Huyệt Bát Liêu: Vị trí, Công năng và Cách bấm huyệt

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Huyệt Bát Liêu là 8 huyệt nằm gần xương cùng, thuộc Bàng Quang kinh. Nhóm huyệt này phát huy các tác dụng kiện yêu, kiện thoái, lý hạ tiêu; đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, vô sinh.

Huyệt Bát Liêu là gì? Vị trí huyệt Bát Liêu

Huyệt Bát Liêu được mô tả lần đầu tiên trong sách Châm Cứu Học Thượng Hải. Bát là số 8, Liêu là bên cạnh. Tên gọi Bát Liêu ý chỉ 8 huyệt nằm gần bên cạnh xương cùng.

Bát Liêu huyệt nằm trên đường kinh Túc Thái dương Bàng Quang, bao gồm 4 cặp huyệt nằm đối xứng nhau qua xương sống, được gọi tên lần lượt là: Thượng Liêu (BL31), Thứ Liêu (BL32), Trung Liêu (BL33) và Hạ Liêu (BL34).

  • Huyệt Thượng Liêu: nằm tại lỗ xương cùng cao nhất lên được gọi là Thượng Liêu.
  • Huyệt Thứ Liêu: nằm dưới huyệt Thượng Liêu, trên huyệt Trung Liêu, ở vị trí lỗ xương cùng thứ 2.
  • Huyệt Trung Liêu: nằm dưới huyệt Thứ Liêu, trên huyệt Hạ Liêu, tại vị trí lỗ xương cùng thứ 3.
  • Huyệt Hạ Liêu: nằm dưới huyệt Trung Liêu, tại vị trí lỗ xương cùng thứ 4, cũng là lỗ xương cùng thấp nhất.
Huyệt Bát Liêu bao gồm 4 cặp huyệt nằm đối xứng nhau qua xương sống
Huyệt Bát Liêu bao gồm 4 cặp huyệt nằm đối xứng nhau qua xương sống

Tác dụng của Bát Liêu huyệt

Bát Liêu huyệt có tác dụng kiện yêu (làm mạnh lưng), kiện thoái (làm mạnh đùi) và lý hạ tiêu (làm thông vùng hạ tiêu). Huyệt chủ trị các bệnh lý sau:

Phạm vi tại chỗ và theo đường kinh: đau ở xương cùng, đau lưng, đau dây thần kinh hông, chân tê yếu.

Phạm vi toàn thân:

  • Bệnh đường sinh dục: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, khí hư, xuất huyết, sa tử cung, vô sinh, lãnh cảm, di tinh, liệt dương…
  • Bệnh ở bàng quang và đường tiểu: bí đại tiểu tiện…

Sách Châm Cứu Học Thượng Hải ghi chép lại cách phối Bát Liêu trị bệnh như sau:

  • Phối huyệt Quan Nguyên thấu Trung Cực, Tam  Âm Giao trị thống kinh.
  • Phối huyệt Thừa Sơn và Trường Cường trị hậu môn bị rò.
  • Phối Thượng Liêu, Thứ Liêu, Hợp Cốc và Tam  Âm Giao có tác dụng dục sinh (thúc đẻ).
  • Phối huyệt Huyết Hải, Khí Hải, Quan Nguyên, Tam  Âm Giao, Tử Cung và Túc Tam Lý trị tử cung xuất huyết do chức năng.
Huyệt Bát Liêu phát huy tác dụng rất tốt trong điều trị đau bụng kinh
Huyệt Bát Liêu phát huy tác dụng rất tốt trong điều trị đau bụng kinh

Cách tác động lên huyệt Bát Liêu

Giống như hầu hết các huyệt đạo khác, Bát Liêu có thể được kích thích bằng cách bấm huyệt hoặc châm cứu để điều trị bệnh.

Cách châm huyệt Bát Liêu:

  • Để bệnh nhân ở tư thế nằm sấp (sẽ dễ lấy huyệt và dễ châm nhất)
  • Châm thẳng, sâu từ 1-2 thốn. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu trong 5-20 phút.
  • Khi châm đắc khí sẽ thấy căng tức ở vùng sống cùng, có thể lan xuống chi dưới. Châm đúng vào lỗ cùng thì có cảm giác như điện chạy.

Cách bấm huyệt:

  • Dùng ngón cái và ngón trỏ, đặt cách nhau 1,5 thốn (bằng bề ngang ngón trỏ và ngón giữa gộp lại) day xung quanh Bát Liêu cho vùng huyệt nóng lên sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, khí hư, vô sinh hiếm muộn.
  • Ngoài ra, cũng có thể dùng lòng bàn tay xoa xát hoặc day vùng huyệt (nắm chặt tay và dùng phần mô ngón cái hoặc ngón út để day) cũng phát huy tác dụng giảm đau hiệu quả.

Trong 2 phương pháp tác động huyệt này, bấm huyệt ở mức đơn giản hơn nên có thể vận dụng ngay tại nhà để phòng trừ bệnh tật. Với phương pháp châm cứu, nếu có nhu cầu trị liệu bệnh nhân bắt buộc phải tới bệnh viện hoặc các phòng khám Y học cổ truyền uy tín để được các bác sĩ Đông y trực tiếp thăm khám và điều trị.

Nếu châm cứu huyệt nên thực hiện ở cơ sở uy tín
Nếu châm cứu huyệt nên thực hiện ở cơ sở uy tín

Lưu ý khi sử dụng huyệt Bát Liêu trị bệnh

Để đảm bảo hiệu quả trị liệu và phòng tránh nguy cơ tai biến khi dùng huyệt, cần tuân thủ một vài nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Kỹ thuật viên cần rửa sạch tay, cắt ngắn móng tay (nếu bấm huyệt), sát trùng da và y cụ trước khi tác động lên huyệt.
  • Không nên tự thực hiện bấm huyệt tại nhà, cần đến cơ sở bấm huyệt uy tín, thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao đảm bảo an toàn.
  • Không châm cứu, bấm huyệt khi trên da đang có vết thương hoặc các dấu hiệu sưng bầm hay viêm nhiễm.
  • Ngay sau khi ăn no, vừa sử dụng rượu bia hoặc khi bụng đang quá đói cũng không nên tác động lên huyệt để tránh làm ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Không châm cứu, bấm huyệt cho các bệnh nhân bị chấn thương xương khớp, bị bệnh ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng hoặc các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, người có thể trạng yếu.
  • Nếu chưa chắc chắn về cách xác định huyệt Bát Liêu và cách day ấn huyệt thì nên tìm gặp các bác sĩ Đông y để được hướng dẫn cụ thể. Xác định sai vị trí và bấm huyệt sai cách không những không đạt được hiệu quả trị liệu mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Huyệt Bát Liêu nằm gần xương cùng là 8 huyệt phát huy hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về sinh dục, bàng quang và đường tiểu. Để việc sử dụng huyệt đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, quý vị tốt nhất nên tìm tới các cơ sở Y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và trị liệu theo chuẩn quy trình và kỹ thuật chuyên môn.

Xem thêm: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh