Để Phòng Bệnh Béo Phì Ta Nên Làm Gì? 10+ Gợi Ý Tốt Nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà tỷ lệ dân số bị béo phì ngày càng tăng, kéo theo đó là hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thừa cân gây nên. Vậy làm thế nào để phòng tránh béo phì, đâu là biện pháp hiệu quả nhất? Hãy cùng Đông Phương Y Pháp theo dõi bài viết dưới đây để có được giải đáp chi tiết nhất.

Phòng tránh béo phì quan trọng như thế nào?

Béo phì là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây được xem là căn bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của mỗi người. Một người được coi là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30.

Béo phì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống
Béo phì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống

Trầm cảm, bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2… là những hệ luỵ mà béo phì có thể gây ra cho cả trẻ em và người lớn. Khi một người béo phì trong thời gian càng dài thì nguy cơ biến chứng, mắc bệnh mãn tính càng lớn. Chính vì vậy, việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa béo phì từ sớm sẽ hạn chế nguy cơ:

  • Tiểu đường tuýp 2.
  • Các vấn đề tim mạch.
  • Huyết áp cao.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh túi mật.
  • Viêm, đau xương khớp.
  • Bệnh lý về tiêu hoá: Trào ngược dạ dày thực quản, ruột nhiễm mỡ, sỏi mật…
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Gây vô sinh ở cả 2 giới, gây hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ gây khó khăn cho việc thụ thai.

Trầm trọng hơn, béo phì còn có thể gây ung thư vú, ung thư thận, ung thư tuyến tụy, ung thư nội mạc tử cung… Thống kê cho thấy, mỗi năm có tới 85.000 ca ung thư do bệnh béo phì gây nên, và con số này đang không ngừng tăng lên.

Với những biến chứng nguy hiểm như vậy, để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? Thực tiễn, duy trì lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học chính là giải pháp làm chậm, ngăn ngừa sự tiến triển của thừa cân béo phì.

Tìm hiểu thêm: Béo Phì Gây Ra Những Bệnh Gì? Biện Pháp Giảm Béo Hiệu Quả

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì, ăn gì kiêng gì?

Chủ động điều chỉnh lối sống sinh hoạt để phòng ngừa béo phì, nâng cao sức khỏe là điều vô cùng cần thiết. Với mỗi nhóm đối tượng, nên lựa chọn các biện pháp phù hợp:

Biện pháp phòng tránh béo phì ở người lớn

Tính đến năm 2016, có khoảng 650 triệu người trên thế giới bị béo phì. Con số này đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây. Để giải đáp câu hỏi: “Muốn phòng bệnh béo phì ta cần làm gì, đâu là giải pháp tốt nhất cho người lớn?”, hãy cùng tham khảo những gợi ý sau:

“Xoá sổ” thực phẩm không lành mạnh

Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Sở dĩ như vậy là vì trong những loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, đường, muối, gây cảm giác thèm ăn dẫn đến thừa cân béo phì.

Vì vậy, để phòng tránh béo phì mỗi người cần chủ động cho những thực phẩm này vào “danh sách đen”. Thay vào đó, ưu tiên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, sử dụng protein nạc cùng carbohydrate nguyên cám. Với một chế độ ăn uống lành mạnh, chắc chắn sức khoẻ sẽ dần cải thiện và nguy cơ thừa cân dần được đẩy lùi.

Loại bỏ thực phẩm không lành mạnh giúp ngăn ngừa béo phì
Loại bỏ thực phẩm không lành mạnh giúp ngăn ngừa béo phì

Ưu tiên sử dụng chất béo tốt trong thực đơn

Chất béo tốt là chất béo không bão hoà, tốt cho cơ thể, giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Trái lại, các chất béo xấu là chất béo bão hoà có trong mỡ, thịt đóng hộp, nội tạng động vật không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng cholesterol trong máu.

Vì vậy, để tránh nguy cơ bị béo phì mỗi người nên loại bỏ các thực phẩm chứa chất béo xấu, thay thế bằng thực phẩm chứa chất béo tốt. Ví dụ như: Dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo lứt, các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi…

Cải thiện giấc ngủ

Thiếu ngủ, ngủ muộn hoặc ngủ quá nhiều cũng có thể làm thay đổi hormone nội tiết, khiến cảm giác thèm ăn tăng lên. Vì vậy, điều chỉnh giấc ngủ cho khoa học chính là là giải pháp ngăn ngừa bệnh béo phì. 

Nếu giấc ngủ đang gặp nhiều xáo trộn hoặc chưa có thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ hãy tham khảo một số biện pháp sau:

  • Tập dần thói quen ngủ đúng giờ, ưu tiên ngủ trước 11 giờ đêm.
  • Hạn chế sử dụng những loại đồ uống có cồn, caffein vào buổi tối.
  • Tích cực vận động, tăng cường hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe vào ban ngày.
Xem thêm: Gợi Ý 10 Cách Giảm Cân Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bạn

Tăng cường vận động giảm cân khoa học

Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể thao là câu trả lời cho câu hỏi “để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì”. Thay vì ngồi liên tục trong nhiều giờ, hãy chủ động tránh xa thiết bị điện tử, đứng lên đi lại vận động nhẹ nhàng để gân cốt giãn nở, khí huyết lưu thông.

Ngoài ra, hãy tự đặt mục tiêu hoạt động thể chất với cường độ cao 60-90 phút/ngày, duy trì ít nhất 3-4 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp nâng cao sức khoẻ, hỗ trợ hoạt động giảm cân vô cùng hiệu quả.

Vận động hợp lý, phù hợp với sức khỏe giúp quá trình giảm cân đạt hiệu quả
Vận động hợp lý, phù hợp với sức khỏe giúp quá trình giảm cân đạt hiệu quả

Giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần người trưởng thành. Các nghiên cứu đã chỉ ra căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng của não, từ đó tác động tiêu cực đến thói quen ăn uống – nguyên nhân gây thừa cân béo phì.

Để hạn chế căng thẳng dẫn đến béo phì, mỗi người có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tham gia thể thao.
  • Đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoặc viết nhật ký.
  • Tâm sự, chia sẻ cùng người tin tưởng.
  • Thiền, tập yoga…

Để phòng bệnh béo phì ở trẻ em ta nên làm gì?

Béo phì ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Tình trạng này gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khỏe của trẻ trong tương lai, vì vậy phụ huynh cần sớm áp dụng biện pháp hỗ trợ trẻ duy trì cân nặng hợp lý. Mục tiêu của việc phòng bệnh béo phì ở trẻ em là kiểm soát sự tăng cân nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần.

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, những trẻ bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ thừa cân hơn. Tổ chức này cũng đưa ra báo cáo, khi trẻ được bú sữa mẹ càng lâu thì nguy cơ thừa cân khi lớn lên càng ít và ngược lại.

Tuy nhiên, việc trẻ uống sữa công thức vẫn có thể duy trì cân nặng bình thường và cơ thể khỏe mạnh. Nếu một đứa trẻ không được bú sữa mẹ không đồng nghĩa trẻ sẽ bị béo phì. Điều quan trọng nhất đối với sức khỏe của trẻ chính là việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện
Nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện

Cho trẻ ăn uống đúng giờ, sử dụng thực phẩm lành mạnh

Muốn phòng bệnh béo phì cho trẻ ta cần kiểm soát tốt khẩu phần ăn, tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ. Đồng thời, phụ huynh cũng nên cho con sử dụng những thực phẩm lành mạnh để có sức khỏe tốt nhất:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây cùng ngũ cốc nguyên hạt trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung sữa, ưu tiên sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, những sản phẩm ít béo hoặc không béo.
  • Ưu tiên sử dụng thịt nạc, thịt các loại gia cầm, đậu lăng để cung cấp protein cho trẻ.
  • Luôn cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế nhóm đồ uống có đường.
  • Hạn chế cho trẻ tiêu thụ đường, các chất béo bão hoà.

Lưu ý: Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ ăn kiêng để giảm cân khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Bởi điều này tiềm ẩn nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

Bài đọc thêm: 7 Cách Giảm Cân Cho Trẻ Em 10 Tuổi Cha Mẹ Nên Biết

Rèn luyện thói quen “ăn chậm, nhai kỹ”

Ăn quá nhanh sẽ khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, bởi khi đó não bộ không có đủ thời gian để phát ra tín hiệu “no”. Nếu ăn chậm hơn, hormone gây cảm giác no sẽ được tiết nhiều hơn, giảm bớt được lượng thức ăn tiêu thụ. 

Vì vậy, để phòng tránh béo phì ở trẻ ta nên rèn cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ, luôn tập trung khi ăn. Đặc biệt là cần loại bỏ thói quen dỗ trẻ ăn bằng cách cho xem điện thoại/máy tính bảng, điều này vừa khiến bữa ăn kéo dài, vừa hình thành thói quen không tốt cho trẻ, lại làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ em.

Ăn vặt lành mạnh

Nếu vẫn còn băn khoăn “để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì”, phụ huynh nên chủ động cho trẻ ăn vặt lành mạnh. Điều này có nghĩa là giảm lượng đồ ăn vặt nhiều chất béo, đường, muối như bim bim, khoai tây chiên, đồ ăn vặt đóng hộp…

Thay vào đó, hãy thử làm một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe ngay tại nhà: Kết hợp táo và bơ đậu phộng, sữa chua Hy Lạp, cải xoăn sấy bằng nồi chiên không dầu, các loại bánh làm từ bơ, khoai lang…

Ưu tiên cho trẻ ăn vặt lành mạnh, tránh các loại đồ hộp nhiều muối
Ưu tiên cho trẻ ăn vặt lành mạnh, tránh các loại đồ hộp nhiều muối

Tăng cường hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh việc đọc sách, vẽ tranh, làm bài tập… phụ huynh nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất vừa giúp tăng cường sức khoẻ vừa phòng tránh béo phì. 

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chơi bóng đá, bơi lội, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, tập võ… hoặc tham gia hội thao, hội khoẻ cho trẻ em cũng là cách tăng vận động rất tốt. Đồng thời, hãy tách trẻ khỏi tivi, máy tính bảng, điện thoại nhằm giảm bớt thời gian “ngồi một chỗ”. Điều này sẽ giúp trẻ thêm năng động, phát triển toàn diện và khám phá được nhiều điều mới lạ từ thế giới xung quanh.

Qua bài viết trên, tin rằng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì” và có thêm được những thông tin sức khỏe bổ ích. Để có cơ thể khỏe mạnh và duy trì được cân nặng lý tưởng, hãy xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học. Đây chính là chiếc chìa khóa vàng giúp cuộc sống của mỗi người trở nên trọn vẹn hơn.

Bài đọc thêm:  

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua

to top