Huyệt Dưỡng Lão: Vị Trí, Công Dụng Và Hướng Dẫn Châm Cứu

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Huyệt Dưỡng Lão là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể, được Đông y sử dụng để điều trị bệnh rộng rãi. Vậy, huyệt này nằm ở đâu, công dụng chữ bệnh ra sao? 

Huyệt Dưỡng Lão là gì? Vị trí và đặc tính ra sao?

Huyệt Dưỡng Lão được biết đến thông qua một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì cơ thể càng xuất hiện những dấu hiệu lão hóa rõ rệt. Thông thường, người già sẽ gặp chứng mờ mắt, khớp xương không còn linh hoạt và đau nhức.

Trong khi đó, y học đã chứng minh huyệt đạo này có khả năng minh mục và thư cân. Theo đó, huyệt có tên là huyệt Dưỡng Lão. Trong đó, “Dưỡng” mang ý nghĩa là “giúp ích, mang đến các lợi ích khác nhau”, còn “Lão” mang nghĩa “già”.

 Huyệt Dưỡng Lão nằm ở phần lõm trên mắt cá tay
Huyệt Dưỡng Lão nằm ở phần lõm trên mắt cá tay

Huyệt Dưỡng Lão nằm ở chỗ lõm trên mắt cá tay, phía sau cổ tay 1 tấc. Cách lấy huyệt khá đơn giản: Để ngửa bàn tay, huyệt ở khe lõm phía trên cổ tay 1 tấc, tại chỗ tiếp xúc của mỏm xương trụ với đầu xương quay.

Huyệt vị này xuất xứ từ Giáp Ất Kinh và thuộc huyệt đạo thứ 6 trong kinh Tiểu Trường. Theo y học cổ truyền, huyệt này có thể được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý của người cao tuổi.

Công dụng bất ngờ của huyệt Dưỡng Lão

Y học đề cao Dưỡng Lão huyệt bởi công dụng thông lạc, thư cân với khả năng chủ trị một số chứng bệnh như: cổ tay bị đau nhức, tê liệt chi trên, đồng thời chủ trị bệnh lý thần kinh thị giác bị teo hay mờ mắt.

Công dụng chủ yếu của huyệt là làm giảm các triệu chứng đau vai, đau nhức lưng, điếc. Huyệt cũng hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh nhân khó khăn trong đứng ngồi khi cơ năng thoái hóa.

Huyệt Dưỡng Lão giúp giảm các triệu chứng đau nhức vai, lưng
Huyệt Dưỡng Lão giúp giảm các triệu chứng đau nhức vai, lưng

Phương pháp châm cứu huyệt và phối hợp để trị bệnh

Nhờ những công dụng trong điều trị bệnh lý, các thầy thuốc y học cổ truyền đã vận dụng phương pháp châm cứu tại huyệt Dưỡng Lão để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Phương pháp châm cứu được thực hiện bằng cách châm thẳng vào vị trí huyệt, kim sâu từ 0.3 – 0.5 thốn, ôn cứu từ 5 đến 10 phút và cứu thực hiện từ 3 – 5 tráng.

Trong quá trình châm cứu, bệnh nhân cần thả lỏng cơ thể, tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, người bệnh không tự ý châm cứu tại nhà khi không hiểu rõ về huyệt đạo cũng như cách châm cứu. Thay vào đó, hãy lựa chọn phòng khám châm cứu hay bấm huyệt uy tín, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Huyệt Dưỡng Lão có thể phối cùng một số huyệt đạo khác như:

  • Dưỡng Lão huyệt kết hợp cùng huyệt Thiên Trụ có tác dụng trị chứng đau nhức vai, đẩy lùi chứng mờ mắt.
  • Nếu phối cùng huyệt Thân Mạch, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Hoàn Khiêu hay huyệt Côn Lôn giúp cải thiện chứng đau thần kinh hông tọa, đau chân và đau lưng.
  • Để trị nấc hiệu quả, phối Dưỡng Lão cùng huyệt Nội Quan.
  • Phối hợp Dưỡng Lão huyệt với huyệt Tý Trung có thể giảm chứng liệt cổ tay.
  • Nếu phối cùng với thấu Nội Quan, thấu Cực Tuyền và huyệt Kinh Tinh sẽ đẩy lùi chứng đau và viêm quanh khu vực khớp vai.
Khi châm cứu, bệnh nhân cần thả lỏng cơ thể
Khi châm cứu, bệnh nhân cần thả lỏng cơ thể

Lưu ý: Tùy thuộc vào từng thể trạng của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ phối huyệt để điều trị cho phù hợp.

Những lưu ý trong quá trình châm cứu hỗ trợ chữa bệnh

Châm cứu là phương pháp trị liệu phổ biến được nhiều thầy thuốc tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này khá an toàn, song người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất:

  • Trước khi châm cứu, bệnh nhân không nên ăn quá no hoặc nhịn đói, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, phê…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng vì có thể gây căng cứng cơ, ảnh hưởng đến quá trình châm cứu.
  • Bệnh nhân nên dành khoảng 1 – 2 ngày nghỉ ngơi để có thể trạng tốt nhất trước khi tiến hành châm cứu. Đặc biệt, người thể trạng yếu sẽ không được chỉ định áp dụng phương pháp này.
  • Trước khi châm cứu, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên, tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà trong trường hợp cơ địa quá nhạy cảm, mắc tiểu đường, suy hô hấp, bị viêm nhiễm, lở loét…
  • Sau khi hoàn thành quá trình châm cứu, bệnh nhân nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi sức khỏe.
  • Sau khi về nhà, người bệnh vẫn cần tiếp tục nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
  • Trong vài ngày đầu, bệnh nhân không nên vận động mạnh hoặc khiêng vác đồ nặng.
  • Hãy tập luyện các bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng.
  • Để kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bệnh nhân châm cứu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin (đậu nành, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông…), thực phẩm chứa chất chống viêm (dứa, hành tây, nho…), thực phẩm giàu Canxi (ngũ cốc, sữa đậu, cá biển, tôm, cua),…
  • Bệnh nhân châm cứu cần kiêng đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng như thực phẩm giàu protein… Đây là những tác nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Bệnh nhân không được tự ý châm cứu tại nhà
Bệnh nhân không được tự ý châm cứu tại nhà

Hy vọng những thông tin về huyệt Dưỡng Lão trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một huyệt đạo mới. Huyệt vị  này có thể phối hợp rất tốt cùng nhiều huyệt khác trong việc châm cứu nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở người cao tuổi.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh