Huyệt Đại Trữ: Vị trí, tác dụng và cách xác định

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Huyệt Đại Trữ là huyệt vị quan trọng trong hệ thống 108 huyệt trên cơ thể con người. Vậy, vị trí, tác dụng và cách xác định huyệt Đại Trữ ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi các thông tin về huyệt vị này trong bài viết ngay sau đây.

Huyệt Đại Trữ là gì? Vị trí huyệt Đại Trữ

Tên Huyệt: Đại Trữ.

Giải nghĩa tên huyệt:

  • “Đại” có nghĩa là rộng lớn.
  • “Trữ” có nghĩa là cửa chớp.

Đại Trữ ý chỉ đến đốt sống ngực thứ nhất trên cơ thể người. Vào thời phong kiến, đốt sống này còn được gọi với cái tên là “trữ cốt” hay “xương cửa chớp”. Hay theo sách Trung Y Cương Mực xưa, Đại Trữ còn được hiểu là huyệt vị nằm ở vị trí rất cao ở lưng, mà lại nằm ở ngay vùng trữ cốt.

Vị trí huyệt Đại Trữ trong hệ kinh mạch:

  • Đại Trữ là huyệt vị thứ 11 của Bàng Quang Kinh.
  • Là hội huyệt của 3 mạch kinh: Mạch đốc, Thủ thiếu dương và Chính thủ thái dương.
  • Đây là một trong bốn huyệt giúp hạ nhiệt ở vùng ngực và có giúp giải phóng dương khí ở cơ thể (thanh nhiệt).
  • Là một “cốt hội” (hội huyệt của xương) đồng thời là “biệt lạc” thuốc Mạch Đốc.

Cách xác định huyệt Đại Trữ

Huyệt Đại Trữ rất dễ xác định, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Huyệt đạo này nằm hai bên xương sống, phía dưới đốt sống thứ nhất, đo ngang ra 1,5 thốn.

Hay theo lý luận Đông y, huyệt Đại Trữ là điểm giao nhau của đường ngang đi qua mỏm gai đốt sống lưng 1,5 tấc và đường thẳng ngoài Đốc Mạch.

Hình ảnh huyệt Đại Trữ
Hình ảnh huyệt Đại Trữ

Trong giải phẫu học hiện đại:

  • Nằm phía dưới da là cơ thang, cơ thoi (hay cơ trám), cơ gối cổ, cơ cổ dài, cơ lưng dài, cơ đầu dài, cơ sau – trên răng bé, cơ gai cổ, cơ gai đầu và cơ sườn – ngang rồi vào trong phổi.
  • Da thuộc vùng huyệt vị này được chi phối bởi tiết đoạn của dây thần kinh C8.
  • Cơ vận động thần kinh là cơ sọ não số 11 của nhánh dây thần kinh, dây thần kinh ngang sườn và dây thần kinh đốt sống lưng, nhánh cánh tay đám rối và nhánh cổ sâu đám rối.

Tác dụng của huyệt trong chữa bệnh

Nhờ nằm ở vị trí nơi giao nhau của Mạch đốc, Thủ thiếu dương và Chính thủ thái dương nên huyệt đạo này có rất nhiều tác dụng trong việc trị liệu.

Cụ thể như:

  • Khu phong tà: Tác động vào huyệt Đại Trữ giúp phong tỏa tà khí bên trong để cơ thể được thanh khiết tự nhiên và không còn chịu tác động tiêu cực của bị các độc tố bên ngoài.
  • Thư cân: Giúp thư giãn các cơ, tĩnh mạch và kinh lạc của cơ thể. Từ đó mà kích thích điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể trong quá trình vận động.
  • Giải nhiệt ở phần Biểu: Giúp loại bỏ nhiệt tà và hàn tà ra khỏi cơ thể để giải biểu, làm ra mồ hôi. Từ đó có tác dụng làm giảm đau đầu, thúc đẩy quá trình sởi mọc đậu, ban chẩn.

Nhờ vậy, các thầy thuốc có thể ứng dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp như:

  • Trị bệnh tại chỗ: Nghẹo cổ, cứng cổ vai gáy, đau nhức thắt lưng do thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Khi day ấn huyệt hoặc châm cứu đạo vào huyệt đạo này sẽ có tác dụng tức thì đối với tình trạng vẹo cổ hay đau cứng cổ vai gáy. Vì khi được kích thích và khai thông, các cơ vùng cổ sẽ được thư giãn và giải tỏa áp lực đè nén lên chúng.
  • Trị bệnh toàn thân: Sốt không ra mồ hôi, nhiễm hàn, cảm phong, ho, nhức xương. Thầy thuốc tác động vào huyệt Đại Trữ sẽ giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giúp cơ thể phát tiết ra mồ hôi độc, trị ho, sốt và đau lưng một cách nhanh chóng.
Tác động vào huyệt Đại Trữ giúp cơ thể nhanh chóng toát mồ hôi, trị ho, sốt, đau lưng,...
Tác động vào huyệt Đại Trữ giúp cơ thể nhanh chóng toát mồ hôi, trị ho, sốt, đau lưng,…

Ngoài ra, theo một số y văn cổ, việc phối huyệt Đại Trữ với một số huyệt đạo khác trên cơ thể có thể sẽ giúp tăng khả năng trị bệnh lên vài phần. Tuy nhiên, cần thực hiện một cách chính xác và đúng kỹ thuật.

  • Theo Thiên Kim Phương, phối Tâm Du (Bàng quang.25) trị vùng ngực uất.
  • Theo Bị Cấp Thiên Kim Phương, phối Cách Du (Bàng quang.17), Can Du (Bàng quang.18), Đào Đạo (Đc.13), Ngọc Chẩm (Bàng quang.9) và Tâm Du (Bàng quang.15) trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh, sợ lạnh.
  • Theo Tư Sinh Kinh, phối Cách Quan (Bàng quang.46) và Thủy Phân (Nh.9) trị 2 bên lưng đau cứng.
  • Theo Tư Sinh Kinh, phối Kinh Cốt (Bàng quang.64) trị cổ gáy cứng.
  • Theo Tịch Hoằng Phú, phối Trường Cường (Đc.1) trị sán khí.
  • Theo Trữu Hậu, phối Khúc Tuyền (C.8) trị phong thấp, nuy quyết.
  • Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Phế Du (Bàng quang.13), Phong Môn (Bàng quang.12) và Phong Trì (Đ.20) trị cảm.
  • Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Cân Súc (Đc.8), Chí Dương (Đc.9), Dương Quan (Đc.3), Đại Chùy (Đ.14) và Thân Trụ (Đc.12) trị viêm cột sốt do phong thấp.
  • Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Đản Trung (Nh.17), Phong Long (Vị 40) trị suyễn.
  • Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Khổng Tối (Phế 6), Phế Du (Bàng quang.13) và Trung Phủ (Phế 1) trị phổi viêm.
  • Theo Trung Hoa Châm Cứu Học, phối Gian Sử (Tâm bào.5), Hợp Cốc (Đại trường.4), Liệt Khuyết (Phế 7), Tam m Giao (Tỳ 6) và Trung Quản (Nh.12) trị thấp ôn.
  • Theo Châm Cứu Học Thủ Sách, phối Cách Du (Bàng quang.15), Kiên Ngoại Du (Tiểu trường.14), Kiên Trung Du (Tiểu trường.15), Phế Du (Bàng quang.13), Tâm Du (Bàng quang.15) và Thân Trụ (Đc.12) trị gân cơ bị phong thấp gây đau nhức.

Các phương pháp tác động huyệt để chữa bệnh

Bấm huyệt hay châm cứu khi thực hiện đúng kỹ thuật và thao tác thì mới mang lại hiệu quả tối ưu. Do đó, khi tác động lên huyệt vị để trị bệnh, cần thực hiện theo đúng các hướng dẫn sau đây:

Cách châm cứu huyệt Đại Trữ

Khi châm cứu cần thực hiện như sau:

  • Châm kim xiên, hướng mũi kim về phía đốt sống sâu 0, 5 – 0, 8 thốn – cứu 3-5 tráng – ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.
Châm cứu, bấm huyệt nên được thực hiện tại những cơ sở có chuyên môn
Châm cứu, bấm huyệt nên được thực hiện tại những cơ sở có chuyên môn

Lưu ý:

  • Phần da này rất nhạy cảm nên khi châm không được để thẳng góc kim vì có thể xuyên qua xương vào nội tạng làm ảnh hưởng sức khỏe.
  • Châm cứu có thể xảy ra một số tai biến. Do vậy, không nên thực hiện tại nhà mà người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín.

Cách bấm huyệt Đại Trữ

Cách bấm huyệt Đại Trữ được thực hiện theo các bước như sau:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt rồi dùng ngón tay cái ép mạnh lên huyệt vị đến khi đạt cảm giác tê tức tại huyệt.
  • Ngón tay vừa thực hiện ép vừa day đều theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần ép kéo dài ít nhất 5 giây rồi ngừng lại trong 3 giây.
  • Quá trình thực hiện liên tục trong khoảng 2 phút thì kết thúc, khi đó người bệnh sẽ cảm nhận ngay được hiệu quả.

Lưu ý khi tác động lên huyệt Đại Trữ

Một số lưu ý khi điều trị bệnh bằng cách châm cứu hoặc bấm huyệt Đại Trữ là:

  • Cần xác định chính xác huyệt đạo trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị liệu nào. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh không nên tự ý thực hiện mà nên tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn để được hướng dẫn chính xác nhất.
  • Tuyệt đối không châm cứu lên huyệt đạo nếu vùng da đó có dấu hiệu bị tổn thương, lở loét hoặc chảy máu.
  • Không nên thực hiện châm cứu khi đang quá no hoặc quá đói vì có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây tổn thương cho cơ thể.
  • Trong quá trình trị liệu, người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích chứa cồn khác. Nên kết hợp việc châm cứu, bấm huyệt với chế độ sinh hoạt khoa học để đẩy nhanh quá trình trị bệnh.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định tác động vào bất cứ huyệt vị nào trên cơ thể.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về vị trí, các xác định cũng như tác động vào huyệt Đại Trữ để trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách thực hiện chính xác nhất, tránh gây những tác động không đáng có đến sức khoẻ.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh