hạt và giấm gạo vừa đủ vào trộn đều và chườm lên vị trí bị đau nhức.
  • Đắp thuốc trong khoảng 20 phút, nên buộc bằng băng gạc để tránh bị rơi vãi.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, kiên trì trong khoảng 1 tuần dấu hiệu đau nhức giảm dần.

Bài thuốc uống

  • Rửa sạch gừng, thái thành lát mỏng rồi cho vào đun sôi hoặc hãm với nước sôi.
  • Sau đó thêm 1 thìa nhỏ mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm. Mỗi ngày nên uống nước gừng 2 lần vào buổi sáng và tối để có hiệu quả.

Giảm đau hiệu quả với ngải cứu

Ngải cứu cũng là một trong những dược liệu tự nhiên có công dụng giảm đau vùng lưng và vai gáy hiệu quả. Cách sử dụng nguyên liệu này thực hiện như sau:

Chườm nóng lá ngải cứu

  • Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi cho lên chảo rang với 1 ít muối hạt.
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị đau nhức 15 phút, mỗi ngày dùng 2 lần sẽ có hiệu quả.

Uống nước ngải cứu

  • Lấy ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát để chắt lấy nước cốt.
  • Thêm mật ong vào nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần triệu chứng bệnh sẽ có dấu hiệu suy giảm.

Thuốc Tây y trị đau lưng mỏi vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy và thắt lưng có thể sử dụng các loại thuốc Tây y sau:

  • Thuốc Panadol hoặc một số thuốc giảm đau thông thường khác: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh cơn đau cấp tính, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Thuốc Alaxan: Đây là thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn nếu dùng thuốc Panadol không có hiệu quả.
  • Thuốc Acetaminophen: Loại thuốc này ngoài công dụng giảm đau còn có thể dùng để hạ sốt hiệu quả.
Thuốc Tây y giúp giảm cơn đau nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp giảm cơn đau nhanh chóng

Khi dùng thuốc Tây y điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần tránh tự ý mua thuốc để uống hoặc thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng. Vì thuốc Tây y dùng sai cách rất có hại và có thể gây ra các tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, khó chịu, buồn nôn,…

Trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả cao và bệnh trở nên nặng hơn bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, khi can thiệp ngoại khoa có thể xảy ra một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy, người bệnh chỉ áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Chữa đau vai gáy nhức mỏi lưng bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có thành phần dược tính an toàn và mang lại hiệu quả giảm đau bền vững. Chính vì vậy, đây là cách điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay.

Người bệnh có thể sử dụng một trong các bài thuốc Đông y sau để chữa đau mỏi vai gáy và vùng lưng:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Kinh giới, phòng phong, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, tục đoạn, đỗ trọng, đương quy, ngũ gia bì, ngưu tất, hồng hoa và thanh bì, liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc.

Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa thì chia ra uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Thục địa, đương quy, xích thược, xuyên khung, đào nhân và hồng hoa theo liều lượng thầy thuốc chỉ định.

Cách dùng: Đem thuốc sắc với nước sau đó chia ra làm 3 phần để uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y có thành phần an toàn nên người bệnh có thể sử dụng thường xuyên
Thuốc Đông y có thành phần an toàn nên người bệnh có thể sử dụng thường xuyên

Bài thuốc 3: 

Chuẩn bị: Bạch thược, khương hoạt, thạch cao, hoàng cầm và bạch chỉ theo chỉ định của thầy thuốc.

Cách dùng: Rửa sạch dược liệu rồi cho lên sắc uống mỗi ngày 1 thang sẽ có hiệu quả giảm đau nhức.

Vật lý trị liệu

Khi bị đau lưng nhức mỏi vai gáy, người bệnh có thể điều trị không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu. Một số phương pháp vật lý trị liệu giảm đau lưng và vai gáy hiệu quả được áp dụng rộng rãi hiện nay gồm:

  • Nhiệt trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng các bước sóng ngắn Laser, đèn hồng ngoại, điện xung giúp kéo dãn cột sống phục hồi chức năng vùng vai gáy.
  • Điện phân trị liệu: Phương pháp này sử dụng máy điện phân cực để chống lại cơn co thắt cơ vùng cổ gáy, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép giúp người bệnh bớt đau.
  • Châm cứu: Sử dụng châm để tác động vào các huyệt đạo giúp thông kinh, tạo ra sự lan tỏa và tự phục hồi, sửa chữa cột sống từ đó mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
  • Cấy chỉ: Phương pháp này sử dụng chỉ tự tiêu (catgut) để đưa vào huyệt đạo hệ kinh lạc giúp kích thích liên tục hệ tuần hoàn máu, làm tăng chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ, tăng protein, hydratcarbon. Đồng thời, khi áp dụng phương pháp này còn có tác dụng giảm đau, tăng cường miễn dịch, phục hồi khả năng vận động cho vùng vai gáy và thắt lưng.
  • Tập bài tập thể dục: Tập các bài thể dục cải thiện vùng vai gáy và lưng giúp cơ khớp được thư giãn, giảm chèn ép lên gốc thần kinh gây đau. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp nâng cao sức đề kháng, tăng miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thu thuốc để điều trị bệnh tốt hơn.
Cấy chỉ là phương pháp giúp giảm đau lưng, vai gáy hiệu quả
Cấy chỉ là phương pháp giúp giảm đau lưng, vai gáy hiệu quả

Khi áp dụng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt hiệu quả cao. Hoặc người bệnh có thể kết hợp điều trị cùng với thuốc Đông y, Tây y để tăng hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị đau lưng nhức mỏi vai gáy

Ngoài áp dụng các cách điều trị trên, người bệnh cần phải thực hiện một số lưu ý sau đây để triệu chứng bệnh nhanh chóng suy giảm:

  • Cần làm việc, nghỉ ngơi khoa học, không nên làm việc quá sức, ngồi một chỗ quá lâu.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là các bài tập tốt cho cơ lưng, vai gáy. Tuy nhiên khi tập luyện cần chú ý cường độ, để mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi ngày người bệnh chỉ nên tập khoảng 20 – 30 phút.
  • Nên ngồi đúng tư thế, tránh cúi cúi gập hoặc ngồi lệch về một bên quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hình dạng và chức năng của cột sống.
  • Cần bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như thực phẩm chứa vitamin, canxi, Omega -3, Glucosamine, Chondroitin,… Bên cạnh đó cần hạn chế thức uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
  • Nên giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh để cơ thể chịu áp lực, căng thẳng, stress, mất ngủ trong thời gian dài.
  • Cần thăm khám sức khỏe xương khớp thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý khi bệnh có dấu hiệu biến chứng.

Đau lưng nhức mỏi vai gáy có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn cần thường xuyên chú ý đến sức khỏe của mình để tránh mắc bệnh và gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác