Huyệt Giáp Tích – châm cứu điều trị các bệnh lý phủ tạng, đau khớp cột sống

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Huyệt giáp tích đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh mạch cơ thể người, giúp điều trị các bệnh lý về đau nhức xương khớp, đường hô hấp, tiêu hóa, các bệnh phụ nữ, v.v… Để biết cách xác định vị trí huyệt vị này ở đâu cùng nhiều thông tin khác, tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vị trí Huyệt giáp tích

Giáp tích hoa đà gồm 17 cặp huyệt, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạch đạo cơ thể người. Vậy Huyệt giáp tích nằm ở đâu? Các huyệt này được phân bố nằm dọc 2 bên cột sống song song với mạch đốc cách ½ đồng thân thốn, từ ngang mỏm gai đốt sống lưng 1 đến ngang mỏm gai đốt sống thắt lưng 5. Một huyệt nằm cách mỏm gai đốt sống ngang ra 0.5 tấc. 

Cách xác định huyệt này bằng tay, người bệnh dùng đầu ngón tay ấn vào vùng lõm giáp nhau giữa 2 đốt sống. Vùng ta sờ thấy được và lồi ra là mỏm gai của các đốt sống.

Các huyệt này được chia làm 3 nhóm: 

  • Giáp tích thượng tiêu: các huyệt từ C2 đến C6 
  • Giáp tích trung tiêu: các huyệt từ D8 đến D12 
  • Giáp tích hạ tiêu: các huyệt từ L1 đến L5 
Sơ đồ hệ thống huyệt giáp tích 
Sơ đồ hệ thống huyệt giáp tích

Theo sự phân bổ của thần kinh cảm giác: 

  • Phía trên bụng (xương bả vai): từ D7-D9
  • Vùng bụng – rốn: D7-D10
  • Vùng mông: từ D12 xuống L1 
  • Vùng bẹn: ở L1-L2
  • Xương đùi trước – giữa – ngoài sau: từ L1 – L3
  • Bên trong xương đùi nằm ở giữa và cạnh ngoài: L4 và L5

Theo sự phân bổ của thần kinh vận động thì: 

  • Cơ xương đòn, cơ cổ: C2 và C3 
  • Cơ nghiêng, cơ hình lang: C5 
  • Cơ vai, cơ quay, cơ nhị đầu: C5, C6
  • Cơ ngực lớn, cơ vận, cơ 3 đầu: C5 C6 ngoài ra còn ở C7, C8
  • Cơ hông lưng: L1 và L2
  • Cơ xương đùi 4 đầu, cơ đùi: L3 và L2
  • Cơ co duỗi đùi: L3, L4 
  • Cơ xương chày, xương mác, cơ nhị đầu đùi, cơ 4 đầu đùi: L4, L5 
  • Cơ co chân, duỗi ngón chân, cơ co ngón chân, cơ xương mác: L5 

Các huyệt này có tác dụng gì?

Hệ thống các huyệt giáp tích có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người. 

Xét về khía cạnh y học truyền thống, các huyệt vị nằm dọc đều 2 bên cột sống và song song với mạch đốc. Các huyệt góp phần hỗ trợ thống lĩnh các kinh dương ở vùng lưng. 

Xét về y học hiện đại, hệ thống huyệt vị này nằm trên sự phân bổ của hệ thần kinh cảm giác và hệ thần kinh vận động. Qua đó, các huyệt này đảm nhận vai trò giúp cơ thể hoạt động và có cảm giác, góp phần tạo ra sự tổng thể thống nhất, thống nhất giữa cơ thể và ngoại cảnh. 

Qua việc nắm được vị trí phân bổ, thầy thuốc có thể đưa ra các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả riêng cho từng nhóm bệnh: 

  • Nhóm huyệt giáp tích từ C2 đến C6 giúp điều trị các nhóm bệnh: nếu áp dụng thủ thuật châm cứu có thể chữa liệt thần kinh ngoại biên VII, gai cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, bướu cổ đơn thuần (loại nhẹ), rối loạn ngôn ngữ, cứng hoặc mỏi cổ, v.v… 
  • Nhóm huyệt vùng ngực được chia ra làm 2 nhóm. Nhóm 1 (huyệt D1 đến D12) để chữa các bệnh về đường hô hấp (ho kéo dài, viêm phế quản, hen suyễn,…), xơ vữa động mạch vành, suy nhược thần kinh, v.v… Nhóm 2 (từ huyệt D9 đến D12) sẽ chữa các bệnh thuộc đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng, viêm loét dạ dày,…), cao huyết áp, hành tá tràng, đau túi mật, v.v… 
  • Nhóm huyệt vùng lưng từ L1 đến L5 giúp điều trị các bệnh: rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, gai cột sống, táo bón, viêm thận, viêm đại tràng, v.v… Riêng 4 nhóm huyệt từ L5 đến S1 còn giúp điều trị các bệnh như khí hư ra nhiều, trĩ, viêm tinh hoàn, v.v…
Châm cứu huyệt giáp tích hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Châm cứu huyệt giáp tích hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Phương pháp châm cứu huyệt giáp tích hoa đà 

Để châm cứu bấm huyệt cho đúng cần phải chẩn đoán trước. Người thực hiện dùng tay ấn hoặc dò lên các huyệt sẽ tìm ra huyệt có độ nhạy cảm cao, qua đó sẽ chẩn đoán được phủ tạng đang mang bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự thực hiện thủ thuật châm cứu. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia, thầy thuốc YHCT có chuyên môn, tay nghề cao. 

Người thực hiện sử phương pháp châm 0,3 đến 0,5 tấc trên huyệt tương ứng. Trong đó:

  • Có thể dùng kim dài hoặc kim thông thường châm theo hướng hơi nghiêng sang ngang, xuống phía dưới cơ lưng rồi châm kim với mức độ mạnh nhẹ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. 
  • Dùng kim hoa mai gò vào huyệt cần châm theo mức độ mạnh nhẹ phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng bệnh. 

Thầy thuốc còn có thể dùng thủ thuật cứu nóng Bổ hoặc Tả tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng thuộc thể hàn hay hư nhược. Thời gian châm cứu trung bình từ 10 đến 15 phút. 

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng được áp dụng. Nên lưu ý trình trạng nặng nhẹ của bệnh nhân mà áp dụng cho phù  hợp. 

Lưu ý, mỗi bệnh nhân đều có thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, do vậy cần căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng các thủ thuật kết hợp cho phù hợp (châm cứu, bấm huyệt, điện châm, thủy châm, giác hơi, v.v… )

Những lưu ý cần biết về các huyệt vị này

Để quá trình châm cứu được chính xác và thuận lợi, tạo điều kiện điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, người thực hiện châm cứu cần lưu ý một số điểm sau:

  • Bệnh nhân không tự ý, châm cứu tại nhà để tránh gặp phải những biến chứng ngoài mong muốn.
  • Trong quá trình chẩn đoán bệnh, người thực hiện cần ấn dò đồng thời các huyệt trên – dưới – cùng bên – đối xứng với huyệt vị đang cần dò. 
  • Khi châm kim hoặc thủy châm cần lưu ý không được châm kim thẳng đứng (góc 90 độ) để tránh cắm vào màng xương gây đau đớn cho bệnh nhân. Người thực hiện cần châm kim nghiêng phía trên – dưới hoặc hướng ra ngoài cạnh cơ lưng. Tuyệt đối không châm kim quá sâu. Thủ thuật châm cứu đạt thành công nhất khi tìm được cảm giác lan tỏa theo liên sườn, cơ thắt lưng. 
Cần nắm rõ một số lưu ý trước khi thực hiện châm cứu, thủy châm cho bệnh nhân
Cần nắm rõ một số lưu ý trước khi thực hiện châm cứu, thủy châm cho bệnh nhân
  • Riêng thủ thuật thủy châm, người thực hiện cần rút ngược lòng ống chích để kiểm tra, nếu có máu thì cần tìm cách châm lại kim chích trước khi bơm thuốc vào. 
  • Tùy theo tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân, bác sĩ có thể chọn châm cứu từ 2-4 huyệt/lần. Châm cho đến khi đắc khí, cảm thấy căng – tức tại chỗ hoặc chạy dọc theo cột sống thì dừng lại. 
  • Với những bệnh nhân có thể trạng yếu, sau khi châm và thủy châm thì hơ nóng bằng ôn cứu điếu ngải, máy sấy tóc để giảm đau và tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Trên đây là một số thông tin về các huyệt giáp tích và công dụng điều trị bệnh riêng của từng nhóm. Mong rằng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm thông tin và sự hiểu biết về nhóm huyệt trên, đồng thời biết được cơ bản bệnh mình đang mang thuộc nhóm nào để có phương pháp điều trị cho phù hợp.

XEM NGAY:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh