Huyệt Bát Tà: Cách xác định và ứng dụng huyệt trong điều trị bệnh

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Huyệt Bát Tà là huyệt quan trọng, có tác dụng chi phối các hoạt động cơ khớp ngón tay. Dó đó khi tác động lên huyệt này giúp điều trị một số bệnh ở tay rất hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về huyệt Bát Tà và cách bấm huyệt trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Tổng quan về huyệt Bát Tà

Tên huyệt: Bát Tà

Giải nghĩa:

  • Bát theo từ điển Hán Việt có nghĩa là số 8.
  • Tà theo y học cổ truyền đây là một trong các tác nhân gây ra bệnh (Tà khí).

Hai tay gồm 8 huyệt, tác dụng giúp tăng cường chính khí cơ thể để chống lại tà khí bên ngoài, do đó gọi là Bát Tà.

Xuất xứ: Y Kinh Tiểu Học.

Vị trí huyệt Bát Tà

Bát Tà là một nhóm huyệt bao gồm 8 huyệt con, ở chi trên. Chính xác huyệt này nằm ở kẽ 5 ngón tay, trên đường tiếp giáp của da gan tay và mu tay, ngang với khe khớp xương bàn tay với ngón tay.

Bát Tà là một nhóm huyệt bao gồm 8 huyệt con, ở chi trên
Bát Tà là một nhóm huyệt bao gồm 8 huyệt con, ở chi trên

Theo sách Châm cứu Đại Thành, tên của các huyệt vị được gọi như sau:

  • Huyệt nằm ở hổ khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ tiếp giáp da gan tay với mu tay gọi là huyệt Đại Đô.
  • Kẽ ngón trỏ và ngón giữa gọi là huyệt Thượng Đô.
  • Kẽ ngón giữa và ngón áp út gọi là huyệt Trung Đô.
  • Kẽ ngón áp út và ngón út gọi là huyệt Hạ Đô.

Giải phẫu:

  • Bên dưới da ở vị trí huyệt Đại Đô là các cơ liên cốt, cơ khép ngón cái. Còn ở các huyệt khác là cơ gian cốt và cơ giun.
  • Thần kinh vận động cơ tại huyệt Thượng Đô do 1 nhánh dây thần kinh giữa 2 nhánh dây thần kinh trụ. Tại vị trí huyệt khác do các nhánh của dây thần kinh trụ.
  • Da ở vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 (Đại Đô), C6 (Thượng Đô, Trung Đô), C8 hoặc D1 (Hạ Đô).

Dựa trên cấu trúc giải phẫu đó, có thể thấy, nhóm 8 huyệt này cũng có vai trò vô cùng quan trọng và liên quan trực tiếp đến hệ vận động và thần kinh cảm giác ở bàn tay cũng như toàn cơ thể.

Cách xác định huyệt Bát Tà chính xác nhất là để úp bàn tay hoặc nắm tay lại.

Tác dụng của huyệt Bát Tà

Huyệt vị này thường chủ trị một số bệnh sau:

  • Trị các chứng như: Bàn tay sưng, tê, ngón tay liệt do trúng phong.
  • Huyệt Đại Đô giúp trị đau đầu, răng đau.
  • Thượng Đô, Trung Đô, Hạ Đô điều trị cánh tay sưng đau.

Khi phối hợp với huyệt Ngoại Quan có tác dụng trị các ngón tay tê hiệu quả (Châm cứu Học Thượng Hải).

Ứng dụng trong điều trị các bệnh ở tay

Bàn tay là bộ phận cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trên cơ thể con người. Bộ phận này giúp quá trình sinh hoạt, làm việc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bàn tay vận động thường xuyên nên dễ gặp một số chứng bệnh như: Phong thấp, đau khớp, tê mỏi tay, cứng khớp,… Bệnh về tay trong thời gian không được điều trị có thể làm mất dần chức năng, dẫn đến bại liệt.

Bát Tà là huyệt vị quan trọng ở tay, có tác dụng chính giúp chi phối đến cảm giác và khả năng vận động cơ khớp. Chính vì vậy, khi bàn tay gặp một số vấn đề, người bệnh có thể tác động lên huyệt đạo này để điều trị.

Châm cứu huyệt Bát Tà hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý ở tay
Châm cứu huyệt Bát Tà hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý ở tay

Một số ứng dụng điều trị bệnh bằng huyệt Bát Tà mang lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng bao gồm:

Trị chứng tê tay

Tình trạng bệnh có thể do tuần hoàn máu kém, làm việc quá sức, mắc bệnh xương khớp, hoặc do vận động sai tư thế. Khi đó máu không được lưu thông, các cơ khớp bị co cứng, làm việc gặp nhiều khó khăn. Người bệnh có thể tự thực hiện day ấn huyệt Bát Tà để điều trị các triệu chứng bệnh về thoái hóa khớp, viêm khớp, giúp tay hoạt động như bình thường.

Cách thực hiện như sau: Bệnh nhân dùng ngón tay cái day các huyệt bát tà, mỗi huyệt thực hiện trong khoảng nửa phút.

Các thao tác này có thể thực hiện ngay khi có triệu chứng tê mỏi giúp thư giãn gân cơ và giúp máu nhanh chóng lưu thông đến đầu ngón tay. Từ đó giúp loại bỏ cảm giác khó chịu và tay hoạt động dễ dàng hơn.

Đối với trường hợp thường xuyên gặp phải tình trạng tê mỏi tay có thể ấn huyệt hàng ngày để điều trị.

Điều trị đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay cũng là một trong các tình trạng bệnh xương khớp thường gặp nhất. Người già, người lao động nặng, dân văn phòng là một trong các đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao.

Bấm huyệt vị này hỗ trợ cải thiện chứng đau cổ tay
Bấm huyệt vị này hỗ trợ cải thiện chứng đau cổ tay

Để điều trị, người bệnh có thể thực hiện phối hợp bấm các huyệt đạo như sau:

  • Bước 1: Làm ấm bàn tay và các ngón tay bằng cách chà xát 2 tay vào nhau. Thực hiện khoảng 2 – 3 phút cho tới khi bàn tay nóng.
  • Bước 2: Sử dụng ngón tay cái nhẹ nhàng day lần lượt các huyệt Bát Tà, mỗi huyệt cần thực hiện khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Xác định vị trí huyệt Hợp Cốc (nằm ở phần lõm của xương ngón trỏ và ngón cái) rồi thực hiện nhấn huyệt với lực vừa phải.
  • Bước 4: Xác định vị trí các huyệt: Dương Trì (nằm ở mu bàn tay nhìn thẳng từ ngón tay đeo nhẫn, gần với mắt cá tay); Nội Quan (giữa hai gôn cơ gan tay bé và gan tay lớn); Ngoại Quan (tính từ vị trí huyệt Dương trì lên hướng cổ tay hai thốn). Sau đó tiến hành day ấn lần lượt mỗi huyệt khoảng 30 giây với lực nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Xác định vị trí của huyệt Khúc Trì: Nằm ở đầu lần chỉ của phần nếp gấp ở khuỷu tay khi co khuỷu tay vào. Sau đó dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong vòng 30 giây ở lực vừa phải.
  • Bước 6: Vận động duỗi, gấp và xoay khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay trong khoảng 1 phút ở cả hai bên.

Điều trị tay nhiễm phong hàn

Các triệu chứng nhận biết tình trạng nhiễm phong hàn là: Sưng đỏ khớp, đau nhức, tê bì, vận động khớp khó khăn,… Tình trạng bệnh thường tái phát vào mùa mưa ẩm hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi xuất hiện dấu hiệu sưng đau, người bệnh có thể tác động đến huyệt Bát Tà để trị bệnh.

Cách thực hiện như sau: Chà xát hai tay vào nhau đến khi ấm để khí huyết được lưu thông. Sau đó dùng ngón tay cái day ấn với lực vừa phải vào vị trí các huyệt. Thực hiện 30 giây mỗi huyệt và ở cả hai bàn tay để mang lại hiệu quả giảm sưng đau tốt nhất.

Ngoài cách xoa bóp, day ấn huyệt, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện châm cứu để điều trị các chứng bệnh ở tay.

Huyệt Bát Tà giúp điều trị nhiễm phong Hàn
Huyệt Bát Tà giúp điều trị nhiễm phong Hàn

Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Bát Tà

Một số lưu ý giúp quá trình tác động lên huyệt Bát Tà mang lại hiệu quả cao nhất là:

  • Cần thực hiện day ấn và tác động lên huyệt với lực vừa phải.
  • Châm cứu, bấm huyệt có tác dụng điều trị chậm hơn so với dùng thuốc Tây y do đó cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Nên kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả nhanh chóng.
  • Đối với phụ nữ có thai, trước khi áp dụng cách bấm huyệt, châm cứu cần có sự đồng ý của bác sĩ. Vì khi tác động đến huyệt Bát Tà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Trường hợp người bệnh đang mắc phải bệnh lý như ung thư cấp tính cần xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi bấm huyệt tay.

Huyệt Bát Tà có tác dụng hỗ trợ và điều trị các chứng bệnh về tay rất hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể tham khảo kiến thức và cách ứng dụng huyệt trong châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh. Nếu muốn có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong điều trị các bệnh lý nặng và phức tạp hơn, hãy tìm đến các cơ sở, bác sĩ Vật lý trị liệu uy tín để được hướng dẫn chính xác.

Tham khảo thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh