Đau nhức cơ khớp HIV là gì? Dấu hiệu & Cách điều trị như thế nào?

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Tình trạng đau nhức cơ khớp HIV thường xuất hiện sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 2-4 tuần. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết nguy cơ mắc bệnh sau phơi nhiễm. Thực hiện xét nghiệm sẽ cung cấp cho các bệnh nhân kết quả chính xác để từ đó có hướng xử trí phù hợp nhất.

Đau nhức cơ khớp HIV là gì? Biểu hiện ra sao?

Đau nhức cơ khớp là một trong những triệu chứng điển hình nhất của HIV giai đoạn cửa sổ. Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể từ 2-4 tuần sẽ sản sinh ra hàng nghìn virus khác để tiêu diệt tế bào CD4 (tế bào có nhiệm vụ duy trì khả năng tiêu diệt virus trong cơ thể). Sự suy giảm của các tế bào này là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức cơ khớp ở người nhiễm HIV.

Các biểu hiện thường gặp khi bị đau nhức cơ khớp HIV bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức giống như bị kim đâm hoặc bị một vật gì đó đập vào. Vị trí đau khó xác định.
  • Mức độ đau nhức cơ khớp là khác nhau ở từng thời điểm.
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, rệu rã, không muốn cử động.
dau nhuc co khop hiv
Đau nhức cơ khớp HIV thường đi kèm với các triệu chứng sốt, đau đầu

Đau nhức xương khớp HIV ngoài ra thường đi kèm với các triệu chứng khác như như sốt, đau đầu, đau họng, phát ban, nổi hạch, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm… Đây là các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, bệnh xương khớp hay thậm chí là viêm gan B hay giang mai. Bởi vậy, để có thể nhận định chính xác nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thì cần rà soát khả năng lây nhiễm HIV.

Các con đường lây nhiễm bao gồm:

  • Lây nhiễm qua đường máu: tiếp xúc với máu của người bệnh qua vết thương hở, dùng chung bơm kim tiêm, lưỡi dao cạo, các loại kim xăm trổ, dụng cụ phẫu thuật chưa được diệt khuẩn…
  • Lây qua đường tình dục: quan hệ tình dục với người nhiễm HIV qua đường hậu môn, đường âm đạo hoặc đường miệng đều có khả năng lây nhiễm bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: virus HIV từ người mẹ có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở nếu nước ối, dịch âm đạo hoặc máu của mẹ dính vào niêm mạc của trẻ. Ngoài ra, virus còn có thể lây lan qua sữa hoặc các vết nứt trên núm vú của người mẹ.

Đau nhức xương khớp HIV nên làm gì?

Nếu có cơ sở để nghi ngờ tình trạng đau nhức cơ khớp là do virus HIV gây ra, bệnh nhân cần ngay lập tức tới bệnh viện để kiểm tra. Mốc thời gian sớm nhất để có thể xét nghiệm kháng thể phát hiện nhiễm trùng là 3 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, thời điểm tối ưu nhất để xét nghiệm là 3 tháng.

Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, bệnh nhân cần sớm xác định nguyên nhân chính xác gây đau nhức cơ khớp để được điều trị kịp thời. Các bệnh lý xương khớp thông thường có thể diễn tiến âm ỉ và gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.

dau nhuc co khop hiv
Xét nhiệm là phương pháp duy nhất để khẳng định đau nhức xương khớp có phải do virus HIV gây ra không

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính, bệnh nhân cũng không nên quá bi quan, tuyệt vọng. Dù là căn bệnh chưa tìm ra thuốc chữa nhưng hiện nay việc điều trị HIV đã có những bước tiến rất khả quan. Chỉ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có khả năng chung sống với HIV một cách an toàn và khỏe mạnh.

Hiện nay, thuốc ARV được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc điều trị đặc hiệu có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV, giúp duy trì lượng virus thấp nhất trong máu và giảm khả năng lây nhiễm cho người khác. Thuốc ARV không có khả năng chữa khỏi HIV nhưng đã đem tới cơ hội sống bình thường và khỏe mạnh cho hàng triệu bệnh nhân nhiễm HIV trên toàn thế giới.

Bởi vậy, nếu không may mắc phải căn bệnh này, điều các bệnh nhân nên làm là tích cực tuân thủ phác đồ điều trị đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Hiểu biết, lạc quan và trách nhiệm chính là những vũ khí đắc lực giúp chúng ta đương đầu với “căn bệnh thế kỷ” này.

Điều trị đau nhức cơ khớp HIV cần lưu ý điều gì?

Để có thể chung sống cùng HIV an toàn và khỏe mạnh, trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt một vài lưu ý dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ chất để duy trì sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Uống đủ nước để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể vận hành thông suốt và hiệu quả.
  • Bố trí công việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng. Tránh tình trạng làm việc quá sức dẫn tới suy kiệt.
  • Tạo thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây hại.
  • Có ý thức chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng, không quan hệ tình dục với người không bị nhiễm HIV.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.

Đau nhức xương khớp là một trong những dấu hiệu cảnh báo HIV thường gặp mà những người bị phơi nhiễm nên lưu tâm. Nếu nghi ngờ bị đau nhức cơ khớp HIV, các bệnh nhân nên sớm đi khám nhằm phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm để có thể kiểm soát tốt và chung sống an toàn với căn bệnh này.

Xem thêm: 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác