Huyệt Chí Dương: Công Dụng, Cách Tác Động Hiệu Quả

Ngày đăng: 06/02/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt Chí Dương là một trong những huyệt vị được Đông y đánh giá cao. Huyệt này có thể phối cùng với nhiều huyệt đạo khác cùng kinh hoặc khác kinh, hỗ trợ điều trị bệnh lý, giúp người bệnh cải thiện và nâng cao sức khỏe. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về huyệt vị này trong bài viết dưới đây. 

Ý nghĩa huyệt Chí Dương

Chí Dương là huyệt thuộc kinh giáp ất nằm ở phía sau lưng. Theo tài liệu Trung Y Cương Mục có ghi chép về ý nghĩa của huyệt: Chí có nghĩa là đến hoặc đạt đến, Dương ngụ ý chỉ mặt dương của cơ thể (lưng). Khi phân vị trí hệ thống kinh mạch, huyệt thuộc lưng trên chính là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đi đến phần dương của mặt dương tại huyệt vị này nên huyệt có tên là Chí Dương.

Huyệt Chí Dương còn có tên gọi khác là Phế Để
Huyệt Chí Dương còn có tên gọi khác là Phế Để

Một số thông tin về huyệt Chí Dương:

  • Xuất xứ: Giáp Ất Kinh.
  • Tên gọi khác: Huyệt Phế Để.
  • Đặc tính: Là huyệt thứ 9 của mạch Đốc, là 1 trong 4 huyệt hội khí Âm Dương (Quan Nguyên, Thiên Đột, Phế Để và Trung Quan).
  • Chủ trị: Đau lưng, vàng da, bụng sôi, chán ăn, ho hen suyễn, ngực đau, túi mật viêm, gan viêm, màng ngực viêm.

Vị trí và cách xác định chính xác huyệt Phế Để

Vị trí huyệt Chí Dương nằm sau lưng tương đối dễ xác định. Trong các tài liệu Y Học Cổ Truyền cho biết, khi thăm khám lâm sàng huyệt nằm ở khe lõm dưới mỏm gai của đốt sống lưng số 7.

Giải phẫu vùng da dưới huyệt sẽ thấy tổ hợp gân cơ thang, cân ngực, cân thắt lưng, cơ ngang gai, dây chằng gian gang, ống sống và dây chằng vàng sẽ chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh D8. Thần kinh vận động cơ vùng huyệt này thuộc nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, dây thần kinh sống và đám rối cổ sâu.

Tư thế dễ xác định vị trí huyệt nhất là để người bệnh ngồi thẳng hoặc nằm sấp. Để xác định chính xác vị trí của huyệt Chí Dương, mọi người có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

  • Cách 1: Đầu tiên xác định vị trí đốt sống lưng số 7, huyệt sẽ nằm ngay ở dưới lõm đầu mỏm của đốt sống này.
  • Cách 2: Xác định giao điểm của đường nối 2 mỏm của xương bả vai và đường dọc cột sống đó chính là huyệt Phế Để.

Công dụng chính của huyệt Chí Dương

Được biết đến là một huyệt vị quan trọng có công dụng lý hóa cơ, tán thấp nhiệt, thư giãn vùng ngực, Y Học Cổ Truyền đã tận dụng triệt để huyệt Chí Dương trong các liệu trình điều trị một số bệnh lý như:

  • Chủ trị vàng da: Người bệnh có triệu chứng mắc bệnh vàng da, vàng lòng trắng giác mạc có thể tác động vào huyệt vị này để tráng dương trừ âm hoàn, như vậy có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh lý.
  • Trị đau vùng lưng: Huyệt Chí Dương nằm ở vùng lưng, có liên quan trực tiếp tới nhiều nhóm cơ và dây thần kinh lưng. Khi tác động vào huyệt vị này giúp đả thông kinh lạc, kích thích khí huyết lưu thông, từ đó thư giãn các nhóm cơ, giảm đau lưng hiệu quả.
  • Trị chứng đau ngực: Đây là một trong những công dụng chủ trị của huyệt Phế Để, khi tác động huyệt đúng cách sẽ giúp kiểm soát các cơn đau vùng ngực.
Tác động huyệt đúng cách chủ trị đau vùng thắt lưng hiệu quả
Tác động huyệt đúng cách chủ trị đau vùng thắt lưng hiệu quả

Cách phối huyệt Phế Để với các huyệt vị khác

Bên cạnh công dụng chủ trị, Chí Dương còn được đánh giá cao khi có thể phối cùng nhiều huyệt vị khác. Rất nhiều tài liệu y thư đã ghi chép lại rằng khi tác động vào tổ hợp các huyệt vị bao gồm cả Chí Dương có thể hỗ trợ điều trị, làm thuyên giảm triệu chứng hen suyễn, viêm túi mật, viêm màng ngực, chán ăn…

Một số cách phối huyệt được Y Học Cổ Truyền sử dụng tham khảo:

  • Theo Châm Cứu Đại Thành, có hai cách phối huyệt Chí Dương. Bách Lao, Túc Tam Lý, Trung Quản, Công Tôn trị ra mồ hôi vàng, hoàng đản. Còn khi phối với Công Tôn, Đởm Du, Thần Môn, Uyển Cốt và một số huyệt vị khác chủ trị vàng mắt, tiểu không thông.
  • Thần Cứu Kinh Luân cho biết, phối Chí Dương với Vị Du, Tỳ Du thuộc kinh bàng quang và huyệt Công Tôn chủ trị hoàng đản (vàng da). Ngoài ra, phối huyệt cùng với Hợp Cốc, Liệt Khuyết, Phế Du, Thiên Đột, Tam Túc Lý… trị ho do bị trúng lạnh.
  • Tài liệu Châm Cứu Học Giảm Biên ghi chép phối huyệt với Nội Quân, Tâm Du sẽ trị được tim đập không đều.
  • Trong y thư Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học có nhắc đến tổ hợp 6 huyệt (Đởm Du, Trung Quản, Phế Để, Tỳ Du, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao) trị được tử cung bị sa.
  • Sách Thực Dụng Châm Cứu Học cho rằng phối huyệt cùng Đại Chùy và Hậu Khê có thể trị được sốt rét.
  • Châm Cứu Học Thượng Hải cũng chỉ ra rất nhiều cách phối huyệt vị này như phối với Nội Quan trị tim đập không đều; phối Chí Dương, Đởm Du chữa giun chui ống mật; hay phối tổ hợp Can Du, Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý và Tỳ Du có thể trị viêm gan truyền nhiễm.
Huyệt Chí Dương có thể phối cùng Thần Môn
Huyệt Chí Dương có thể phối cùng Thần Môn

Hướng dẫn tác động huyệt Chí Dương hiệu quả và an toàn

Trên thực tế, để phát huy được tối đa những công dụng của bất kỳ huyệt vị nào thì bên cạnh việc thực hiện đúng cách thì cần xác định chính xác được vị trí huyệt. Do đó, việc đầu tiên là người thực hiện cần biết cách để xác định vị trí huyệt Chí Dương sau đó áp dụng các kỹ thuật tác động. Theo Y Học Cổ Truyền, có thể tác động vào Phế Để huyệt bằng 2 kỹ thuật:

Bấm huyệt

Đây là kỹ thuật sử dụng lực tác động của ngón tay vào huyệt vị để kích thích khí huyết lưu thông. Tùy vị trí huyệt, người thực hiện có thể sử dụng ngón cái hoặc các ngón tay khác. Đầu tiên xác định vị trí sau đó dùng ngón tay day theo chiều kim đồng hồ và ấn với lực vừa phải trong vòng 2 – 3 phút.

Châm cứu huyệt

Kỹ thuật châm cứu phức tạp và yêu cầu có độ chính xác cao, vì vậy mọi người không nên tự ý thực hiện. Nếu châm cứu sai vị trí sẽ không mang lại hiệu quả điều trị, châm cứu đúng huyệt nhưng châm quá sâu hoặc lệch sẽ gây tổn thương và có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống kinh lạc.

Để châm cứu huyệt Chí Dương hiệu quả mọi người có thể tham khảo cách sau đây:

  • Bước 1: Chọn kim châm cứu phù hợp, khử trùng dụng cụ.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt rồi dùng kim châm chếch lên luồn dưới mỏm gai, đầu kim hướng đến khoảng gian giữa đốt sống 7 và 8. Châm kim sâu 0,3 – 0,8 thốn, cứu trong 10 – 15 phút.
Khi châm cứu huyệt vị này cần châm xiên kim
Khi châm cứu huyệt vị này cần châm xiên kim

Một số lưu ý khi tác động huyệt Chí Dương

Kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt được sử dụng nhiều trong các liệu trình hỗ trợ điều trị bệnh lý của Y Học Cổ Truyền, mang lại những lợi ích không ngờ tới. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi được thực hiện đúng cách và người bệnh có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Lời khuyên cho bệnh nhân muốn cải thiện bệnh lý bằng kỹ thuật này là:

  • Nên đến các trung tâm Đông y để được bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu trình phù hợp. Bên cạnh đó, việc thực hiện châm cứu và bấm huyệt tại đây sẽ đảm bảo được độ chính xác và hiệu quả hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau xanh, hoa quả tươi. Đặc biệt không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp 15 – 30 phút mỗi ngày (có thể chọn các bài tập tốt cho vùng cơ lưng và ngực). Nên ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh áp lực.
  • Sau khi châm cứu, bấm huyệt, nếu có biểu hiện bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị để được tư vấn và hướng dẫn xử lý kịp thời.
  • Ngoài ra, các đối tượng có bệnh lý nền, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện điều trị bấm hay cứu huyệt.

Có thể nói, huyệt Chí Dương đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất định trong hệ thống huyệt vị trên cơ thể. Để hiểu hơn về huyệt đạo này mọi người có thể tham khảo thêm trong các tài liệu chuyên ngành Y Học Cổ Truyền. Không tùy ý tác động huyệt để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng tới hiệu quả của các phương pháp điều trị khác.

Xem thêm: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh