Huyệt Chương Môn: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Châm Cứu

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Huyệt Chương Môn là huyệt đạo có xuất xứ từ sách Mạch Kinh. Nếu tác động đúng cách vào vị trí huyệt có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh lý như đau thắt lưng, sôi bụng, đầy bụng… Vậy, vị trí huyệt này ở đâu và công dụng chữa bệnh cụ thể ra sao?

Huyệt Chương Môn là gì?

Huyệt Chương Môn là huyệt đạo thứ 13 thuộc Túc Quyết âm Can kinh. Huyệt còn được gọi với một số tên khác như Trường Bình, Lặc Liệu, Quý Lặc. Theo từ điển, “chương” có ý nghĩa sáng sủa, phân minh; còn “môn” có ý nghĩa là cửu. Trong khi đó, huyệt là hôi của tạng và là cửu của 5 tạng cho khí xuất nhập. Vì vậy, huyệt có tên là Chương Môn.

Huyệt Chương Môn là huyệt vị thứ 13 thuộc Túc Quyết âm Can kinh
Huyệt Chương Môn là huyệt vị thứ 13 thuộc Túc Quyết âm Can kinh

Hiểu theo nghĩa khác, Chương Môn là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể của cơ người. “Chương” được hiểu là vật cản, còn “môn” nghĩa là khai phá, thông thoáng. Quyển Trung y cương mục từng giải thích, vì huyệt nằm ở vị trí giao hội của Tạng và hỗ trợ chi phối lưu thông khí ra, vào của 5 tạng nên có tên là Chương Môn.

Xác định vị trí huyệt Chương Môn thế nào?

Nằm ở đầu xương sườn tự do thứ 11, mọi người có thể dễ dàng xác định vị trí của huyệt đạo này bằng cách sau:

  • Người bệnh nằm nghiêng, co khuỷu tay và hai tay đặt dọc cạnh sườn.
  • Vị trí đầu nhọn của khuỷu tay đồng thời là vị trí xương sườn số 11 tại phần ngực, cũng là huyệt Chương Môn.
Huyệt nằm ở đầu xương sườn thứ 11
Huyệt nằm ở đầu xương sườn thứ 11

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xác định vị trí huyệt bằng cách dóng theo vị trí ngang rốn, tìm đến huyệt Đại Hoành. Chương Môn nằm ở phía ngoài huyệt Đại Hoành khoảng 2 tấc, vị trí đầu xương sườn và dưới bờ sườn.

Theo giải phẫu, huyệt bị chi phối bởi cơ chéo to và cơ chéo nhỏ trên bụng, cơ ngang bụng, phúc mạc, đại tràng, đầu xương sườn thứ 11… Thần kinh chi phối huyệt gồm thần kinh vận động cơ có 6 dây thần kinh gian sườn, dây thần kinh bụng sinh dục.

Những công dụng của huyệt Chương Môn

Giống như các huyệt đạo khác trên cơ thể, huyệt Chương Môn cũng có những tác động nhất định đối với sức khoẻ. Khi tác động lực lên huyệt có một số tác dụng đối với sức khoẻ như:

  • Giúp giảm các triệu chứng của cơn đau thắt lưng, đau cạnh sườn, đau ngực.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hoá như sôi bụng, đái đục, đau thắt lưng, đầy bụng…
  • Tác động đúng cách vào huyệt Chương Môn có ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là giảm các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu…
  • Bên cạnh đó, huyệt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh tiêu hoá kém, viêm gan, viêm lách, ỉa chảy, đau xương sườn.
  • Không chỉ vậy, huyệt còn giúp tán hàn khí không tốt cho sức khoẻ ở ngũ tạng.

Ngoài ra, huyệt Chương Môn có thể phối cùng một số huyệt đạo khác để tăng khả năng hỗ trợ điều trị:

  • Phối cùng huyệt Chi Câu và Uyên Dịch: Giúp điều trị mụn nhọt, mã đao.
  • Phối huyệt Dương Giao, Thạch Môn: Có tác dụng trị khí nghịch lên, bồn chồn.
  • Kết hợp huyệt Thái Bạch: Giúp trị táo bón, khó tiêu.
  • Phối cùng huyệt Cách Du, huyệt Liệt Khuyết, Tam Tiêu Du, huyệt Thận Du và một số huyệt đạo khác: Trị chứng tiểu ra máu.
  • Nếu phối cùng huyệt Thứ Liêu: Có thể điều trị eo đau do vận động sai cách hay quá mức.
  • Phối cùng huyệt Cách Du, Thượng Quản: Hỗ trợ trị nôn thức ăn, trào ngược dạ dày,…
  • Phối cùng huyệt Trung Quản: Giúp trị bỉ khí lâu ngày không tiêu ở trẻ em.
  • Kết hợp huyệt Tỳ Du, huyệt Túc Tam Lý hoặc Thiên Xu: Để trị viêm mạn.
  • Phối Bỉ Căn, huyệt Kỳ Môn, huyệt Vị Du: Hỗ trợ trị giun móc, lách sưng.
Huyệt có nhiều tác dụng với sức khỏe
Huyệt có nhiều tác dụng với sức khỏe

Cách châm cứu huyệt Chương Môn hỗ trợ trị bệnh

Để huyệt Chương Môn phát huy hiệu quả trong việc chữa bệnh, y học cổ truyền sử dụng phương pháp châm cứu. Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách, thao tác bởi bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật tốt về y học cổ truyền.

Hướng dẫn cách châm cứu

Cách châm cứu huyệt Chương Môn như sau:

  • Trước hết, xác định chính xác vị trí huyệt đạo trước khi thực hiện châm cứu
  • Sau đó, châm kim thẳng hoặc xiên kim châm vào vị trí huyệt với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn.
  • Tiến hành cứu khoảng 3 – 5 tráng và ôn cứu khoảng 5 – 10 phút, tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân.

Những lưu ý cần nhớ trong quá trình châm cứu

Để phương pháp châm cứu huyệt đạt hiệu quả cao và an toàn với sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không châm cứu huyệt quá sâu vì có thể ảnh hưởng đến gan hoặc lá lách.
  • Bệnh nhân nên nằm yên và cảm nhận cảm giác của cơ thể, khi thấy có triệu chứng bất thường phải báo ngay cho bác sĩ.
  • Trước khi châm cứu, bệnh nhân không nên ăn quá no để tránh nôn ói, cũng không nên nhịn đói vì dễ vượng châm.
  • Trong quá trình châm cứu, người bệnh cần thư giãn, thả lỏng cơ thể và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tùy theo từng phương pháp châm cứu cụ thể mà thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân kiêng cữ sau khi trị liệu.
  • Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần ăn uống cân bằng các yếu tố dinh dưỡng giữa lipd, glucid, chất xơ…Nên tăng thêm rau, củ, quả giàu vitamin và canxi.
  • Một liệu trình châm cứu thường kéo dài khoảng nửa tháng. Mỗi ngày châm cứu 1 lần. Lưu ý, thời gian này không cố định. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có liệu trình phù hợp. Do đó, điều quan trọng là người bệnh phải kiên trì.
  • Tuyệt đối không châm cứu ở huyệt đạo vùng bụng, rốn hay núm vú.
 Không nên châm cứu sâu, dễ ảnh hưởng đến gan và lá lách
Không nên châm cứu sâu, dễ ảnh hưởng đến gan và lá lách

Nếu tác động đúng cách, huyệt Chương Môn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, hay giảm các cơn đau… Khi châm cứu, không được châm quá sâu do có thể gây ra các tổn thương với gan hoặc lách.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh