Huyệt Đại Lăng: Vị trí, tác dụng và cách tác động huyệt trị bệnh

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Trong cơ thể con người có đến hàng trăm huyệt phân bổ ở các vị trí khác nhau và mỗi huyệt có có công dụng riêng. Trong đó huyệt Đại Lăng nằm ở cổ tay là huyệt vị có vai trò rất quan trọng. Để hiểu hơn về huyệt này bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Huyệt Đại Lăng là huyệt gì?

Tên huyệt: Đại Lăng.

Giải nghĩa: Theo Trung Y Cương Mục, huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy được gọi là Đại Lăng.

Tên Khác: Huyệt Nguyên, huyệt Du.

Xuất Xứ: Thiên “Bản Du” (LKhu.2).

Đặc Tính:

  • Là huyệt thứ 7 trong kinh Tâm Bào.
  • Thuộc hành Thổ, huyệt Tả.
  • Là một trong “Thập Tam Quỷ Huyệt: (Quỷ Tâm) dùng điều trị bệnh tâm thần.

Huyệt Đại Lăng ở đâu?

Vị trí huyệt đại lăng: Nằm ở chỗ lõm giữa hai đường gân sau bàn tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

Cách xác định huyệt: Huyệt ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé. Hoặc có thể xác định bằng cách gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu thì đó là huyệt.

Hình ảnh huyệt Đại Lăng trên cổ tay
Hình ảnh huyệt Đại Lăng trên cổ tay

Chú ý: Vị trí huyệt Đại Lăng rất dễ nhầm với huyệt Thần Môn do 2 huyệt này nằm ngay cạnh nhau và rất khó xác định nếu không thực sự am hiểu.

Giải Phẫu:

  • Dưới da vùng huyệt là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé. Ở sâu bên trong là khe giữa gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung ngón tay nông và sâu cùng khe khớp cổ tay.
  • Thần kinh vận động cơ tại vị trí huyệt là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
  • Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.

Công dụng của huyệt Đại Lăng

Tác dụng:

  • Tại chỗ: Đau nhức cổ tay, lòng bàn tay nóng.
  • Theo kinh: Khuỷu tay co, đau vùng tim, đau tại sườn ngực, tâm phiền,…
  • Toàn thân: Nôn, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, cười mãi không hết, tâm trí dễ sợ hãi, bệnh nhiệt, mất ngủ,…

Cách ứng dụng huyệt trong điều trị bệnh lý thường gặp:

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, stress, áp lực: Nếu trong cuộc sống tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi kéo dài có thể thực hiện bấm huyệt Đại Lăng để điều trị. Khi tác động vào huyệt giúp cơ thể có khả năng ổn định tinh thần, giúp người bệnh cân bằng cảm xúc và tránh suy nghĩ tiêu cực.
  • Hạ sốt, chữa cảm mạo, giảm nhiệt trong cơ thể, phòng tránh co giật do sốt cao: Khi người bệnh có dấu hiệu này bác sĩ/ chuyên gia sẽ bấm vào huyệt đạo để điều trị. Kiên trì thực hiện bấm huyệt hàng ngày tình trạng bệnh sẽ suy giảm và không bị diễn tiến nặng hơn.
  • Chữa những bệnh lý về xương khớp ở tay: Đau tay, đau vai gáy, viêm khớp tay,…

Tay là bộ phận thường xuyên phải vận động với cường độ cao do đó dễ mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp,… Các bệnh lý này nếu không được điều trị có thể khiến tay bị đau nhức, khả năng cầm nắm kém, thậm chí là dẫn đến liệt chi.

Do đó, để giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt Đại Lăng thường xuyên.

Bấm huyệt thường xuyên giúp giảm triệu chứng bệnh xương khớp ở tay rất hiệu quả
Bấm huyệt thường xuyên giúp giảm triệu chứng bệnh xương khớp ở tay rất hiệu quả

Ngoài ra, khi tác động lên huyệt Đại Lăng còn giúp giảm tình trạng nôn, chướng bụng, khó tiêu hóa, đau tim, đau sườn ngực,…

Cách phối huyệt trị bệnh trong sách y học cổ truyền

Huyệt Đại Lăng có thể phối với nhiều huyệt để tăng hiệu quả giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa nguy cơ bị biến chứng nặng hơn. Một số cách phối huyệt mang lại hiệu quả cao được ghi lại trong sách y học cổ truyền gồm:

  • Phối với huyệt Thiên Lịch (Đại trường.6) trị họng tê hoặc ra mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).
  • Phối với huyệt Thiếu Phủ (Tm.8) trị ho, hen suyễn (Tư Sinh Kinh).
  • Phối với huyệt Khích Môn (Tâm bào.4) trị tình trạng nôn ra máu (Tư Sinh Kinh).
  • Phối với huyệt Thượng Quản (Nh.13) trị tình trạng tim đau (Tư Sinh .Kinh).
  • Phối với huyệt Dũng Tuyền (Th.1), Hợp Cốc (Đại trường.4), Nội Quan (Tâm bào.6), Thập Tuyên và Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Xích Trạch (Phế 5) trị chứng hụt hơi, hơi thở ngắn (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Đản Trung (Nh.17), Trung Quản (Nh.12) trị ho nghịch lên và ợ hơi (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu ra máu (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Khúc Trạch (Tâm bào.3), Nội Quan (Tâm bào.6) trị đau nhức tại khu vực tim, ngực (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt A Thị Huyệt, Du Phủ (Th.27), Đản Trung (Nh.17), Thiếu Trạch (Tr.1) và Ủy Trung (Bàng quang.40) trị tình trạng nhũ ung (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Bách Lao + Thủy Phân (Nh.9) và Ủy Trung (Bàng quang.40) trị tình trạng trúng nắng (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Chi Câu (Tam tiêu.6), Ngoại Quan (Tam tiêu.5) trị đau bụng do bí kết (Ngọc Long Ca).
  • Phối với huyệt Cự Khuyết (Nh.14), Đản Trung (Nh.17), Hạ Quản (Nh.10), Tâm Du (Bàng quang.15), Thượng Quản (Nh.13), Trung Khôi, Trung Quản (Nh.12), Túc Tam Lý (Vị 36), Tỳ Du (Bàng quang.20) và Vị Du (Bàng quang.21) trị ngũ ế và ngũ cách (Y Học Cương Mục).
  • Phối với huyệt Tam Âm Giao (Tỳ 6), Trung Quản (Nh.12) điều trị bỉ khối đau tức (Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối với huyệt Ngoại Quan (Tâm bào.5), Phế Du (Bàng quang.13), Thận Du (Bàng quang.23), Thượng Quản (Nh.13), Tỳ Du (Bàng quang.20) trị hư lao có dấu hiệu thổ huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối với huyệt Lao Cung (Tâm bào.8), Khúc Trì (Đại trường.11), Kiên Trinh (Tiểu trường.9), Phong Môn (Bàng quang.12) trị phong chẩn gây lở loét (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Nội Quan (Tâm bào.6) và Thiếu Phủ (Tm.8) trị bệnh mất ngủ, thấp tim (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt Ấn Đường, Bá Hội (Đc.20), Thái Khê (Th.3) trị chứng mất ngủ (Châm Cứu Đại Thành).

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh

Cách bước thực hiện châm cứu, bấm huyệt Đại Lăng điều trị bệnh được thực hiện như sau:

Cách bấm huyệt 

Các bước bấm huyệt chuẩn xác mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Người bệnh chọn một tư thế bấm thật thoải mái nhất (có thể nằm ngửa trên giường hoặc ngồi thẳng lưng dựa vào ghế) đồng thời giữa tinh thần thoải mái nhất.
  • Người thực hiện xác định chính xác vị trí của huyệt trên cổ tay để tránh bấm nhầm vào vị trí huyệt đạo khác.
  • Sau đó dùng lực đầu ngón tay cái bấm vào huyệt đạo theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 3 phút. Tiếp theo dừng lại khoảng 30 giây và đổi sang bấm huyệt ở tay còn lại.
  • Việc bấm huyệt Đại Lăng để chữa bệnh nên thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần để hiệu quả mang lại tốt nhất.

Người bệnh có thể hoàn toàn có thể tự áp dụng cách bấm huyệt này để điều trị bệnh tại nhà nếu như nắm rõ kiến thức về huyệt vị và cách day bấm.

Cách châm cứu

Châm cứu là cách dùng kim châm qua da để tác động lên huyệt vị giúp mang lại hiệu hiệu quả giảm triệu chứng bệnh. Do đó khi thực hiện các động tác yêu cầu kinh nghiệm và độ chính xác cao hơn.

Châm cứu huyệt Đại Lăng đúng cách triệu chứng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng
Châm cứu huyệt Đại Lăng đúng cách triệu chứng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng

Cách thực hiện: Châm thẳng khoảng 0, 3 – 0, 5 thốn, nếu trị khớp xương cổ tay thì châm xiên. Cứu trong khoảng 1 – 3 tráng và ôn cứu từ 3 – 5 phút.

Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao và phòng ngừa biến chứng, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để thực hiện châm cứu.

Lưu ý khi tác động lên huyệt Đại Lăng

Huyệt Đại Lăng là một trong những huyệt đạo quan trọng trong đường kinh của con người. Do đó, khi tiến hành châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh cần chú ý:

  • Người bệnh cần thực hiện đúng thao tác và kiên trì hàng ngày mới mang lại hiệu quả cao.
  • Người bệnh không nên lạm dụng châm cứu bấm huyệt quá nhiều, bởi phương pháp này chỉ giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện và giúp phục hồi chức năng. Đối với trường hợp đau nhức do bệnh lý xương khớp để điều trị khỏi triệu chứng cần kết hợp dùng các loại thuốc điều trị.
  • Trong quá trình tác động lên huyệt vị, nếu thấy những biểu hiện lạ hay chóng mắt, hoa mặt, mạch đập nhanh,… cần dừng thực hiện và để bác sĩ kiểm tra trước khi tiếp tục điều trị bằng cách này.

Huyệt Đại Lăng là huyệt vị rất quan trọng, nhất là chi cánh tay. Chính vì vậy, bạn nên hiểu rõ về huyệt vị để có thể vận dụng bảo vệ sức khỏe khi cần thiết.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh