Huyệt Cự Khuyết: Vị trí, Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Áp Dụng

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Huyệt Cự Khuyết là huyệt nằm ở vùng bụng, ngực của cơ thể. Đây là huyệt vị có nhiều tác dụng chữa bệnh như cải thiện tình trạng buồn nôn, chữa các bệnh dạ dày, tim mạch, giảm bất an,… Vậy cách xác định huyệt và tác động huyệt chữa bệnh thế nào?

Huyệt Cự Khuyết là gì? Vị trí chính xác ở đâu?

Huyệt Cự Khuyết là huyệt vị thuộc Linh Khu 10, còn được biết đến với tên gọi Juque. Huyệt năm ở số 14 của Nhâm Mạch, vị trí luồng khí từ Tâm hợp giao với mạch Nhâm.

Theo Đông y, Cự Khuyết được coi là “cung điện của trái tim”. Đó là bởi nó là cửa ngõ Tâm khí đi vào được tim. Ví trí của huyệt nằm dưới Cưu Vĩ, cách 1 tấc so với Pháp Uy, huyệt Giáp Ất, Đại Thành và huyệt Đồng Nhân.

Huyệt Cự Khuyết được coi là "cung điện của trái tim".
Huyệt Cự Khuyết được coi là “cung điện của trái tim”.

Để xác định huyệt bạn tìm vùng trung gian giữa ngực và bụng. Đo thẳng từ rốn lên trên tới xương ức, huyệt nằm ở vị trí 6/8 từ rốn lên hoặc 2/8 từ xương ức xuống. Vị trí huyệt Cực Khuyết cũng chính là điểm giao nhau của hai bờ sườn.

Công dụng của huyệt Cự Khuyết là gì?

Cự Khuyết huyệt rất được coi trong trong Đông y bởi nó mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong đó phải kể tới:

  • Cải thiện các tình trạng buồn nôn, nôn liên tục.
  • Đẩy lùi các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi,…
  • Giảm các triệu chứng tim yếu như đau ngực, hồi hộp.
  • Giúp phụ nữ mang thai hồi phục sức khoẻ trong trường hợp thai nằm lệch, thai dồn lên cao gây chèn ép tim, khó thở,…
  • Có tác dụng cấp cứu với các trường hợp hệ miễn dịch yếu, thường xuyên ngất xỉu.
  • Hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề thần kinh như trầm cảm, đãng trí, lo âu, hay quên.

Cách châm cứu – bấm huyệt Cự Khuyết chữa bệnh

Để phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt, bạn có thể châm cứu hoặc bấm huyệt. Cách thực hiện như sau:

Bấm huyệt

Trước khi tiến hành bấm huyệt, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ. Sau đó xoa tay vào nhau cho nóng lên trong vòng 5 phút rồi tiếp tục thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Tìm vị trí Cự Khuyết huyệt trên cơ thể.
  • Bước 2: Dùng ngón tay ấn vào huyệt với một lực vừa phải. Vừa ấn vừa day trong vòng 1 phút. Khi ấn, bạn không nên sử dụng lực quá mạnh. Hãy đảm bảo không cảm thấy đau nhức, khó chịu khi day ấn.
  • Bước 3: Massage khu vực xung quanh huyệt đạo để kết thúc bài bấm huyệt.
Day ấn huyệt từ từ với lực vừa phải
Day ấn huyệt từ từ với lực vừa phải

Châm cứu

Châm cứu cũng là cách đả thông kinh mạch hiệu quả. Tuy nhiên, để châm cứu hiệu quả, bạn cần nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, chuyên gia bởi không phải ai cũng có khả năng châm cứu. Cách thực hiện châm cứu huyệt như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí Cự Khuyết huyệt.
  • Bước 2: Châm kim theo chiều thẳng đứng vào huyệt, châm sâu 0.5 – 2 thốn.
  • Bước 3: Châm cứu trong thời gian 15 – 20 phút tuỳ theo thể trạng của mỗi người.

Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt

Để ứng dụng Cự Khuyết vào chữa bệnh hiệu quả, khi châm cứu, bấm huyệt vị này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần châm đúng vị trí huyệt bởi huyệt Cự Khuyết nằm gần gan, nếu châm quá sâu có thể gây chảy máu trong.
  • Với các trường hợp đau thắt ngực, vùng tim, có thể kết hợp huyệt Cự Khuyết với huyệt Thông Lý, Tam Du, Khích Môn để đạt hiệu quả tối đa.
  • Không thực hiện châm cứu cho người bị bệnh mãn tính, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
  • Nên chọn địa chỉ châm cứu, bấm huyệt uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để thực hiện châm cứu, bấm huyệt hiệu quả nhất.
  • Bên cạnh bấm huyệt, cần kết hợp thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để cải thiện sức khoẻ, nâng cao hiệu quả châm cứu, bấm huyệt.
Cần cẩn trọng khi tác động huyệt chữa bệnh
Cần cẩn trọng khi tác động huyệt chữa bệnh

Huyệt Cự Khuyết có vai trò quan trọng với cơ thể và giúp mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Vì thế, hãy tận dụng huyệt vị này một cách hiệu quả nhất. Lưu ý, để huyệt phát huy tác dụng chữa bệnh, bạn cần kiên trì day ấn, châm cứu trong vòng ít nhất 1 tháng. Nếu băn khoăn bản thân có bấm huyệt được hay không, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh