Hen Suyễn

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Hen suyễn (còn được gọi với tên khác là hen phế quản) là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dẫn khí ở phổi. Theo các thống kê cho thấy: Có đến 80% trường hợp tử vong do hen suyễn tại các nước đang phát triển và kém phát triển. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và mức độ nguy hiểm của nó.

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh gì? Có lây không?

Hen phế quản (hen suyễn, tên tiếng anh: Asthma) là tình trạng đường thở bị thu hẹp lại và sưng lên và có thể tiết ra nhiều chất nhầy tại phế quản. Bệnh khiến cho bạn cảm thấy khó thở, những cơn ho sẽ xuất hiện liên tục. Người bệnh khi bị hen suyễn có thể nghe thấy những âm thanh gần giống tiếng huýt sáo và hơi thở nông. 

Hen suyễn là căn bệnh quen thuộc và có thể gặp phải ở mọi đối tượng
Hen suyễn là căn bệnh quen thuộc và có thể gặp phải ở mọi đối tượng

Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính: Hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người đang mắc bệnh hen suyễn. Trong số đó, những trường hợp bệnh nhẹ chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, những trường hợp nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Hen suyễn được liệt kê vào danh sách những căn bệnh khó có thể điều trị tận gốc và có thể gây kích ứng phổi.

Bạn sẽ không bao giờ hết hen suyễn nhưng các cơn hen chỉ xảy ra khi có tác nhân gây kích ứng đến phổi. Cơn hen phế quản sẽ xuất hiện đột ngột hoặc khi tiếp xúc với một số tác nhân khác như: nấm mốc, khói bụi… Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài và virus gây nhiễm trùng phổi cũng có thể gây bệnh hen phế quản.

Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: “Hen suyễn có lây không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra kết luận: Hen phế quản không được tạo ra do vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng khác. Vì thế đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Người bệnh tiếp xúc, dùng chung đồ dùng sinh hoạt hằng ngày không gây lây nhiễm bệnh cho người khác.

Hen suyễn không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường
Hen suyễn không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường

Tuy nhiên, hen suyễn là căn bệnh NGUY HIỂM ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì thế, cần PHÁT HIỆN SỚMĐIỀU TRỊ NGAY để khống chế bệnh hiệu quả nhất.

Dấu hiệu cảnh báo hen phế quản tấn công – chớ vội coi thường

Với mỗi thể trạng riêng biệt của người bệnh, hen phế quản sẽ có những dạng biểu hiện khác nhau. Những cơn hen có thể không xảy ra thường xuyên và chỉ xuất hiện triệu chứng trong một thời điểm nhất định hoặc xuất hiện thường xuyên.

Một vài triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể kể đến như:

  • Hơi thở nông
  • Thường xuyên bị tức ngực, đau ngực
  • Thở ra tiếng khò khè (phổ biến nhất là trẻ em)
  • Khó thở, tắc nghẽn khí gây khó ngủ
  • Cảm cúm kéo theo cơn ho dai dẳng

Bệnh hen phế quản có thể đang chuyển biến nặng hơn và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khi có những triệu chứng cảnh báo sau đây:

  • Triệu chứng ho, thở nông, thở khò khè xảy ra thường xuyên với mức độ nặng hơn
  • Cần dùng thiết bị hỗ trợ khi thở
  • Phải dùng đến ống hít để cắt cơn hen

Tùy theo thể trạng và mức độ mắc bệnh khác nhau, mỗi bệnh nhân hen suyễn sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Vì thế, người bệnh cũng cần chú ý đến những thay đổi của sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.

Cẩn trọng với những nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Một vài nghiên cứu về bệnh hen phế quản đều đi đến kết luận: Yếu tố môi trường và di truyền chính là những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.

Cơn hen sẽ được “kích hoạt” khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, các chất kích thích. Ngoài ra, những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những cơn hen có thể kể đến như:

  • Không khí có chứa một số chất gây dị ứng, đặc biệt là: phấn hoa,lông động vật, mạt bụi, bào tử nấm mốc, da…
  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng do lạnh, cảm cúm…
  • Vận động thể chất không khoa học
  • Không khí bị khô, lạnh, ô nhiễm, khói bụi…
  • Thuốc kháng sinh cũng có thể gây tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ hen suyễn. Một số loại thuốc như: Thuốc chẹn beta, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs…
  • Stress kéo dài, căng thẳng hoặc những cú sốc tâm lý
  • Chất bảo quản có trong đồ ăn sẵn, đồ hộp cũng gia tăng nguy cơ hen suyễn
  • Biến chứng của ngược dạ dày thực quản (GERD)
Vô vàn những nguyên nhân gây bệnh mà bạn cần chú ý
Vô vàn những nguyên nhân gây bệnh mà bạn cần chú ý

Ngoài những nguyên nhân gây hen suyễn kể trên, có một số yếu tố khác cũng gia tăng nguy cơ gây hen suyễn phải kể đến như:

  • Tiền sử bệnh của gia đình ảnh hưởng đến thế hệ sau
  • Người thường xuyên bị dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng…
  • Cơn hen cũng có thể xuất hiện do: béo phì, tiếp xúc với khói thuốc, chất thải công nghiệp, do đặc thù công việc…

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là cách tốt nhất để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Khi thăm khám, người bệnh cũng nên nói cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách chẩn đoán bệnh hen phế quản phổ biến nhất hiện nay

Để phát hiện ra bệnh hen phế quản kịp, trước hết, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và loại bỏ những yếu tố bệnh khác. Bệnh nhân sẽ được hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình.

Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số thử nghiệm liên quan đến bệnh như:

  • Xét nghiệm đo chức năng phổi: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm định lượng không khí đi vào và ra khi hít thở. Để đo chức năng phổi, bệnh nhân sẽ được đo phế dung, đo lưu lượng đỉnh
  • Các xét nghiệm bổ sung khác: Thử nghiệm kích thích với methacholine, chụp X-quang ngực, xét nghiệm dị ứng, 
Có nhiều phương pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh từ sớm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh từ sớm

Ngoài ra, để phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn, việc đánh giá tần suất xuất hiện của những triệu chứng hen và mức độ nguy hiểm của nó. Những chẩn đoán và đánh giá về mức độ hen suyễn này chính là cơ sở để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Phương pháp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả nhất

Khi bị hen suyễn, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh đúng cách. Một số biện pháp điều trị hen suyễn mang lại hiệu quả cao nhất mà bạn có thể lựa chọn đó là:

Thuốc Tây y – đề phòng tác dụng phụ

Để kiểm soát cơn hen suyễn, các bác sĩ hô hấp thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị với liều lượng cao. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc corticoid dạng hít: Loại thuốc này được sử dụng phổ biến để điều trị hen phế quản. Tác dụng chính của thuốc là làm giảm tình trạng viêm ở các phế quản nhanh chóng 
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Tác dụng của thuốc phát huy trong thời gian ngắn, thuốc thường dùng để điều trị bệnh trong thời gian kéo dài. Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng Leukotriene: leukotriene có thể gây viêm, vì thế dùng thuốc có tác dụng kháng lại nó là cách tốt nhất để chống lại những cơn hen nhẹ. Thuốc thường được kết hợp với một số loại khác.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: Loại thuốc này có tác dụng giãn phế quản, cắt cơn hen nhanh chóng.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: Loại thuốc này có công dụng giống với nhóm thuốc SABA nhưng thời gian tác dụng kéo dài, giúp bệnh nhân kiểm soát cơn hen.
  • Thuốc Omalizumab (Xolair): Thuốc dùng cho các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng ige tự do.

Tất cả những loại thuốc kháng sinh điều trị hen suyễn đều có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với những loại thuốc khác để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Thuốc Tây chữa hen suyễn có ưu điểm là khắc phục nhanh các cơn hen và triệu chứng của bệnh
Thuốc Tây chữa hen suyễn có ưu điểm là khắc phục nhanh các cơn hen và triệu chứng của bệnh

Nhược điểm: Dùng thuốc tân dược điều trị hen suyễn có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây tác dụng phụ và có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gan. Vì thế, người bệnh không nên lạm dụng và sử dụng các loại thuốc tân dược chữa hen suyễn trong thời gian quá dài.

Hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị hen suyễn tối ưu nhất.

Thuốc Đông y điều trị hen suyễn – cần kiên trì điều trị

Một số vị thuốc được dùng phổ biến nhất gồm: ma hoàng, quế chi, hạnh nhân và cam thảo. Trong đó:

  • Ma hoàng là dược liệu được mệnh danh là “quân dược” có tác dụng giải cảm hàn; bình suyễn, chỉ ho… được sử dụng để trị hen suyễn rất tốt.
  • Hạnh nhân với chức năng chỉ khái, bình suyễn theo cơ thế long đờm. Dược liệu này làm giãn phế quản để không khí lưu thông dễ dàng hơn
  • Quế chi mang đến tác dụng giải biểu hàn, thông phế khí, ôn thông kinh mạch. Dược liệu này kết hợp cùng với ma hoàng sẽ tăng thêm hiệu quả điều trị cao hơn
  • Cam thảo có tác dụng nhuận phế, kiện tỳ ích khí, giải độc chỉ thống, chỉ ho được dùng để điều phối những vị thuốc kể trên
Bài thuốc Đông y chữa hen suyễn vô cùng hiệu quả
Bài thuốc Đông y chữa hen suyễn vô cùng hiệu quả

Các bài thuốc Đông y khi dùng người bệnh cần kiên trì điều trị với thời gian khá dài. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó đem lại cũng khá cao, khi có thể giải quyết triệu chứng bệnh và điều hòa lại khí huyết hiệu quả.

Thay đổi lối sống – giải pháp hỗ trợ làm giảm cơn hen

Hen suyễn là căn bệnh rất khó để điều trị triệt để, nhất là khi bệnh đã chuyển nặng. Vì thế, muốn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, người bệnh cần tránh xa những tác nhân gây bệnh, đồng thời chú ý đến việc thay đổi lối sinh hoạt, chú ý một số điều sau đây:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt chú ý đến một số vùng như: ngực, cổ, bàn chân và tay. 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, giữ cho không khí trong lành, thoáng đãng
  • Tránh xa các loại hóa chất độc hại, mặc đồ bảo hộ nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại
  • Đeo khẩu trang để tránh bụi và chất ô nhiễm xâm hại đến cơ thể
  • Không nên tiếp xúc gần với những loài vật nuôi như: chó, mèo
  • Bỏ thói quen hút thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc gây hại

Một số những sai lầm tai hại khi điều trị khiến cho bệnh hen suyễn không được kiểm soát: 

  • Số người mắc bệnh hen phế quản tại Việt Nam đang gia tăng khá nhanh và đến nay vẫn chưa thể kiểm soát tốt căn bệnh này. Nguyên nhân của việc này là do bệnh nhân không phối hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh…
  • Lạm dụng thuốc điều trị bệnh, dùng thuốc sai cách: Đa phần bệnh nhân thường ngừng dùng thuốc khi thấy cơn hen đã suy giảm. Đây là hành động sai lầm gây ra nhiều mối nguy hại phía sau như: kháng thuốc, suy hô hấp…

Cắt ngay cơn hen suyễn nhờ phương pháp trị liệu không cần dùng thuốc

Y học cổ truyền đã và đang khẳng định được ưu thế của mình với nhiều bài thuốc quý cùng với đó là những liệu pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả vượt trội. Trong số những giải pháp chữa bệnh hen phế quản, châm cứu và cấy chỉ đã chứng minh được hiệu quả chấm dứt cơn hen một cách nhanh chóng, toàn diện. Nhờ phương pháp này, người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Trung tâm Đông phương Y pháp là một trong những đơn vị đi đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y. Nơi đây đã trở thành tên tuổi uy tín đối với bệnh nhân trên cả nước, nhất là với liệu pháp điều trị hen suyễn nhờ cấy chỉ và châm cứu.

Cấy chỉ là phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả, phòng tránh tái phát bệnh tốt nhất
Cấy chỉ là phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả, phòng tránh tái phát bệnh tốt nhất

Tùy theo cơ địa và thể trạng của từng bệnh nhân riêng biệt, các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị hen suyễn bằng cách châm cứu, cấy chỉ sao cho phù hợp nhất.

  • Chữa hen suyễn bằng châm cứu: Bác sĩ sẽ chọn 2-3 huyệt cho mỗi lần trị liệu, lưu kim trong khoảng 20-30 phút, cách khoảng 10 phút về kim một lần, mỗi ngày châm 1 lần. Biện pháp này được áp dụng để điều trị dự phòng khi thời tiết có sự thay đổi.
  • Điều trị hen suyễn bằng cấy chỉ: Đây là một dạng đặc biệt của châm cứu. Với phương pháp này, điều trị bệnh trong 1 liệu trình chỉ cần 1 cấy và có tác dụng khoảng 15 đến 20 ngày mới cần thực hiện lại.

Loại chỉ được sử dụng trong phương pháp cấy chỉ đó là chỉ Catgut tự tiêu. Sau khi được cấy vào huyệt đạo, chỉ catgut sẽ tạo ra một kích thích cơ học liên tục, tác dụng sinh hoá học lên huyệt. Tác dụng của nó là làm giãn phế quản, chống viêm, giảm tính phản ứng của cơ thể một cách tự nhiên.

Tại Đông phương Y pháp, cấy chỉ chữa hen suyễn là phương pháp chữa trị mang tính đột phá của Y học thế kỷ XXI. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều trường phái châm cứu khác nhau, Đông phương Y pháp ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu. Trường phái này nổi bật nhất là việc sử dụng kim dài và châm xuyên huyệt (châm từ huyệt này sang huyệt kia theo đường kinh lạc).

Việc châm xuyên huyệt này sẽ giúp làm tăng huyệt quả gấp nhiều lần và có hiệu quả giảm đau tốt hơn.

Hệ thống huyệt vị cơ bản trên cơ thể và những vị trí huyệt cần tác động để chữa hen suyễn
Hệ thống huyệt vị cơ bản trên cơ thể và những vị trí huyệt cần tác động để chữa hen suyễn

Kết quả khảo sát từ những bệnh nhân đã điều trị tại Đông phương Y pháp cho thấy: Chỉ sau 1 đến 2 liệu trình, bệnh nhân đã cảm nhận được những thay đổi rõ rệt. Những cơn hen giảm đi đáng kể, lượng thuốc tây vốn dùng phối hợp điều trị cũng giảm, nhiều bệnh nhân chia sẻ họ đã không cần dùng thuốc sau khi kết thúc liệu trình điều trị nhờ châm cứu và cấy chỉ.

Đông phương y pháp cũng là đơn vị được cấp giấy phép hoạt động rõ ràng. Nguyên tắc điều trị tại đây đó là “luận chứng hạ châm”, mỗi bệnh nhân sẽ có một bác sĩ điều trị riêng biệt, được tiếp đón và chăm sóc chu đáo, tận tình từ đầu tới cuối.

Đội ngũ y bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành, từng có nhiều năm công tác tại các Bệnh viện YHCT và Bệnh viện Châm cứu TW hiện đang điều trị trực tiếp tại Đông phương Y pháp. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm cách để khắc phục tình trạng bệnh lý cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.

Quy trình cấy chỉ đảm bảo những tiêu chí của Bộ Y tế: Vô khuẩn – không đau – không dùng thuốc – không tác dụng phụ và không tái khát

Trung tâm đông phương Y pháp luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình cấy chỉ chữa hen suyễn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Trung tâm đông phương Y pháp luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình cấy chỉ chữa hen suyễn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Ưu điểm nổi bật nhất khiến bạn không thể bỏ qua khi điều trị hen suyễn tại Đông phương Y pháp đó là: 

  • Không xâm lấn, không gây đau đớn, chữa bệnh không cần dùng thuốc và an toàn tuyệt đối với bệnh nhân.
  • Tác động thường xuyên và liên tục vào các huyệt vị trên cơ thể nhờ sự lưu lại của sợi chỉ catgut.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại hơn so với châm cứu. Mặc dù về công dụng vẫn đảm bảo hiệu quả chữa hen suyễn như ý muốn.
  • Giá dịch vụ niêm yết công khai, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.

Biện pháp phòng chống bệnh hen suyễn

Để phòng tránh bệnh hen suyễn ngay từ sớm, hãy chú ý thực hiện những điều sau đây:

  • Làm ấm cơ thể trước khi tập luyện ít nhất là 15 phút
  • Giữ ấm cơ thể để phòng tránh các vấn đề về hô hấp
  • Tập luyện nâng cao sức khỏe tự nhiên, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, môi trường ô nhiễm.
  • Không dùng các chất kích thích gây hại cơ thể
  • Tập hít thở đều, thở sâu

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh hen suyễn và giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất cho bạn. Hy vọng với những thông tin này, người bệnh có thể lựa chọn được địa chỉ chữa bệnh tốt nhất cho mình!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh