Huyệt Định Suyễn: Vị Trí, Công Dụng Và Các Lưu Ý Khi Day Bấm

Ngày đăng: 31/01/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt định suyễn là một trong những huyệt đạo quan trọng trong cơ thể, có thể giúp điều trị các bệnh lý ho, suyễn hoặc bệnh khí quản hiệu quả. Hiện nay rất nhiều người đã tận dụng huyệt đạo này và điều trị bệnh thành công. Việc hiểu rõ thông tin về huyệt đạo sẽ giúp mang lại kết quả chữa bệnh hiệu quả, chính xác nhất, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Huyệt định suyễn là gì, vị trí và công dụng ra sao?

Huyệt định suyễn là huyệt đạo có liên hệ mật thiết tới cơ quan khí quản, vì vậy, các thầy thuốc Y học cổ truyền cho rằng khi người bệnh mắc các chứng hen suyễn, ho kéo dài hoặc viêm phế quả, nhất định cần quan tâm tới huyệt đạo này.

Huyệt định suyễn là huyệt đạo quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe
Huyệt định suyễn là huyệt đạo quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, chứng ho, hen phế quản xuất phát do tình trạng suy hư ở 3 tạng Phế, Thận và Tỳ. Trong đó, Phế là nơi cuối cùng đàm lưu cữu phát bệnh, có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và mức độ mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, cần tác động tới các huyệt đạo đặc hiệu để điều tiết chức năng các tạng, ích Phế, Thận và Tỳ, trong đó có huyệt định suyễn.

Tên gọi của huyệt vị này được Y học cổ truyền lý giải như sau:

  • Định trong từ “bình định, an định”.
  • Suyễn là tên gọi chung chỉ chứng ho, suyễn.

Như vậy, tên gọi của huyệt được đặt tên dựa theo công dụng bình suyễn, chỉ khái, khắc phục chứng ho, suyễn, bệnh phế quản.

Đặc tính của huyệt

Huyệt định suyễn có xuất xứ từ châm cứu học Thượng Hải, là một trong những huyệt mới được phát hiện. Y học đã chứng nhận huyệt đạo này có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh lý cho người bệnh. Huyệt cũng rất dễ xác định, nằm trên bề mặt cơ thể, không thuộc đường tuần hành của 12 đường kinh chính nên huyệt còn được gọi là huyệt kỳ kinh.

Huyệt định suyễn nằm trên khu vực lưng của người bệnh
Huyệt nằm trên khu vực lưng của người bệnh

Vị trí huyệt Định Suyễn

Huyệt định suyễn nằm ở phía trên lưng, bên dưới đốt sống cổ thứ 7, các sang ngang khoảng 0,5 thốn. Để lấy được chính xác huyệt cũng khá dễ dàng, người bệnh chỉ cần nằm sấp hoặc ngồi cúi đầu, huyệt sẽ ở chính giữa sau lưng người bệnh.

Những công dụng của huyệt vị với sức khỏe

Huyệt định suyễn là huyệt đạo quan trọng, thường được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh và đã ghi nhận nhiều hiệu quả tích cực với sức khỏe, điển hình như:

  • Huyệt giúp chỉ khái, bình suyễn, thông tuyên lý phế.
  • Điều trị chứng viêm phế quản cũng như hen phế quản, giúp nâng cao chức năng tạng phế và tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
  • Chủ trị viêm phế quản, ho khan, ho kéo dài nhiều ngày và hen phế quản.
  • Hỗ trợ điều trị các tổn thương ở phần mềm quanh khu vực cổ, vai, gáy.

Bấm huyệt định suyễn giúp điều trị chứng ho khan, <a class=

Cách bấm và châm cứu huyệt định suyễn hiệu quả

Để bấm, châm huyệt định suyễn để điều trị bệnh lý ho, hen, viêm phế quản hiệu quả, người bệnh cần tìm đến địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín, nơi có các thầy thuốc giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực hiện theo đúng cách như sau:

  • Thầy thuốc sử dụng mũi kim châm thẳng hoặc châm mũi kim hướng vào trong, độ sâu khoảng 0,5 – 1 thốn.
  • Bên cạnh châm cứu, thầy thuốc cũng có thể thực hiện giác hơi, cạo gió hoặc xoa bóp tại vị trí huyệt để dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe hiệu quả. Khi được tác động đúng cách, huyệt còn có tác dụng điều trị những sang chấn liên quan đến cổ vai gáy.
  • Ngoài ra, thầy thuốc cũng có thể phối hợp châm, bấm huyệt đạo này kết hợp với các huyệt đạo khác như huyệt toàn cơn, huyệt nội quan, huyệt phong long, huyệt đan trung, huyệt thiên đột để điều trị ho gà, khí quản và hen phế quản hiệu quả.

Có thể thấy rằng huyệt định suyễn là một trong những huyệt đạo quan trọng, có vai trò ảnh hưởng lớn tới sức khỏe hệ hô hấp cũng như toàn bộ cơ thể. Vì vậy, nếu mắc các bệnh về ho, hen, viêm phế quản, bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng cách bấm hoặc châm cứu huyệt đạo này.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh