Huyệt An Miên: Phân Loại, Vị Trí, Công Dụng Và Cách Day Ấn

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt An Miên được biết đến là huyệt đạo có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thất miên hay bất mị trong y học cổ truyền, tức chứng mất ngủ, khó ngủ. Tham khảo ngay bài viết để nắm rõ vị trí cụ thể cũng như cách day ấn huyệt này để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Huyệt An Miên là gì? Vị trí và công dụng ra sao?

Huyệt An Miên là huyệt đạo có tác dụng an thần (“an” trong Hán Việt) và hỗ trợ ngủ ngon (“miên” tức giấc ngủ trong Hán Việt). Đúng như tên gọi, đây chính là huyệt vị được sử dụng nhiều trong các bài thuốc châm cứu, bấm huyệt trị thất miên, bất mị trong y học cổ truyền.

Theo cổ phương Đông y cũng như một số nghiên cứu về y học cổ truyền, tiêu biểu trong sách Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách cho rằng: “Việc day ấn hoặc châm cứu huyệt An Miên có khả năng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện triệu chứng tức ngực, đau đầu, chóng mặt nhờ cơ chế đả thông khí huyết, điều hòa hoạt động các cơ quan của hệ thần kinh.”

Tuy nhiên, nhiều người nhầm tưởng rằng chỉ có 1 huyệt An Miên trên cơ thể. Thực tế có đến 4 huyệt An Miên khác nhau có công dụng hỗ trợ ngủ ngon, an thần. 

Vị trí huyệt An Miên 1 và An Miên 2
Vị trí huyệt An Miên 1 và An Miên 2

Trong đó, huyệt An Miên 1 và 2 đều nằm ở vị trí sau tai. Điểm chính giữa huyệt Phong Trì và Ế Phong chính là huyệt Ế Minh. Theo đó, huyệt số 1 nằm chính giữa đường nối từ huyệt Ế Minh ra Ế Phong, còn huyệt số 2 nằm chính giữa đường nối từ An Miên 1 ra Phong Trì. An Miên 1 và 2 thường được dùng trong điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ gây ra bởi thần kinh và tim mạch.

Trong khi đó, huyệt số 3 nằm phía sau lưng và huyệt số 4 nằm trên mắt cá chân. Hai huyệt vị này hỗ trợ trị các thể thất miên hay bất mị gây ra bởi chứng nóng gan, viêm gan, tích tụ độc trong nội tạng.

Vị trí huyệt An Miên 3 và An Miên 4
Vị trí huyệt An Miên 3 và An Miên 4

Dưới đây là vị trí chính xác của các huyệt này trên cơ thể, công dụng chủ trị và phương thức châm cứu khi áp dụng điều trị chứng mất ngủ:

Huyệt An Miên 1

Đây là huyệt An Miên “chính thức” và được biết đến nhiều nhất. Huyệt An Miên 1 nằm ở vùng cổ, phía sau tai và ngay bên cạnh xương lồi. Đặc điểm:

  • Vị trí: Tại điểm giữa đường nối huyệt Ế phong và huyệt Ế minh (H.110).
  • Chủ trị: Trị mất ngủ, chóng mặt, đau nửa đầu trái hoặc phải, ù tai, choáng tiền đình, tâm thần phân liệt.
  • Phương thức châm cứu: Châm thẳng, sâu 1 – 1.5 thốn.
  • Tác dụng phối hợp: Kết hợp với day ấn, châm cứu cùng các huyệt trên cơ thể như Nội quan, Tam Âm giao để trị mất ngủ; kết hợp cùng huyệt Nhân trung, Đại chu và Đào đạo để điều trị chứng thần kinh phân liệt; phối hợp cùng với huyệt Khúc trì, Phong long để cải thiện chứng chóng mặt.

Huyệt An Miên 2

Huyệt An Miên thứ 2 được biết đến với tên gọi khác là huyệt Trấn Tịnh cũng có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh để điều trị khó ngủ, mất ngủ. Đặc điểm:

  • Vị trí: Tại điểm chính giữa khi nối huyệt Phong Trì (Đ.20) với huyệt Ế Minh.
  • Chủ trị: Trị khó ngủ, mất ngủ, căng thẳng, hồi hộp, huyết áp cao, xuất huyết não, tâm thần phân liệt, bệnh Hysteria (chứng một rối loạn tâm thần phát sinh từ sự lo âu dữ dội).
  • Phương thức châm cứu: Châm thẳng, sâu 1 – 1.5 thốn.

Huyệt An Miên 3

An Miên số 3 được biết đến với tên khác là huyệt Khí Suyễn. Huyệt đạo này chủ trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, phế quản đi kèm triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc do khó thở.

  • Vị trí: Nằm tại Khe giữa đốt sống lưng số 7 – 8, ra ngang 2 thốn. Một cách xác định khác là từ huyệt Chí Dương sang ngang 1.5 thốn đến huyệt Cách Du (Bq 17), sang tiếp 0.5 thốn là An miên 3 (H.114).
  • Chủ trị: Trị mất ngủ, thần kinh bứt rứt, phiền muộn gây khó ngủ về đêm do nóng nội tạng
  • Phương thức châm cứu: Châm xiên, sâu 0.5 – 1 thốn.
Sơ đồ các huyệt vị trên lưng
Sơ đồ các huyệt vị trên lưng

Huyệt An Miên 4

Huyệt vị thứ 4 này còn gọi là can viêm điểm với công dụng chủ trị viêm gan, nóng gan gây nên tình trạng bứt rứt, khó chịu về đêm, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ thường xuyên. Đặc điểm:

  • Vị trí: Đỉnh mắt cá chân trong tiến lên 4.5 thốn, tức từ huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) đi lên 1.5 thốn chính là huyệt vị thứ 4 (H.122).
  • Chủ trị: Chữa mất ngủ, giảm phiền muộn gây ra do các bệnh về gan.
  • Phương thức châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1.5 – 2 thốn.
Vị trí chính xác của các huyệt đạo trên chân
Vị trí chính xác của các huyệt đạo trên chân

Cách ấn huyệt An Miên hỗ trị mất ngủ

Như đã nói ở trên, các huyệt An Miên trường được day ấn, châm cứu trong các bài thuốc bấm huyệt, châm cứu điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên hoặc kinh niên. Tùy thuộc thể bệnh, căn nguyên và triệu chứng mà day ấn huyệt vị phù hợp, đồng thời kết hợp một số huyệt nội quan khác để tăng cường tác dụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học cổ truyền, phương pháp bấm huyệt trị mất ngủ đơn giản và dễ áp dụng tại nhà nhất chính là day ấn huyệt An Miên 1, 2 nằm sau tai. Phương pháp này sẽ tác động đông các cơ quan hệ thần kinh, từ đó mang đến tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai để kiểm soát tình trạng mất ngủ ở người bệnh. 

Khi thực hiện bấm huyệt An Miên tại nhà (khu vực chung của An Miên 1 và 2), bạn có thể áp dụng cách xác định vị trí và áp dụng như sau:

  • Day ấn: Vị trí huyệt An Miên 1 và 2 nằm sau vùng ngổ, giữa điểm sau dái tai nối với đường chân tóc sau cổ, bên cạnh xương lồi. Bạn có thể xác dụng bằng cách cho ngón cái hoặc ngón trỏ ra phía sau của 2 bên dái tai, sau đó di chuyển ngón tay khoảng 1 – 2 cm ra sau phần xương nhô ra sau đầu. Sau khi xác định được vị trí, day ấn một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, mỗi bên khoảng 15 lần cho đến khi cảm thấy ấm nóng vùng cổ.
  • Xoa bóp: Một cách khác là nằm thẳng hoặc nằm ngửa, đẩy nhẹ cằm hướng lên, cho ngón tay cái đặt vào trên vai dưới cổ, ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng từ sau dái tai xuống vai và xoa bóp ngược lại cho tới khi cảm thấy vùng cổ ấm lên.
Cách day ấn và xoa bóp huyệt vị trị mất ngủ do thần kinh
Cách day ấn và xoa bóp huyệt vị trị mất ngủ do thần kinh

Đối với huyệt An Miên 3 và 4, bạn có thể tự day ấn tại nhà để cải thiện chứng nóng gan gây mất ngủ với phương thức tương tự sau khi xác định chính xác vị trí. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, bệnh nhân nên thực hiện châm cứu tại cơ sở y học cổ truyền uy tín, thực hiện bởi lương y, bác sĩ có chuyên môn.

Lưu ý khi bấm huyệt trị mất ngủ tại nhà

Dưới đây là một số lưu ý về các day ấn, bấm huyệt, châm cứu các huyệt vị để hỗ trợ chữa mất ngủ tại nhà:

  • Kiên trì bấm huyệt hoặc xoa bóp đều đặn ngày 1 – 2 lần, mỗi huyệt từ 1 – 2 phút, đặc biệt đối với bệnh nhân mất ngủ thường xuyên do căng thẳng thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc chứa Caffein như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá,… 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi một cách điều độ.
  • Nên ăn bữa tối khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ vào ban đêm, trước khi ngủ 30 phút có thể uống sữa, một số loại trà tốt cho giấc ngủ hoặc nước ấm.
  • Nên phối hợp phương pháp chân thảo dược sử dụng quế, sả, gừng hoặc tinh dầu hỗ trợ an thần mỗi tối bằng nước ấm để dễ ngủ ngon hơn.

Trên đây là thông tin hữu ích về các huyệt An Miên trên cơ thể và cách điều trị mất ngủ áp dụng bấm huyệt, châm cứu những huyệt đạo này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bệnh nhân gặp vấn đề khó ngủ, mất ngủ về đêm thường xuyên hoặc lâu năm.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh