Huyệt Cách Du: Đặc tính, tác dụng và cách chữa bệnh

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Huyệt Cách Du là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Tác động chính xác vào huyệt đạo này sẽ giúp điều trị những bệnh như thiếu máu, đổ mồ hôi nhiều, cao huyết áp,… Để biết rõ hơn về huyệt Cách Du, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Huyệt Cách Du là gì? Đặc tính của huyệt đạo

Tên Huyệt: Huyệt có công dụng đưa kinh khí vào (du) hoành cách mô (cách), do vậy gọi là Cách Du. Xuất Xứ: Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51). Đặc Tính:

  • Là huyệt đạo thứ 17 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt đặc biệt có tác dụng tán khí Dương ở Hoành Cách mô, Thực quản.
  • Là huyệt Hội của Huyết.
  • Là huyệt để tả khí Dương ở Ngũ Tạng (TVấn. 32 và LKhu.51).
  • Một trong Tứ Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du).
  • Một trong Lục Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du + Tỳ Du).

Vị trí huyệt Cách Du: Nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng, huyệt đo ngang ra khoảng 1,5 thốn và ngang với huyệt Chí Dương. Xác định huyệt Cách Du như sau: Cho tay ra sau lưng, từ khe đốt sống lưng D7 và D8 đo ngang ra khoảng 1,5 thốn chính là huyệt Cách Du.

Vị trí huyệt Cách Du: Nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng
Vị trí huyệt Cách Du: Nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng

Tác dụng huyệt Cách Du và cách tác động trị bệnh

Theo y học hiện đại, vị trí huyệt Cách Du được chi phối bởi:

  • Dưới da là cơ thang, cơ lưng dài, cơ lưng to, cơ bán gai của ngực, cơ ngang – sườn, cơ ngang – gai, vào trong là phổi.
  • Thần kinh vận động cơ của huyệt là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của dây sống lưng 7 và nhánh của dây thần kinh gian sườn 7.
  • Da vùng huyệt đạo chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Theo các sách y học cổ truyền, tác động vào huyệt Cách Du giúp bổ khí huyết, thư giãn vùng ngực, lý khí, hóa ứ, thanh huyết nhiệt và hòa vị khí. Bởi những công dụng đó, huyệt đạo này chuyên chủ trị:

  • Thiếu máu, nôn mửa, xuất huyết.
  • Đổ nhiều mồ hôi và chán ăn.
  • Làm giãn cơ, giảm áp lực đè nén dây chằng, dây thần kinh và cơ giúp giảm đau lưng.
  • Cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm và đau nhức.

Có 2 phương pháp tác động lên huyệt Cách Du để trị bệnh:

  • Bấm huyệt: Là phương pháp tác động lên huyệt đạo đơn giản và dễ thực hiện. Người bệnh có thể tự bấm huyệt tại nhà như sau: Dùng ngón tay cái bấm với lực mạnh vừa đủ rồi day theo chiều kinh đồng hồ hoặc thỉnh thoảng ấn lên ấn xuống. Nếu có cảm giác đau bụng thì sử dụng chườm nóng để giảm đau ngay lúc bấm huyệt.
  • Châm cứu: Khi châm cứu, mũi kim đâm xiên về phía cột sống và sâu khoảng 0,5 – 0,8 thốn. Thực hiện cứu khoảng 3 – 5 tráng, ôn cứu trong 5 – 10 phút. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, bạn đọc không nên tự thực hiện tại nhà. Việc châm sai huyệt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.

Cách phối huyệt Cách Du chữa bệnh

Các huyệt đạo trên cơ thể con người đều có mối liên quan và tương thông lẫn nhau. Chính vì vậy, trong các tài liệu về y học cổ truyền đã chỉ ra một số cách phối huyệt để nâng cao khả năng điều trị. Dưới đây là một số cách phối huyệt Cách Du chữa bệnh phổ biến: Theo sách Giáp Ất Kinh:

  • Phối với Can Du (Bq 18) để trị điên.
  • Theo y sách Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương:
  • Phối với Can Du (Bq 18) + Đào Đạo (Đc 13) + Đại Trữ (Bq 11)+ Ngọc Chẩm (Bq 9) + Tâm Du (Bq 15) để trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh quá, sợ lạnh.
  • Phối với Kinh Môn (Đ 25) + Xích Trạch (P 5) + Y Hy (Bq 45) để trị vai lưng lạnh, hư thống trong bả vai.
  • Phối với Chương Môn (C 13) + Thượng Quản (Nh 13) để trị nôn mửa.
Có thể phối huyệt Cách Du với nhiều huyệt khác để chữa bệnh xương khớp
Có thể phối huyệt Cách Du với nhiều huyệt khác để chữa bệnh xương khớp

Theo sách Tư Sinh Kinh:

  • Phối với Thái Khê (Th 3) để trị sốt rét cách nhật.
  • Phối với Kinh Cừ (P 8) để trị đau họng.
  • Phối với Dương Cốc (Ttr 5) để trị bụng đầy trướng, vị quản đau thắt.

Theo sách Châm cứu Đại Thành:

  • Phối với Thông Cốc (Bq 66) để trị tích tụ.
  • Phối với Can Du (Bq 18) + Thừa Sơn (Bq 57) + Nội Quan (Tb 6) + Trường Cường (Đc 1) để trị tạng độc, tiểu ra máu không cầm.

Theo sách Loại Kinh Đồ Dực:

  • Phối với Cao Hoang (Bq 43) + Nhũ Căn (Vi 18) + Đản Trung (Nh 17) + Tâm Du (Bq 15) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Thiên Phủ (P 3) + Tỳ Du (Bq 20) để trị ế cách.
  • Phối với Gian Sử (Tb 5) + Hành Gian (C 3) + Phục Lưu (Th 7) + Thận Du (Bq 23) + Túc Tam Lý (Vi 36) để trị chứng huyết cổ.
  • Phối với Chương Môn (C 13) + Liệt Khuyết (P 7) + Đại Đôn (C 1) + Tam Tiêu Du (Bq 22) + Thận Du (Bq 23) để trị tiểu ra máu.
  • Phối với Can Du (Bq 18) + Gian Sử (Tb 5) + Đại Đôn (C 1) + Huyết Hải (Ty 10) + Khí Hải (Nh 6)+ Phục Lưu (Th 7) + Nhiên Cốc (Th 2) + Quan Nguyên (Nh 4) + Thạch Môn (Nh 5) + Tỳ Du (Bq 20) + Thận Du (Bq 23) để trị tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Phối với Can Du (Bq 18) + Liệt Khuyết (P 7) + Khí Hải (Nh 6) + Thận Du (Bq 23) + Trung Phong (C 4) + Tỳ Du (Bq 20) để trị tiểu rắt, tiểu buốt.

Theo sách Thần Cứu Kinh Luân:

  • Phối với Cự Khuyết (Nh 14) + Tam Tiêu Du (Bq 22) để trị nôn mửa, ăn không vào.

Theo sách Trung Quốc Châm cứu Học:

  • Phối với Tỳ Du (Bq 21) + Đại Trường Du (Bq 25) + Tam Tiêu Du (Bq 22) + Quan Nguyên (Nh 4) + Túc Tam Lý (Vi 36) có tác dụng ích huyết.

Theo sách Trung Hoa Châm cứu Học:

  • Phối với Can Du (Bq 18) + Thận Du (Bq 23) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tam m Giao (Ty 6) + Thái Xung (C 3) để trị huyết hư.

Theo sách y học Châm cứu Học Thượng Hải:

  • Phối với Cao Hoang (Bq 43) để trị đờm ẩm.

Ứng dụng bấm huyệt, châm cứu huyệt Cách Du để chữa bệnh

Khi tác động lên huyệt Cách Du có thể giúp giảm triệu chứng của một số bệnh sau:

Đổ mồ hôi nhiều

Rối loạn bài tiết mồ hôi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Theo y học cổ truyền thì “Tâm chủ huyết mạch, mồ hôi là dịch của Tâm”. Huyết và dịch là những thành phần của máu, ra nhiều mồ hôi đều liên quan đến sự suy giảm của Tâm âm và vượng động của Tâm dương.

Bấm huyệt Cách Du trị chứng ra mồ hôi nhiều
Bấm huyệt Cách Du trị chứng ra mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nhiều có liên quan đến hai chứng đạo hãn và tự hãn:

  • Đạo hãn là tình trạng cơ thể đổ mồ hôi trộm. Bình thường lúc ngủ vào buổi tối vệ khí sẽ đi vào bên trong. Khi âm hư làm mất cân bằng vệ khí đi vào bên trong cơ thể khiến dương khí vượng lên (dương cang) làm nóng trong người và đổ mồ hôi lúc ngủ.
  • Tự hãn: Khi dương khí hư, chức năng điều hòa đóng mở của lỗ chân lông bị suy giảm. Bởi dương hư mà sinh chứng ra mồ hôi nhiều. “Tự” ở đây là tự nhiên, tự bản thân, có nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể đổ nhiều mồ hôi không kể là ban đêm hay ban ngày.

Các thầy thuốc trị bệnh này bằng cách châm cứu kết hợp các huyệt đạo: Cách Du, Y Hy và Phục Lưu.

  • Khi ăn mà đổ mồ hôi nhiều trên trán thì châm tả thêm huyệt Nội Đình.
  • Ra mồ hôi nhiều từ cổ trở lên thì có thể châm thêm huyệt Đại Chùy, Khúc Trạch.

Đau lưng

Đau lưng là tình trạng Theo quan điểm y học cổ truyền, đau thắt lưng được xếp vào chứng Yêu thống. Yêu thống thuộc phạm vi chứng Tý, nghĩa là có sự bí tắc của khí huyết mà gây ra đau. Nguyên nhân của Yêu thống thường do bất nội quan nhân, tức các chấn thương tại thắt lưng như bê vác vật nặng, hoạt động sai tư thế khiến khí huyết bị bí tắc.

Triệu chứng thường gặp là:

  • Đau thắt lưng xuất hiện sau các chấn thương, sau mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế lâu ngày;
  • Đau tại chỗ, dữ dội và hạn chế vận động, co cứng cơ, không cúi ngửa được.

Hiện nay, đau thắt lưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong số đó thì châm cứu là liệu pháp an toàn, hiệu quả, đem lại kết quả tốt. Các thầy thuốc sẽ châm cứu kết hợp huyệt Huyết Hải, Cách Du và Tam Âm Giao để trị bệnh.

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý thường gặp hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng cũng có khi không xác định được nguyên nhân, gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Theo Y học cổ truyền, tình trạng này được miêu tả trong phạm vi chứng Hiếp thống. Hiếp thống là đau ở một hoặc hai bên của mạng sườn. Hai bên mạng sườn là đường tuần hoàn của kinh túc thiếu dương và kinh túc quyết âm. Vì vậy đau mạng sườn phần nhiều có quan hệ mật thiết đến bệnh của Can đởm.

Triệu chứng phổ biến của bệnh là: Sườn đau như bị dùi đâm, đau cố định, ấn vào đau chói thêm; Đau tăng vào ban đêm hoặc nổi cục, chất lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch sáp.

Trong trường hợp này, các thầy thuốc sẽ tác động vào nhóm huyệt đạo sau: Huyết Hải, Nội Quan, Cách Du và Dương Lăng Tuyền. Tác động vào Huyết Hải, Cách Du thì có tác dụng hoạt huyết giảm đau, Dương Lăng Tuyền để thông hoạt kinh và Thiếu Dương là kinh chính chủ quản vùng sườn khỏi đau. Có 2 cách tác động, đó là:

  • Xoa bóp: Vuốt dọc xương sườn và bấm ấn các huyệt kể trên, có thể vuốt thêm dọc lưng các du huyệt.
  • Châm cứu với liệu trình: 25 – 30 phút/lần/ngày.
Đau dây thần kinh liên sườn có thể cải thiện khi tác động lên huyệt vị này
Đau dây thần kinh liên sườn có thể cải thiện khi tác động lên huyệt vị này

Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt

Một số lưu ý khi trị bệnh bằng cách châm cứu hoặc bấm huyệt Cách Du là:

  • Cần xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trước khi áp dụng các liệu pháp điều trị. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân không nên tự ý thực hiện tại nhà mà nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền để được hướng dẫn chính xác nhất.
  • Tuyệt đối không châm cứu, bấm huyệt lên vùng da có dấu hiệu bị tổn thương, lở loét hoặc chảy máu. Cũng không nên áp dụng khi đang quá no hoặc quá đói vì có thể làm tạng phủ bị kích thích, gây tổn thương dạ dày.
  • Trong quá trình trị liệu, người bệnh không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Nên kết hợp việc trị liệu với một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định tác động chữa bệnh theo phương pháp bấm huyệt hay châm cứu.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt Cách Du. Để nhanh đẩy lùi bệnh tật, người bệnh nên thực hiện châm cứu, bấm huyệt tại các cơ sở chuyên môn để tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khoẻ.

Tham khảo thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh