Huyệt Bát Phong: Vị Trí, Tác Dụng và Cách Bấm Huyệt

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Huyệt bát phong chính là huyệt đạo có tác dụng cải thiện các chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ như đau bụng kinh, tay chân lạnh… Việc châm cứu vào huyệt bát phong sẽ giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu, nhờ đó cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hết bệnh tật.

Từ lâu, việc vận dụng các huyệt đạo như huyệt bát phong để điều trị bệnh đã không còn quá xa lạ với mọi người. Phương pháp châm cứu vào các huyệt đạo là cách làm nhận được nhiều sự tán đồng hiện nay. Bởi, nó rất an toàn lại cho hiệu quả khả quan.

Việc ấn trị vào huyệt bát phong hoàn toàn có thể điều trị bệnh. Nó giúp trị các bệnh thường gặp như sưng tay chân, đau bụng kinh… Cách này rất dễ làm nên đang được vận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày.

Vài nét cơ bản về huyệt bát phong

Theo cuốn Trung Y Cương Mục, tên gọi này có ý nghĩa: Bát là số 8, Phong là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong tà. Hai chân của chúng ta có 8 huyệt. Đây là vị trí thích hợp để chống lại sự xâm nhập của bệnh phong tà. Do đó, nó được gọi là huyệt bát phong.

Huyệt Bát Phong còn được gọi bằng cái tên khác là huyệt Bát Xung. Nó được xếp vào nhóm kỳ huyệt. Để tìm vị trí huyệt Bát Phong, mọi người có thể ép sát các ngón chân lại với nhau. Huyệt này ngay tại đầu 4 kẽ chân, giữa các ngón tiếp da mu bàn chân và da của gan bàn chân.

Huyệt Bát Phong nằm ở đầu 4 kẽ chân
Huyệt Bát Phong nằm ở đầu 4 kẽ chân

Từ góc độ giải phẫu, có thể thấy vị trí của huyệt này nằm ở khe giữa các gân lúc duỗi ngón chân, cơ gian cốt mu chân. Vị trí này được xem là thần kinh vận động của các chi. Bởi, nó nối liền các nhánh của dây thần kinh trước và sau. Phần da của vùng huyệt này cũng bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5 và S1.

Tác dụng của huyệt Bát Phong

Y học cổ truyền nhận định: Trong cơ thể chúng ta âm dương phải cân bằng thì mới có thể khỏe mạnh được. Bệnh tật phát sinh do tà khí xâm nhập hoặc do khí hư khiến cơ thể suy yếu. Nếu nguyên nhân là vì tà khí thì quá trình vận hành của kinh khí sẽ bị ảnh hưởng.

Việc thực hiện châm cứu, bấm huyệt vào huyệt đạo này giúp loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài. Đông y còn gọi khu tà. Đồng thời, nó còn giúp tăng khí bổ chính. Tóm lại, việc châm vào huyệt Bát Phong chính là giúp cân bằng âm dương trong cơ thể.

Châm cứu tại huyệt Bát Phong nhằm trị các chứng bệnh như:

  • Mu bàn chân bị sưng đỏ, đau
  • Mu bàn chân bị tê thấp chẩn
  • Chứng bệnh đau đầu, đau răng
  • Trị chứng đau dạ dày
  • Châm cứu chữa chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
  • Chữa bệnh sốt rét
  • Điều trị rắn cắn

Theo cuốn Châm cứu Học Thượng Hải, nếu kết hợp châm cứu huyệt bát phong, huyệt lăng hậu và huyệt túc tam lý thì còn có khả năng chữa mất cảm giác ở chân và ngón chân. Việc này rất thích hợp ở những người bị trúng gió, ‘cước’ chân, lạnh chân vào mùa đông.

Châm cứu huyệt Bát Phong giúp cân bằng âm dương trong cơ thể
Châm cứu huyệt Bát Phong giúp cân bằng âm dương trong cơ thể

Hướng dẫn châm cứu trị bệnh thông qua huyệt Bát Phong

Việc châm vào huyệt Bát Phong có tác dụng cải thiện khả năng lưu thông máu. Từ đó có thể giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Bên cạnh đó, Đông y cho rằng khi âm dương trong cơ thể bị mất cân bằng thì khả năng chống đỡ bệnh tật sẽ bị suy giảm. Lúc này, hệ thống các đường dẫn năng lượng, dinh dưỡng, dịch thể nối liền giữa các cơ quan, bộ phận bị tắc nghẽn và sinh ra bệnh tật.

Châm vào huyệt Bát Phong còn có thể giúp phục hồi quá trình tuần hoàn hệ kinh mạch. Đồng thời còn có tác dụng tăng khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố gây hại. Cách làm như sau:

  • Đầu tiên, dùng chiếc châm châm thẳng xuống cho tới khi sâu chừng 0,1 – 0,2 thốn thì dừng lại.
  • Để trong tầm vài phút thì rút ra.
  • Trong trường hợp bạn bị sưng chân thì khi rút kim ra, hãy nặn 1 giọt máu. Đây là giọt máu mang theo độc tố, rút nó ra sẽ giúp bàn chân nhanh lành lại.
  • Khi châm cứu, người bệnh sẽ có cảm giác hơi tê tê, căng tức hoặc tê rần xuống các ngón chân.
Châm cứu huyệt Bát Phong giúp cân bằng âm dương trong cơ thể
Châm cứu huyệt cần được thực hiện bởi chuyên giâ

Lưu ý khi thực hiện châm cứu, bấm huyệt bát phong

Khi bấm huyệt bát phong để điều trị bệnh, mọi người cần để ý tới một số điều sau:

  • Đây là liệu pháp được đánh giá an toàn trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự hiệu quả khi người tiến hành đảm bảo được tính chính xác lẫn kỹ thuật thực hiện.
  • Đây là huyệt đạo có vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt vị trên cơ thể. Nó có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan tới chi dưới. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên thực hiện châm cứu tại nhà. Bởi, nếu kỹ thuật không tốt hoặc kết hợp sai vị trí huyệt thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy tới cơ sở chuyên điều trị châm cứu để thực hiện.
  • Phương pháp này rất tốt nhưng cần thực hiện liên tục. Vì thế, bệnh nhân nên kiên trì, không nên bỏ dở giữa chừng. Nếu không có khi còn khiến bệnh có xu hướng nặng thêm.
  • Khi muốn kết hợp bấm huyệt với dùng thuốc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Châm cứu ở huyệt này mang hiệu quả tốt nhất khi phối hợp với huyệt Lăng hậu và Túc Tam Lý.
  • Những người mà bị chứng bệnh căng thẳng và sợ kim thì không nên áp dụng phương pháp này.
  • Trong trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
  • Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc chữa chứng rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc kháng sinh thì tốt nhất không nên dùng biện pháp này.
  • Khi châm cứu, bạn cần phối hợp tốt với nhân viên. Điều này nhằm tránh trường hợp bị chệch kim sẽ xảy ra những điều không mong muốn.
  • Với bệnh nhân bị viêm nhiễm do vi trùng mạn tính thì nên đi bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Bởi, châm cứu tại huyệt này không có tác dụng trong trường hợp này.

Huyệt bát phong là huyệt đạo đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Tác động vào huyệt đạo này có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan tới chi dưới. Đặc biệt, bấm huyệt bát phong còn rất tốt cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi áp dụng nếu bạn không chắc chắn thì nên tới các cơ sở chuyên châm cứu để thực hiện. Điều này nhằm hạn chế việc xảy ra các biến chứng, hại cơ thể.

Xem thêm: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh