Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng là bệnh gì? Khắc phục ra sao?
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở chị em phụ nữ. Các triệu chứng này khiến cho nhiều người phải lo lắng đi tìm giải pháp điều trị. Vậy, đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? Làm thế nào để khắc phục tốt tình trạng này?
Hãy tìm câu trả lời chính xác qua thông tin trong bài viết dưới đây.
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng do đâu?
Đau bụng, đau lưng là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau.Tuy nhiên nếu tình trạng này kèm theo dấu hiệu ra huyết màu nâu thì cần phải hết sức chú ý. Vì đau lưng ra khí huyết nâu kèm có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Nguyên nhân do sinh lý
Một số vấn đề sinh lý gây ảnh hưởng đến cơ thể, gây nên tình trạng đau lưng ra huyết nâu có thể kể đến như:
- Rối loạn nội tiết tố: Khi cơ thể thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài khiến rối loạn buồng trứng và tử cung. Từ đó chu kỳ kinh nguyệt không đều và màu sắc kinh thay đổi cũng có thể gây nên tình trạng khí hư có màu nâu kèm theo đau lưng, đau bụng.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Nếu sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng này. Vì các chất có trong loại thuốc này chứa các chất có hại tác động đến nội tiết tố ở phụ nữ và ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
- Do quan hệ: Khi quan hệ không an toàn, thô bạo dẫn đến tổn thương vùng kín khiến nữ giới bị tổn thương gây nên hiện tượng chảy máu và hình thành khí hư màu nâu có thể kèm theo triệu chứng đau vùng lưng.
- Trước và sau chu kỳ kinh nguyệt: Các triệu chứng này thường gặp phải nhất trong trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt (thường là một vài ngày). Nguyên nhân do lớp niêm mạc tử cung bong ra sớm, hoặc còn sót lại, hòa lẫn với khí hư hình thành nên hiện tượng khí hư màu nâu, một số trường hợp có thể kèm theo hiện tượng đau bụng và đau lưng.
- Dấu hiệu mang thai: Hiện tượng ra máu nâu kèm triệu chứng đau lưng, đau bụng hoặc đôi khi ra máu hồng là dấu hiệu bạn sắp mang thai. Nguyên nhân do trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, phôi thai bám vào niêm mạc tử cung rồi phát triển thành bào thai. Quá trình hình thành thai nhi có thể khiến lớp niêm mạc bong ra, gây chảy huyết nâu hoặc hồng nhạt.
Đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng thường gặp ở phụ nữ. Các nguyên nhân này chủ yếu do các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày gây ra.
Do mắc các bệnh lý
Tình trạng đau lưng ra huyết nâu còn có thể do mắc các bệnh lý liên quan. Một số trường hợp bệnh có thể gặp như:
Nhóm bệnh vùng kín:
- Viêm âm đạo: Đây là một bệnh phụ khoa rất phổ biến với các biểu hiện viêm nhiễm là: Khí hư ra bất thường, bụng và lưng đau âm ỉ,… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan các bộ phận khác như: Buồng trứng, tử cung,…
- Viêm cổ tử cung: Dấu hiệu bệnh thường là bị đau lưng và bụng âm ỉ kèm ra huyết nâu hoặc vàng hoặc xanh, cùng với đó âm đạo tiết dịch nhiều hơn.
- Mang thai ngoài tử cung: Đây là hiện tượng bào thai lại không làm tổ trong tử cung, mà ở ngoài như buồng trứng, ống dẫn trứng,… Biểu hiện mang thai ngoài tử giống như mang thai bình thường nhưng lại có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Do đó nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng cả mẹ và thai nhi.
- U nang buồng trứng: Triệu chứng u nang là bụng đau âm ỉ và cảm thấy đau nhức lưng lan tận xuống đùi. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng như ung thư, nhưng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản nếu không được điều trị sớm.
- Viêm vùng chậu: Tình trạng này thường xảy ra đối với những phụ nữ đặt vòng tránh thai bị nhiễm trùng. Biểu hiện là: Đau ở lưng, hai bên hông, mông, khớp háng và kèm theo dịch âm đạo ra bất thường.
Nhóm bệnh xương khớp:
Tình trạng đau lưng và đau bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng,….
Các cơn đau ban đầu xuất hiện ở vị trí xương khớp bị bệnh và sau đó sẽ lan sang các vị trí khác. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh, thậm chí có nguy cơ bị bại liệt.
Nhóm bệnh thận:
Khi mắc các bệnh lý liên quan đến thận như: Sỏi thận, viêm thận, suy thận,… cũng thường có biểu hiện như: Nước tiểu màu đỏ hoặc màu hồng nhạt, đái rát, có mủ,…
Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng đau bụng dọc niệu quản, đau bụng xuyên sang lưng, buồn nôn, đau lưng,…
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng có nguy hiểm không?
Đau lưng, đau bụng và ra huyết nâu nếu do vấn đề sinh lý gây ra thì không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Khi đó người bệnh chỉ cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là khỏi.
Tuy nhiên, đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng do bệnh lý gây ra cực kỳ nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như:
- Nhóm bệnh vùng kín ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, thậm chí là tính mạng.
- Nhóm bệnh xương khớp dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày và có nguy cơ dẫn đến bại liệt cao.
- Bệnh về thận ảnh hưởng đến hệ bài tiết và sức khỏe.
Chính vì vậy, dù các triệu chứng này do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý gây ra đều phải có giải pháp khắc phục ngay từ ban đầu. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác và đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất.
Cách điều trị tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng
Thông thường các giải pháp điều trị được đưa ra dựa theo từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách khắc phục giúp giải quyết tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng tốt nhất:
Điều trị bệnh do nguyên nhân sinh lý
Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc phải tình trạng đau lưng, đau bụng và ra huyết nâu người bệnh cần phải thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như bộ phận sinh dục, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là việc làm cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và làm gia tăng triệu chứng bệnh.
- Nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sản sinh hồng cầu, tuần hoàn máu, bù lượng máu như sắt, magie, kali,…
- Cần tránh sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, uống rượu bia, cafe, đồ ngọt, đồ lạnh,… Bởi vì các chất, các loại thực phẩm này khiến cho đường ruột bị kích thích mạnh gây đau bụng dưới.
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để giúp các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan nhanh hơn. Đồng thời bổ sung đủ nước còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước bằng cách uống nước ép rau quả tươi.
- Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để máu tuần hoàn tốt hơn đồng thời tăng quá trình thải độc qua đường mồ hôi. Người bệnh nên lựa chọn bài tập như: Đạp xe, chạy bộ, yoga, bài dưỡng sinh, bơi lội,…
- Ngoài ra, cần quan hệ tình dục điều độ, đúng cách tránh thô bạo và sai tư thế sẽ khiến cho những cơn đau trở nên nặng hơn.
Đây là một số cách giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau lưng, đau bụng kèm huyết nâu tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp này cần được áp dụng trong thời gian dài và duy trì thường xuyên mới mang lại kết quả tốt. Nếu không kiên trì, tình trạng bệnh có thể dễ dàng tái phát lại bất cứ lúc nào.
Điều trị theo nguyên nhân bệnh lý
Nếu tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng xuất hiện thường xuyên kèm cảm giác đau tăng lên khi quan hệ tình dục hoặc trong kỳ kinh nguyệt thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tình trạng này để lâu sẽ cực kỳ nguy hiểm, nếu bệnh nặng việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Trước khi đưa ra các giải pháp điều trị, các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân làm xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Qua kết quả thăm khám, nếu cơ thể đang mắc bệnh lý nào sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị chuyên biệt. Bên cạnh đó, trong trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả thì can thiệp ngoại khoa là hết sức cần thiết.
Điều trị nhóm bệnh vùng kín
Các bệnh này thường được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc dưới dạng sau:
- Thuốc uống: Đây là dạng thuốc có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định kết hợp các loại thuốc sao cho phù hợp.
- Thuốc bôi ngoài da: Đây là dạng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid liều thấp giúp giảm cảm giác ngứa do viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như: Teo da, mỏng da, khiến da bị rạn hoặc vỡ mạch máu.
- Thuốc đặt âm đạo: Thuốc Tây y đặt âm đạo thường ở dạng viên nén tương đối cứng hoặc dạng viên trứng. Các loại thuốc này có tác dụng chủ yếu là vệ sinh vùng kín và phòng ngừa viêm nhiễm.
- Thuốc ngâm rửa: Đây là các loại thuốc được dùng để vệ sinh vùng kín, giúp khu vực này luôn khô ráo và tránh vi khuẩn phát triển khiến bệnh gia tăng.
Điều trị nhóm bệnh xương khớp
Các loại thuốc trị xương khớp thường có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện chức năng sụn khớp như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Tiêu biểu trong nhóm thuốc này là paracetamon. Đây là thuốc giúp giảm đau tức thì và ít gậy hại cho sức khỏe.
- Thuốc kháng viên không steroid: Các loại thuốc tiêu biểu là Betamethason, Dexamethason, Hydrocortison,… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa,…
- Thuốc giảm đau corticoid: Nhóm thuốc này được sử dụng bằng 2 đường là đường tiêm và uống. Sử dụng nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức do xương khớp nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Các loại thuốc này thường được dùng ở dạng miếng dán, gel, thuốc mỡ hoặc kem bôi. Thuốc này được dùng kèm với thuốc uống hoặc tiêm khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu co cứng cơ cạnh cột sống. Loại thuốc giãn cơ thường dùng là mydocalm, myonal,..
Ngoài ra, nhóm bệnh này có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu không dùng thuốc như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, cấy chỉ,… Vì tính chất của nhóm phương pháp này là điều trị được kết hợp đa dạng bệnh trên đa dạng huyệt đạo nên ngoài đau lưng, bệnh nhân có thể điều trị thêm các bệnh lý khác tùy theo tình trạng bệnh chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị nhóm bệnh thận
Một số thuốc chữa bệnh thận gây đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng hiệu quả là:
- Thuốc giãn cơ trơn: Nhóm thuốc này giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn, tránh tổn thương niêm mạc. Từ đó giúp giảm nhanh các cơn đau quặn thắt do sỏi thận gây ra.
- Thuốc hỗ trợ tan sỏi thận: Các loại thuốc này có tác dụng bào mòn sỏi, hỗ trợ giảm đau và giúp co giãn cơ trơn để đẩy sỏi ra ngoài cơ thể.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này có hại cho cơ thể nên chỉ được dùng cho trường hợp thận đau không chịu được.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng không mong muốn. Bệnh nhân không nên tự ý lựa chọn và sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Vì thuốc Tây y đa phần đều để lại biến chứng gây: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,… và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Tây y trị các bệnh gây đau lưng, đau bụng kèm ra huyết nâu cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu người bệnh có thói quen sinh hoạt khoa học, sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu này bạn cần hết sức bình tĩnh không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị. Thay vào đó cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Tham khảo thêm
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!